Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Trúc lâm


Trúc lâm
 phần 5
VICKYLE·CHỦ NHẬT, 9 THÁNG 12, 2018


A. Ý Nghĩa Và Sự Ra Đời Của Trúc Lâm Thiền Phái .
Theo quan điểm của nhà cháu thì Trúc Lâm xuất hiện không phải do 1 sự phát kiến về tư tưởng hay đột phá về pháp môn tu hành mới, cho dù nó có sự cải cách, thay đổi. Tất nhiên đây là thiển ý của nhà cháu ạ.
Đặt trong bối cảnh lịch sử PG đầy biến động của lịch sử các nước lân bang thì chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của phái Trúc Lâm được cho rằng hợp nhất các dòng phái cổ như Tì Li Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường… là sự việc mang tính hệ thống của thời đại đó chứ ko riêng gì ở cõi Đại Việt .
1. TRUNG QUỐC
- Trung quốc thế kỷ 13-14 thuộc quyền cai trị của đế quốc Nguyên Mông, thời đại Trần Nhân Tông tương ứng với Hốt Tất Liệt (1215- 1294) bên Trung Quốc.
Ban đầu nhà Nguyên trọng dụng 1 đạo sĩ phái Toàn Chân là Khưu xử cơ, từ đó phe đạo giáo của Khưu Xử cơ, Lý Chí Thường đã gây xung đột với Phật giáo, dỡ bỏ nhiều chùa chiền, đưa ra các ngụy thư, tình hình xung đột kéo dài. Hốt Tất Liệt ban đầu cũng tham cứu Thiền Tông Trung Hoa nhưng ko hợp căn cơ nên chuyển sang Mật Tông Tây Tạng, vua bái Bát Tư Ba đại sư phái mũ Trắng Sakya ở Tây Tạng làm thầy, lúc đó phái này đang chưởng quản đại quyền ở Tây Tạng.
- Đại sư Bát Tư Ba đến trung nguyên hoằng pháp, thi tài lý luận thắng các đạo sĩ của phe Lý Chí Thường, các đạo sĩ này thua cuộc phải cạo đầu làm sư, trả lại các chùa chiền đã chiếm đóng, PG trung quốc được tái đề cao.
- Bát Tư Ba được phong Đế sư, ông đứng ra cải cách PG Trung Quốc, cho dùng mẫu chữ của ông sáng chế, dung hòa 2 truyền thống Hán Truyền PG và Tạng truyền PG.
- Cải cách của Bát Tư Ba chấm dứt khi nhà Nguyên sụp đổ, trái với các quan điểm cho rằng sự cải cách này thất bại như của học giả Tuệ sĩ, Nhất hạnh, .. nhà cháu thấy cải cách này vẫn còn tồn tại và đạt được nhiều kết quả. Việc bỏ mẫu chữ Bát Tư Ba trở lại với mẫu chữ Hán là chuyện đương nhiên, nhưng việc dung hòa 2 truyền thống PG Hán , Tạng hay Hiển và Mật thì rõ ràng kết quả còn đến thời nhà Minh. Bằng chứng là vua đầu thời Minh là Thành Tổ bái tổ thứ 4 dòng Karampa Tây Tạng làm thầy và thường xuyên thỉnh về kinh đô giảng pháp, mỗi lần ở lại nhiều năm, sau này cũng vậy. Đến cuối đời Minh, vua Vạn Lịch làm lễ thọ cho mẹ đã xây chùa tháp ở Ngũ Đài Sơn đặc biệt là Vạn Phật Điện, các kiến trúc này toàn là Mật Tông, Kim cang thừa. Qua đây thấy rõ khuynh hướng kết hợp các truyền thống có kết quả và được duy trì mãi về sau.
2. Nhật Bản.
Tại Nhật bản bối cảnh tương tự như Đại Việt và có rất nhiều điểm tương đồng đáng chú ý.
- Thời kỳ này ở nhật gọi là Kumara (1192-1333), được coi là thời hưng thịnh Phật pháp. đây là thời đầu tiên của Mạc phủ, chính quyền quân sự, chính quyền lấy Đại tướng quân làm người thống quốc, đây là sự thay đổi chính trị quan trọng bậc nhất ở Nhật. Chính quyền trọng quân sự này cũng là xu hướng bây giờ ở Mông Cổ, Đại Việt xung quanh.
