Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

REFLECTION

Bức tranh Reflection, Nguyễn Đình Đăng.
“Reflection” có 2 nghĩa:
1. (sự) phản chiếu
2. (sự) suy tưởng
vì thế tác giả để nguyên, không dịch.
Reflection
oil on canvas, 162 x 194 cm, 2012
Trong bức tranh này, mọi chi tiết bị rời rạc. Ở đây không phải sự rời rạc trong cảm giác của một giấc mơ. Trong giấc mơ, các chi tiết tưởng chừng không ăn nhập với nhau, nhưng khi tỉnh dậy lại cho người ta băn khoăn về một cảm giác rất thực. Còn cái rời rạc trong bức tranh này là sự lỏng lẻo qua lại của các chi tiết để tạo nên một bố cục và nhịp điệu của một câu chuyện chặt chẽ. Sự dày đặc của chi tiết nhưng lại lỏng lẻo về kết cấu đã làm cho những khoảng trống trong tranh – những khoảng trống đáng ra nói được nhiều nhất – lại trở nên như một sự thiếu hụt, khiến cho người xem đáng lẽ như con dơi được bay lượn tiếp tục trong cái không gian mơ màng ấy, giờ cảm thấy bức bối như va vào một bức tường câm lặng.
Candlelight
Có lẽ khi vẽ bức tranh này, họa sỹ đã quá chú tâm vào việc “vẽ”. Có cảm giác họa sỹ quá đã quá say sưa vào việc diễn tả ánh sáng của ngọn nến được che đi bởi bàn tay, rồi cơ bàn tay hồng lên trong ánh nến, cái bóng bảy của chất liệu vải áo dài người nữ, những con dơi, vài mảnh thủy tinh vỡ…. Tất cả những chi tiết đó đều được vẽ rất khéo, nhưng chúng lại không mang lại cho người xem không gian của một thế giới siêu thực (cái mà người xem tạm cho là ngôn ngữ của họa sỹ muốn dùng), mà lại cũng chưa đạt đến cái “cực thực” để người ta phải ngỡ ngàng.

Umber

Về tờ giấy có chữ Umber, họa sĩ Nguyễn Đình Đăng cho biết:

Toàn bộ bức tranh dựa vào từ “Umber”.
Umber là màu nâu sẫm, tông màu chủ đạo của bức tranh này. “Umber” có gốc Latin là “umbra”, có nghĩa là bóng tối.
Từ “umbrella” có nghĩa là “cái ô” có xuất xứ từ “umber” vì cái ô là vật che nắng (tạo nên bóng râm).
Bat's head

“Cái ô” còn gắn với “con dơi”. “Con dơi” trong tiếng Nhật là “komori” (蝙蝠). Khi cái ô Tây xuất hiện tại Nhật vào thời Minh Trị, người Nhật thấy nó giống cánh con dơi nên gọi nó là “cái ô dơi” (“komori gasa” 蝙蝠傘) để phân biệt với cái ô giấy của Nhật (kasa =傘) giống cái lọng của ta. Dần dần người ta gọi tắt “komori” là “cái ô” (vừa là con dơi).

Another bat

Ánh sáng (ánh nến trong tranh) đi kèm với bóng tối tựa như Thiện đi kèm với Ác, như Rõ ràng bên cạnh Bí ẩn.
Candlelight
Hình ảnh trong tranh là hình phản chiếu trong gương, trừ quả bơ và tờ giấy trên bàn đặt trước gương là “thực”. 
Avocado
Nhưng tác giả vẽ “thực” thành “ảo”, “ảo” thành “thực”, tức là hình ảnh trong gương là “xuôi”, còn hình ảnh của vật thực là hình ảnh “ngược”. Từ “Umber” trên tờ giấy trước gương là ngược, ảnh của nó trong gương mới xuôi. Hình người đàn bà trong gương là “thực”, như vậy người xem là “ảo”. Chữ ký của tác giả cũng ở góc trái và ngược. 
Inverted signature

Vậy là chúng ta như đứng trong gương mà nhìn ra ngoài!
Phải soi toàn bộ bức tranh vào gương thì thực mới thành thực, ảo mới thật sự là ảo
PS. Nguyễn Đình Đăng là một nhà vật lý, nhà nghiên cứu về lý thuyết vật lý hạt nhân tại Viện Vật lý hóa học Nhật Bản. Ông là một trong số ít nhà khoa học có hai bằng tiến sĩ. Ông còn là một họa sĩ, hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản. Wikipedia
(sưu tầm thông tin từ soi.com.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét