Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Haiphong: Vườn hoa đưa người


Xưa người Pháp gọi là vuờn hoa Ji-bu-ti, còn dân mình cho đến trước khi giải phóng Hải Phòng (13-5-1955) thì toàn gọi là Vườn hoa Đưa Người, nó ở quãng chung quanh khu vực Nhà Triển lãm thành phố bây giờ. Gọi như thế vì hồi xưa, nhất là cái đận Ất Dậu 1945, người tứ xứ đói quá kéo ra đây tìm việc làm, xin ăn. Bọn ma cô đón người mới đến để lừa gạt đưa vào sới. Những người may mắn thì đuợc các cai đưa đi làm phu phen ở các đồn điền, công trường, một số người, thường là phụ nữ được những gia đình khá giả đưa về làm con sen, nguời ở.... 

---
Mình bây giờ ở cạnh nơi phố đó.

Vườn hoa đưa người bây giờ. Ảnh chụp 25/3/2018

Đối diện với CHỢ VƯỜN HOA là BẾN XE KHÁCH từng xuất hiện trong tác phẩm Bỉ Vỏ của nhà văn Nguyên Hồng dưới tên "Vườn hoa đưa người" "Vườn hoa buôn người"
Lý do là thời xưa Pháp mộ phu đi làm đồn điền cao su ở Nam Kỳ và đi phu sang Tân Đảo và Tân Thế giới (sát Úc)
Những người đăng ký chủ yếu từ Thái Bình, Nam Định đến Hải Phòng bằng xe khách. Do thế bến xe này mang cái tên trên.





PS.
Ở vị trí tượng đài Lê Chân bây giờ, có một khu chợ tự phát gọi là CHỢ VƯỜN HOA. Sau khi tiếp quản thành phố, chợ Vườn Hoa di về xưởng Caron (như nói ở trên) gọi là Chợ Thống Nhất. Đến 1964, chợ di về Chợ An Dương ngày nay.

Chợ Vườn Hoa 1951
Trung uý Tison tác giả bức hình này ở chợ Vườn Hoa


Trước khi có quán hoa, phía trước Nhà hát Lớn Hải Phòng đã có một chợ hoa họp ở bãi đất góc 2 đại lộ Chavassieux và Amiral Courbet (nay là góc phố Quang Trung - Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng). Trong bức ảnh, còn thấy một bãi đất trống, trên đó có nhiều phụ nữ ngồi bán hoa, với chú thích tiếng Pháp: “Hai Phong marché aux fleurs”, nghĩa là “Chợ hoa Hải Phòng” với tấm biển ghi tên phố Boulevard Chavassieux.

Chợ hoa Hải Phòng trước khi có Quán hoa

Sách Lược sử đường phố Hải Phòng xuất bản năm 1993, thông tin về dãy quán hoa này khá sơ sài: được xây dựng năm 1944, do đốc lý Luciani ra chủ trương, chánh lục lộ Gauthier tổ chức thực hiện. Từ nhiều mẫu thiết kế khác nhau, người Pháp đã chọn mẫu quán phỏng theo kiến trúc đình làng Bắc bộ, với 4 cột gỗ lim, bên trên là 4 mái ngói vẩy cá uốn cong ở 4 góc. Quán không có tường, rộng khoảng 20 m2, lát gạch Bát Tràng, mỗi quán cách nhau 6 m.


Nhà báo Lưu Quang Phổ, trong một bài viết kể rằng: "Theo cụ bà Tô Thị Bảng, quán hoa được xây ngay đối diện chợ hoa cũ, là đoạn nối dài của phố Hoàng Văn Thụ ngày nay và hướng ra quảng trường Nhà hát Lớn Hải Phòng. Đặc biệt, cụ Bảng cho biết, gỗ làm quán được tặng bởi ông Đốc Mít (Brousmiche, chủ một hiệu thuốc lớn trên đại lộ Paul Bert, nay là Công ty dược Hải Phòng, trên đường Điện Biên Phủ), còn sơn do nhà tư bản dân tộc Nguyễn Sơn Hà hiến tặng. Trước dãy quán và bên kia đường, có hai giàn bê tông lượn cong để trồng hoa ti gôn (antigone)."