- Chính quyền mạc phủ samurai cũng tiến hành xây dựng Tân Phật giáo – Phật giáo dành cho giới Samurai .
- Về phần chính trị là vậy, còn về phần tư tưởng thì thời đó có sự ra đi của nhiều đại sư để sáng lập nhiều phái mới.
- Sự truyền bá của “Thiền đốn ngộ” Lâm Tế và “Thiền Tiệm ngộ” Tào Động ở Nhật.
- Phía chính quyền samurai ưa thích thiền Lâm Tế. Thời kỳ này ra đời nhiều tông phái mới nhưng cũng là thời kỳ có sự kết hợp giữa các tông phái. Ông tổ Trà Đạo nổi tiếng của Nhật là thiền sư Minh An Vinh Tây thì cố gắng kết hợp 3 trường phái Thiên Thai Tông, Mật Tông, Thiền Tông. Còn rất nhiều thiền sư khác giai đoạn này phát triển Thiền theo lối kiêm tu với mật ….
Theo nhà cháu bối cảnh Nhật này có tương đồng với đại việt nhất đây, khi mà có người nói Tư tưởng Trúc Lâm quan trọng nhất ở Tuệ Trung Thượng sĩ, nhưng Ngài tuệ Trung thì vẫn là môn đồ, pháp tôn của Thường Chiếu Thiền sư, cái này sư thầy Thích Thanh từ đã nói và đề cao vai trò Thường Chiếu đại sư, nhưng Thường chiếu đại sư thì chẳng phái Lâm Tế hay sao? Cả 2 chính quyền Mạc phủ và Nhà Trần đều có vẻ có duyên với Lâm Tế, ở NhẬT thì Lâm Tế truyền vào công khai còn ở Đại việt thì mới manh nha ở giai cấp quý tộc như Tuệ Trung, Trần Nhân Tông. Chả thế mà tương truyền nói Lâm tế là thiền hợp với quý tộc còn Tào Động thì được dân dã ưa chuộng. Vậy thì cũng như các vị Thanh Từ, Nhất Hạnh tư tưởng Trần Nhân Tông là có sự cải biến nhưng thực chất vẫn là thiền Lâm Tế và chẳng có cách mạng tư tưởng ở Tuệ Trung, Trần Nhân Tông cả, họ chính là các thiền sư rất giỏi của phái Lâm Tế trứ danh.
3. Tây Tạng.
Tây Tạng thời kỳ này gắn liền với Mông cổ và Bát Tư Ba đế sư ở phần 1, tuy nhiên cũng có nét riêng rất đặc sắc.
Đây là thời PG ảnh hưởng đến cuộc sống 1 cách sâu sắc, đến độ chính giáo hợp nhất lần đầu ở phái Sakya, từ đó nguyên thủ quốc gia cũng chính là nhà lãnh tụ tôn giáo, hướng đạo cho toàn dân.
Thời phái Sakya chưởng quản đại quyền là 1236-1354.
Đây là thời kỳ Tây Tạng mới thống nhất sau nhiều năm chia cắt sau pháp nạn do Lãng Đạt Ma chống phá Phật giáo. Một điểm quan trọng giống Đại Việt ghi trong sử sách đó là ban đầu Mông cổ cũng bắt “Dâng các nhà sư”. Sự kiện dâng các nhà sư ở Đại Việt được ghi lại như 1 kiểu hống hách làm khó, nhưng thực ra Hốt Tất Liệt khi đó cũng có ý tham khảo các truyền thống PG, không hợp với Thiền nhưng ông lại quy y với các nhà sư Tây Tạng ban đầu được dâng. Phái Sakya của Tây Tạng thời này được coi là hưng thịnh nhất với Bát Tư Ba, và điểm quan trọng về tư tưởng của Phái này là sự kết hợp 3 thừa Nguyên thủy, Đại Thừa, Kim Cang thừa, phái này vì thế còn gọi là phái của các học giả.
