Nhà soạn nhạc Bolero, Maurice Ravel |
(RFI) Ravel sáng tác bản Boléro khi ông từ Hoa Kỳ trở về sau
một vòng lưu diễn thành công rực rỡ. Tên tuổi của nhạc sĩ người Pháp này như
thể gắn liền với vũ điệu đầy ma lực ấy cho dù như chính tác giả từng thổ lộ :
về phương diện âm điệu, bản Boléro quá
tầm thường, gần như không có gì mới lạ, “ngoại trừ cấu trúc và cách thể hiện
bản nhạc”. Với ông, tác phẩm ấy thuộc loại nhạc “thử nghiệm (…) không đòi hỏi
kỹ thuật điêu luyện”. Lấy nguồn cảm hứng từ vũ điệu bolero 3 nhịp của dòng nhạc Tây
Ban Nha, Maurice Ravel khai thác vỏn vẹn hai giai điệu để làm chủ đề chính cho
bản nhạc. Mỗi điệu, được lập lại 9 lần trong suốt tác phẩm, trên nền nhạc đệm
chủ đạo (ostinato) tương đối ngắn với chỉ vài nốt nhạc, nhưng được lập đi lập
lại gần như đến độ máy móc tới 169 lần trong 17 phút.
Để
tránh tạo nên một sự nhàm chán, dàn nhạc huy động ngày càng nhiều các nhạc
công, nhạc cụ, tăng dần âm lượng cresendo để cuối cùng như cuốn hút người nghe
vào một vòng xoáy bất tận.
Giai
điệu thứ nhất, uyển chuyển, dịu dàng, mang một chút âm hưởng của xứ ngàn lẻ một
đêm với tiếng sáo là chủ đạo.
Còn
với mélodie thứ nhì, Ravel gieo những âm hưởng của dòng nhạc jazz mà ông du
nhập từ Mỹ và ở đây tác giả đã chủ yếu khai thác những nhạc cụ tiêu biểu nhất
của làng jazz như kèn saxophone hay trompette có âm cữ cao trong bộ đồng.
Hai
giai điệu chính ấy được Ravel đan xen bằng một thứ keo sơn là nhạc tố ostinato
được lập đi lập lại theo một nhịp điệu đơn giản, đều đặn đến gần như là nhàm
chán. Đấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bản Boléro mà
Ravel đã trao cho cái trống nhỏ- caisse claire để hoàn thành nhiệm vụ.
Để
toàn thể bản Boléro như một hơi thở rất dài, không hề bị ngắt quãng, với âm
lượng lớn dần, Ravel sử dụng một dàn nhạc hùng hậu, biên chế dàn nhạc càng về
cuối, càng dày đặc và đa dạng. Điệu nhạc tương đối chậm mà lôi cuốn ấy cùng với
nghệ thuật vuốt âm glissando như cuốn hút người nghe vào một nơi vô định.
--------
Diễn viên múa huyền thoại Ida Rubinstein qua nét vẽ của họa sĩ Antonio de la Gandara |
Trong buổi công diễn đầu tiên tại nhà hát Opera
Paris ngày 22/11/1928, Boléro đã khiến khán thính giả choáng váng. Ida
Rubinstein vào vai một vũ nữ flamenco nhảy múa trên một chiếc bàn dài trong một
quán rượu Tây Ban Nha. Vây quanh cô là những người đàn ông mà niềm ngưỡng mộ đã
trở thành nỗi ám ảnh dục vọng.Trong Boléro, Ravel đã xử lý dàn nhạc như một cỗ
máy. Tác phẩm hòa nhạc này như một mẫu hình tinh vi những bánh răng và trục
quay ăn khớp để cùng tạo ra một tổng thể. Boléro là một lời tiết lộ hùng hồn về
sức mạnh của âm nhạc vượt trên những giới hạn xúc cảm của chúng ta.
### Mời các bạn nghe và xem bản Bolero biểu diễn ở ga tàu điện ngầm: Symphony Flash Mob - Copenhagen Central Station.
Bolshoi Bolero Wiener Philharmoniker Maurice Ravel
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=rEWDKVhg24I
Nguyễn Đình Đăng
Trả lờiXóaMột số chi tiết thú vị trong tiểu sử Ravel:
1) Chưa bao giờ tốt nghiệp nhạc viện:
Năm Ravel 14 tuổi (1890), ông được cha mẹ cho vào học tại nhạc viện Paris. Năm 1891 ông đoạt giải nhất piano tại cuộc thi giữa các sinh viên tại nhạc viện. Tuy nhiên 3 năm liền sau đó ông không giành được huy chương nào. Ông chỉ chú tâm học piano nhưng chểnh mảng các môn học khác. Kết quả là đến năm 1895 ông bị đuổi khỏi nhạc viện. Năm 1898 ông lại vào nhạc viện học sáng tác (do Gabriel Fauré dạy), nhưng đến năm 1900 ông lại bị đuổi vì không đoạt giải thưởng nào. Ông chỉ được học dự thính do Fauré dạy. Ông thôi học tại nhạc viện năm 1903.