Trung uý Tison uống nước sau lưng Quán Hoa
Kiosque hàng hoa. Ảnh Võ An Ninh

Đáng nói là 3 thành phố lớn thời thuộc Pháp, có nhà hát, đều có quán hoa bên cạnh (quán hoa Hà Nội bên hồ Gươm, góc đường Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng ngày nay. Đó là một dãy nhà gạch liền kề, mái vẩy bằng tôn. Quán hoa ở Sài Gòn  bên đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ ngày nay). Quán hoa Hà Nội bị phá sau năm 1954, quán hoa Sài Gòn thì không còn thấy sau năm 1975.)


Quán hoa Hải Phòng 

Nhiều bức ảnh chụp người Pháp ở trước quán hoa Hà Nội. Có lẽ quán hoa ra đời để phục vụ người Pháp, trong đó có việc họ mua hoa để tặng nghệ sĩ khi đến nhà hát. Bà Trần Nam Anh (52 tuổi, chủ quán hoa số 5 ở Hải Phòng) dẫn lời mẹ chồng là cụ Tô Thị Bảng - sinh năm 1923, từng sống ở làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội và xuống bán hoa tươi ở khu chợ trước Nhà hát Lớn Hải Phòng từ năm 13 tuổi: “Hồi đó mua hoa toàn là Tây đầm, nhất là khi đi xem hát, người Việt thì chỉ những gia đình giàu có”.


Quán hoa Hải Phòng ẢNH: LƯU QUANG PHỔ

Năm 2012, cơn bão Sơn Tinh quật đổ một cây xà cừ và làm sạt hai mái quán. Quá trình sửa chữa làm các mái ngói mới hơn và có vẻ bớt cong, nhưng dãy quán vẫn là điểm nhấn ở trung tâm Hải Phòng, thu hút nhiều khách ngoại quốc tham quan. Nhưng người ta phải dùng nhiều ô dù để che mưa nắng cho hoa, che luôn cả các mái ngói vẩy cá, điểm khác biệt và dễ nhận biết nhất của quán hoa Hải Phòng.

Lịch sử Sông Lấp và dải Vườn Hoa 
Trước 1884, đất Hải Phòng liền thổ như ngày nay, không có sông Lấp (tức Hồ Tam Bạc).
Trú sứ (Công sứ) Bonnal cho đào kênh suốt từ cổng Cảng Hải Phòng đến Chợ Sắt, nối với sông Tam Bạc, để ngắn cách khu Nhượng địa và khu dân cư bản xứ, tránh lây lan bệnh tật. Năm 1925. do nhu cầu phát triển thành phố, người Pháp lấp con kênh đào 40 năm trước đây.
Nhưng con kênh đào lấp không hết bỏ lại một đoạn dài 1 km - dân gọi là sông Lấp
Lý do phải để lại "sông Lấp"
1) Hệ thống cống nước thải khu dân cư hai bên bờ sông Lấp đổ vào đây.
2) Xưởng sửa chữa tàu thuỷ CARON nằm ở vị trí Thảm len Hàng Kênh (nay là bệnh viện Quốc tế, Vietinbank...) lúc đó đã phát triển lớn, thậm chí có cả đường ray xe lửa chạy qua đường Nguyễn Đức Cảnh chạy xuống sông Lấp để đưa và hạ tàu thuỷ vào sửa chữa.


2 nhận xét:

  1. Rất chuẩn,sau bến xe khách là nhà văn hóa thông tin ròi đến quán hoa. Vườn hoa này từ 1975 về trước có tên là vườn hoa An biên.

    Trả lờiXóa