4. Chăm Pa.
Đây là vương quốc có Phật giáo hưng thịnh từ thế kỷ thứ 9, đến thời đại Chê Mân thì sau vài trăm năm phát triển Phật viện Đồng Dương, 1 dạng mô hình của học viện Nalanda Ấn Độ đã phát triển đến mức rực rỡ. Sau khi viện Nalanda không còn do quân Hồi giáo xâm lược năm 1197 thì các viện như kiểu Đồng Dương lại càng hiếm hoi.
Để duy trì vương quyền, Chăm Pa tôn sùng Phật giáo và Bà la môn giáo ngang nhau, đến Chế Mân thì Phật lại càng được đề cao. Trần Nhân Tông thượng hoàng có cùng vài trăm tăng nhân vào kinh đô Chăm Pa ngụ tại Phật Viện Đồng Dương trong 9 tháng để học hỏi. Sau này có ý kiến cho rằng việc pho tượng Điều Ngự để hở vai ở Yên Tử có liên quan tới Chăm Pa và hài hòa với PG tiểu thừa thì nhà cháu cho là ko hợp lý, vì PG ở Chăm pa khi đó mang màu sắc Kim Cang Thừa, Đại Thừa, điều này cũng giống như ở nước có ảnh hướng lớn nhất đến Chăm pa khi đó là Java, nơi còn 1 Mạn đà la khổng lồ bằng đá lớn nhất Đông Nam Á. Việc 1 pho tượng hở vai 1 bên là chuyện thường thấy ở các pho tượng Đại Thừa khi miêu tả đức Thích Ca, việc để Điều Ngự mặc áo hở vai nhà cháu nghĩ đó là 1 dạng tôn vinh Ngài như 1 vị “Tiểu Thích Ca” nhưng kiểu đại sư Trí giả ở Trung quốc cũng được tôn xưng là Thích Ca ở Phương đông, nhìn chung sự tôn vinh này giống như tôn vinh giáo pháp nơi các ngài dạy ra, truyền ra chứ ko ý so sánh theo nghĩa đen.
5. Triều Tiên.
Đây cũng là thời kỳ quan trọng của PG triều tiên mà tên gọi là Cao Ly, nhìn chung đây là thời kỳ để lại nhiều di sản văn PG trên khắp thế giới, ở Tây Tạng là mẫu chữ Bát Tư Ba, chữ viết do cao tăng sáng tạo cho dân dùng, ở Nhật thì sinh ra Trà Đạo trứ danh mãi đến nay, còn ở Triều Tiên là sự tái sinh của bộ Bát Vạn Đại Tạng Kinh. Bát Vạn Đại Tạng Kinh là bộ kinh tạng ngoài sự trân quý giáo pháp còn là di sản văn vật các bộ ván khắc cổ, được cung rước, thờ cúng như sự gia hộ cho quốc thái dân an. Đây là bảo vật trấn quốc của Cao Ly, 1 triều đại tôn sùng Phật, thậm chí dùng Phật giáo để cố kết chống quân Nguyên Mông, Bản kinh tạng cũ bị hủy hồi quân Nguyên xâm lược đã được khắc lại đời vua Cao Tông làm nức lòng nhân cả nước.
Các cải cách PG ở Triều tiên có phần muộn hơn Đại Việt và các nước trên vài chục năm tuy có vẻ ko ảnh hưởng đến Đại việt nhưng nhà cháu vẫn viết để thấy sự tổng quát về xu hướng thời đại. Thái cổ đại sư (1301-1382) thời này cũng là 1 nhân vật quan trọng giúp định hình nên Tông Tào Khê, phái chính yếu của PG nước này đến tận ngày nay. Tào Khê được xây dựng nhờ sự thống nhất 9 phái thiền mà thành. Qua đây ta thấy sự thống nhất, đan xen, dung hòa là xu hướng của cả PG khu vực Đông á khi đó.
Nho giáo ban đầu cũng được truyền đến Triều tiên nhưng không đạt kết quả khả quan nào ở 2 triều Tân La, Cao Ly sùng Phật.
Sự xuất hiện của 1 nhân vật Thái Tổ Triều Tiên Lý Thành Quế làm đảo lộn mọi việc. Lý Thành Quế và triều Chosun tôn sùng Nho giáo. Nên cũng chủ trương ghép các tông phái với nhau nhưng với ý đồ làm suy yếu PG trước nho giáo.