2) Từ chối huân chương và danh hiệu viện sĩ của Pháp:
Năm 1920 Ravel được đề cử nhận huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh (Légion d'Honneur) của Pháp, nhưng ông đã từ chối ngay. Sau đó ông cũng từ chối đề nghị bầu ông làm viện sĩ viện hàn lâm Pháp (Institut de France). Người ta cho rằng ông từ chối vì khinh bỉ những quan chức trong hai tổ chức này - những người trước kia đã từng lên án các tác phẩm cách tân của ông, nay lại đứng ra đề nghị thưởng huân chương cho ông và mời ông làm viện sĩ. Phán đoán này có thể có cơ sở bởi năm 1926 Ravel có nhận một huân chương quốc gia, Chevalier de l'Odre de Léopold, nhưng không phải của tổ quốc ông, mà là của Bỉ. Năm 1928 ông còn nhận học vị tiến sĩ danh dự (Doctor honoris causa) của Đại học Oxford (Anh). Những ý tưởng phôi thai cho Piano Concerto cung Sol Trưởng của ông đã được nảy ra chính trên chuyến tàu từ Oxford trở về Paris sau khi ông nhận học vị danh dự này.
Mời quý vị thưởng thức Piano Concerto cung Sol Trưởng của Maurice Ravel do Arturo Michelangeli chơi cùng Dàn nhạc Giao hưởng London tại đây:
Chương 1 (Allegramente)
Chương 2 (Adagio assai)
Chương 3 (Presto)
Hoang Phuc
Bản Bolero( Ravel) thường xuyên được chương trình radio Classic truyền tải, có khi mỗi ngày. Có thể nghe bản nhạc này ở mọi nơi, trong ô tô khiến người lái xe bình tĩnh khi lái. Phong cách ấn tượng của Ravel có sức truyền cảm mạnh. Tôi muốn giới thiệu thêm bài Jeux deau (Trò chơi nước) của Ravel,một tác phẩm cũng thực sự ấn tượng.
http://www.youtube.com/watch?v=LwiULUzp8ks
Tác phẩm solo này được Ravel viết vào thời gian ông là học trò lớp sáng tác của Gabriel Faure, lần đầu tiên được trình diễn vào năm 1901. Nhờ nghe bản nhạc này Vlado Perlemuter( 1904-2002) pianist người Pháp quyết định chơi các tác phẩm Ravel và theo học ông năm 1927. Perlemuter là người đầu tiên chơi toàn bộ tác phẩm solo Ravel trong 2 buổi diễn ở Paris vào năm 1929. Một số bậc thầy chơi nhạc Ravel hiện nay được truyền dậy từ Perlemuter từng là học trò của Ravel.
Chính Định
Trả lờiXóaMaurice Ravel là một nhạc sĩ cách tân vĩ đại nhưng lại có bắt rễ sâu sắc với những tinh hoa của những nhạc sĩ đi trước. Ông như một cổ thụ vươn cao lên tận trời xanh, nhưng càng vươn cao bao nhiêu, gốc rễ càng sâu chừng đó, ông đã viết những tác phẩm theo nhiều phong cách kể cả của thời baroque như tác phẩm “le tombeau de Couperin” theo phong cách nhạc François Couperin (1668 - 1733) Nhưng vẫn đầy chất sáng tạo. Ông đã đưa nhiều cái mới vào trong hoà âm, phối dàn nhạc, phức điệu, cách tiến hành giai điệu vv..
Đưa cái mới vào là một sự dũng cảm bởi cả xã hội đã quen theo cái cũ, khi đưa cái mới vào, toàn bộ hình mẫu quá khứ bị khuấy đảo, đấy là mạo hiểm bởi người ta chẳng bao giờ biết được mình sẽ dừng lại ở đâu với cái mới, nó là không quen thuộc, cái mới có thể không dễ chịu do đó mọi người ngập ngừng, run rẩy, lo lắng. Mọi người sợ cái mới nhưng lại chán cái cũ, vì nó là lặp lại, là nhàm chán. Và khi đó có sự mâu thuẫn là: muốn cái mới nhưng khi nó gõ cửa, ta lại co lại, rút lui, lại núp vào cái cũ.
Và khi đó phải có những tài năng lớn, dũng cảm lớn như Debussy như Ravel, như Stravinsky, Bartok để lịch sử âm nhạc sang trang.