6. Thái Lan và vương triều Xukhothai (1238-1438).
Cũng là 1 thời điểm quan trọng với lịch sử và PG Thái, lần đầu người Thái đuổi người Miến khỏi các vùng đất bị chiếm đóng lập nên 1 triều đại mới.
Triều đại này lần đầu tiên tôn PG làm quốc giáo, và do có nhiều người Hoa lánh nạn Mông cổ nên PG ở triều đại này là cả Nguyên thủy và Đại Thừa (lại xu hướng đan xen, đa dạng).
Như vậy từ biến cố long trời do các cuộc chinh phạt của Mông cổ mà chủ yếu là Trung hoa khiến cho xã hội và PG các nước xung quanh đều biến động và có xu hướng phải thay đổi.
B. Tư tưởng Trúc Lâm qua 3 vị tổ.
Trúc Lâm thiền phái là giáo phái được Hoàng gia bảo trợ nên chắc chắn nó không kết thúc ở tổ đệ tam, cho dù ko có đệ tử đắc pháp nối dòng thì dĩ nhiên vẫn phải có bậc trưởng thượng đứng ra làm trưởng môn sau Huyền Quang, nhưng tại sao chỉ có 3 tổ mà không thấy danh sách truyền thừa về sau. Theo quan điểm nhà cháu thì Thiền Phái Trúc lâm này giống như 1 phong trào chấn hưng PG thế kỷ 13-14 hơn là việc lập 1 môn phái truyền thừa, chữ Trúc Lâm hay Tùng Lâm vốn hay để chỉ các già lam chùa chiền nhưng có nhiều tăng ni tu học, như 1 rừng tăng ni, hay đại diện tăng đoàn, tăng già nhiều hơn là chỉ danh tự địa lý, cảnh quan. Như vậy Trúc Lâm thiền phái giống như kiểu của 1 giáo hội sơ khai, nơi 1 tổ chức quản lý các tông phái sơn môn khác như các hội liên hiệp PG, hay giáo hội của ta hiện nay chứ không giống như các tông truyền thừa pháp phái như Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Quy, Ngưỡng …, đấy là thiển ý của cháu.
Thế còn dòng truyền thừa của Điều Ngự Trần Nhân Tông ở đâu? Dĩ nhiên vẫn có 1 chủ thể đó là Sơn Môn Yên Tử, theo sử chép các sư Pháp Loa, Huyền Quang trước khi chính thức lên nắm giữ Trúc Lâm đều phải kinh qua, kiêm nhiệm chức Trưởng Sơn Môn Yên Tử. Như vật cả Đại Việt có Trúc Lâm Thiền Phái nhưng bên trong nó vẫn có nhưng sơn môn, tông phái tu tập riêng, có nét riêng để duy trì sự đa dạng về pháp môn khế hợp với sự đa dạng căn cơ của người dân. Có lẽ Phật Hoàng Trần Nhân Tông quá giỏi trong việc vừa kết hợp sức mạnh đoàn kết vừa tôn trọng đa dạng, khác biệt.  (điểm này nhà cháu đã phân tích ở các bài trước)
Trở về với 3 hình ảnh 3 vị tổ, thì theo nhà cháu đây là sự khái quát khóa các hình thức tu tập nói chung thời bấy giờ chứ không nặng về kiểu tổ tổ truyền tâm, vì 3 vị này hành trạng tu hành khác nhau, còn chỗ chứng ngộ thì đương nhiên giống nhau, vì ko nặng tổ tổ tương truyền nên ko thấy đệ tứ, đệ ngũ,… có lẽ các vị sau phương pháp tu hành cũng chỉ là chắt lọc từ 3 vị trên.
Điểm đặc sắc của Tam Tổ phái trúc lâm là cả 3 vị này cùng thời với nhau, thậm chí tổ đệ tam là già tuổi nhất, sinh trước cả tổ đệ nhất.
Tông phái này cũng ko hẳn do tổ đệ nhất xây dựng thành rồi cho tổ nhị, tam, giữ gìn phát huy, mà nó được xây dựng bởi cả 3 vị gần như cùng thời.  Bằng chứng là Tổ Huyền Quang đã tham gia biên soạn kinh điển ngay từ khi Điều Ngự đệ nhất còn sống, với tài trạng nguyện, tổ đệ nhất còn phải khen “sách của Huyền Quang biên soạn không thể thêm hay bớt 1 chữ” rõ rang tuy được coi là ngộ đạo sau nhưng việc xây dựng sơn môn đã có sự chung tay của 3 vị ngay từ đầu, đệ nhất đắc đạo trước thì làm bậc thủ lĩnh quy ngưỡng, còn đệ tam lo biên soạn giáo lý, kinh điển, đệ nhị thì quá nổi tiếng với công cuộc hoằng pháp.
Như vậy ta có 3 vị tổ tiêu biểu cho 3 đường lối tu hành.
1. Điều Ngự giác hoàng.
- là vị vua tài giỏi, danh tiếng bỏ ngôi đi tu, xứng đáng là bậc đứng ra quy tụ các tông phái, tuy chưa đến độ “hợp nhất chính – giáo” như Tây tạng cùng thời, thì sự kiện 1 vị thái thượng hoàng trực tiếp lãnh đạo tăng ni là 1 việc cho thấy sự ảnh hưởng của PG lên cuộc sống Đại việt lớn đến mức độ nào.?
Ngài được cho là ảnh hưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ hay xa hơn là Thường Chiếu đại Sư phái Lâm Tế, đây là điều dễ hiểu, con người của Ngài là kiểu tu “đốn ngộ” bất khả nghĩ bàn của Lâm Tế hay rộng ra là cả Thiền Tông. Tuy nhiên cũng chính điểm này chúng ta thấy lúc này Lâm Tế thiền đã manh nha bén rẽ vào Đại Việt thay vì chính thức như Nhật bản hay những tư tưởng khác lạ của Tuệ Trung Thượng sĩ vẫn chỉ là tư tưởng trong dòng chảy Thiền tông nói chung chứ không có cái gì cá biệt cá nhân ở đó cả. Và nếu ai muốn đem các tưu tưởng “vui đạo ở đời” “đói ăn khát uống”, “hòa quang đồng trần”, “hộ quốc an dân” …. Đó làm 1 cái gì đó tư tưởng Việt lắm thì có lẽ sẽ phải không được như ý, vì nó ko phải ng Việt nghĩ ra. Ở Nhật bản rất tôn trọng Lâm Tế, Tào động mặc dù nó ngoại nhập, nhưng họ rất cầu thị và rồi cũng tạo ra những cái gì đó rất Nhật bản. Trần Nhân Tông là tấm gương tieu biểu của sự ko phân biệt quốc gia, dân tộc, hướng đến 1 sự minh triết của chung nhân loại dù nó có vẻ như xuất hiện ở Trung hoa hay Chăm pa thì giá trị của nó không phản ánh tính chủ quyền dân tộc, cho nên không thể lấy hình ảnh hay tư tưởng Trần Nhân Tông để xác lập 1 thứ chủ quyền Việt .
2. Pháp Loa.
Nhị tổ là giai đoạn dài nhất, hưng thịnh nhất của Trúc Lâm, mặc dù tuổi đời, tuổi thọ của Ngài là ít nhất và ngắn nhất. Trái với xuất thân quý tộc, đi tu lúc luống tuổi ở giai đoạn đỉnh cao quyền lực của Vua Trần, ông là người xuất thân từ giai cấp bình dân, đi tu từ rất trẻ.
Hình ảnh của ông là hình ảnh nhà tu hành thuần túy, có nhân duyên lớn với Phật Pháp.
Nếu hình ảnh Phật hoàng là nhà lãnh đạo về tư tưởng và Lý thì Pháp Loa tượng trưng cho Sự, cho phương tiện .
Pháp môn ông hành trì lại có thiên về mật giáo, ông đã khéo léo vận dụng mật tông để truyền bá Phật giáo đến sâu rộng quần chúng, điều mà Thiền Lâm Tế của Thượng hoàng chỉ thịnh hành ở giới quý tộc,t rí thức vốn khó tiếp cận. Ông là người xây dựng nhiều chùa chiền, tượng Phật lớn nhỏ, đây là hình ảnh mà các nhà sư Không Lộ, Minh Không thường làm. Pháp Loa có vẻ hùng dũng của các thánh tổ Lý triều, nơi thi hiện các công hạnh bí mật bất khả tư nghì ông đại diện cho khuynh hướng Mật Tông vốn đã bắt rẽ lâu ở Đại việt và lại lớn mạnh khi đó, đương nhiên cả Tịnh Độ Tông nữa.
3. Huyền Quang.
Vị tổ thứ 3, già nhất, giai đoạn của Ngài cũng ko hưng thịnh như 2 vị trước, ông là người bác học đa tài vốn đỗ trạng nguyên, trong hành trạng của mình ông thường được mô tả là nhiều thơ văn với núi non, mai trúc …
Đây chính là khuynh hướng của Tam giáo đồng nguyên, có lẽ tư tưởng này được vun bồi chính bởi Huyền Quang đại sư, 1 người trí thức đến với Phật giáo khi luống tuổi.
Như vậy hình ảnh tam tổ chính là hình ảnh dung hòa giữa các khuynh hướng Tư tưởng PG bấy giờ.
Tổng kết.
Sự ra đời của Phái Trúc Lâm nhưng 1 sự chấn hưng PG thời đó, cũng như việc hợp nhất các dòng phái trước đó là 1 sự kiên quan trong trong lịch sử PG VN nhưng nó cũng là sự việc nằm trong xư hướng của thời đại ý chứ ko mang tính cá thể, đặc biệt nào hết và dù là:
- Kết hợp dung hòa Thiền, Tịnh, Mật, thậm chí Nho , Lão ở Đại Việt.
- Khéo léo hòa giải xung đột Lão – Phật, dung hòa PG Hán truyền Tạng truyền ở Trung quốc, Mông Cổ.
- Hợp nhất chính – giáo, dung hòa tam thừa PG ở Tây Tạng
- Dung hòa PG, Bà la Môn ở Chăm pa
- Hợp nhất các phái, dung hòa Thiên Thai Tông, Mật tông, Thiền tông ở Nhật.
- Kết hợp 9 tông phái thành Tào khê ở Triều tiên.
Thì dòng chủ lưu chính là sự đan xen, kết hợp, có lẽ chính nó đã tạo ra truyền thống Thiền, Tịnh, Mật đan xen chút Tam giáo đồng nguyên tạo nên đặc sắc ở PGVN sau này.
Còn về hình ảnh Trần Nhân Tông thì nhà cháu ko hề có sự hạ thấp vai trò của vị Đại sư có công lao to lớn này mà chỉ cố gắng tìm thấy sự đánh giá đúng về Ngài.
Đức Điều Ngự là 1 người vô cùng tài giỏi nhưng theo nhà cháu cả tư tưởng và hình ảnh của Ngài vốn ko phải là 1 cái gì đó mang tính đột phá hay cá biệt. Về tư tưởng thì nhà cháu đã nói, còn về hình ảnh 1 ông vua bỏ ngai đi tu thì đó cũng đã có nhiều vị trước đó, ở Nam Chiếu lân bang có tới gần 10 vị nhường ngôi đi tu trước cả giai đoạn nhà Trần 1 ít về thời gian, còn tại thời Trần thì chính Thái tông hoàng đế cũng bỏ ngôi đi tu nhưng vua trẻ bị chú ép về trong tiếc nuối. Việc xả ly như các Ngài là điều chúng ta cần vô cùng ngưỡng mộ nhưng nói đó là việc không đâu có như 1 vài học giả thì nhà cháu không tán thành. Nhà cháu xin có vài lời như vậy về các vị Tiền nhân, có sai sót gì mong chư tổ Từ bi đại xá. Nhà cháu chỉ có tâm nguyện cho mọi người nhìn nhận được thêm khái cạnh gì đó ở các Ngài vượt ra khỏi sự tô vẽ mang tính chất dân tộc và mong là sự cố tâm phát triển Phật giáo trên quê hương Việt Nam của Tam tổ sẽ được tiếp tục hôm nay và mai sau với những giá trị từ bi, trí tuệ vượt xa biên giới dân tộc nhỏ bé, ở đó không có sự lồng ghép chính trị, dân tộc hay phân chia tông phái ạ.
 Nam Mô Mười Phương Phật, Lịch Đại Nam Thiên Tổ Thiền bồ tát tác đại chứng Minh. Vicky Lê trọng đông Mậu Tuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét