Bạn có từng đến Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ), một vùng đất của vùng Tây Bắc, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay miền Tây Bắc, với “gạo trắng, nước trong”, với đặc sản chè tuyến Shan cổ thụ, với hương thơm nồng nàn của nếp Tan Tú Lệ. Nơi đây còn là mảnh đất quần cư của người Thái đen giàu bản sắc, đậm đà phong tục, tập quán.Mường là tên một bản làng đơn vị cư trú của người Thái. Có 4 mường nổi tiếng ở Tây Bắc. Mường Then ta gọi là Mường Thanh- tức Mường trời ở Điện Biên. Mường Lò, làng của ông Lò Lại Trượng- ông tổ của người Thái. Mường Than ở Lai Châu và Mường Tấc ở Sơn La.
Bây giờ nó là Nghĩa Lộ thị xã Nghĩa Lộ nhưng tôi vẫn thích gọi nó là Mường Lò hơn, nghe nó... hoài cổ, dư ba và bản sắc. Cái thung lũng Mường Lò này là vựa lúa của Yên Bái nghe nói là "Miền gái xinh".
Anh có vào Nghĩa Lộ với em không
Thơ: Hoàng Thị Hạnh
Khi nhắc tên Đèo Ách, Cầu Nhì
Khi đã từng nghe rừng gió hút
Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?
Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?
Còn nhớ Ngòi Thia lời yêu ngày trước
Nhớ Mường Lò khi vui mùa gặt
Bên núi Hoàng Liên mây trắng ngang trời
Bao giờ anh vào Nghĩa Lộ với em
Thị xã miền tây vẫn chờ anh đến
“Xống Trụ Xôn Xao” thêm vần thêm điệu
Đêm xoè Thanh Lương xao xuyến hội mùa.
.
Ơ hỡi anh, hãy vào Nghĩa Lộ với em đi
Suối Giàng vẫn xanh xanh bầu trời Yên Bái ơ…
Để em đi đường không còn xa ngại
Như lời thơ anh êm đềm
Vào Nghĩa Lộ với em
Anh có vào Nghĩa Lộ với em không…
PS.
Suối Thia. |
Lai lịch bài thơ “Anh có vào Nghĩa Lộ với em không”
Hà Lâm Kỳ
Ngày đó – tháng 10/1995, Hoàng Thị Hạnh (tác giả bài thơ) đang là cán bộ Uỷ ban
nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, ra Yên Bái dự Hội nghị Tổng kết Nghị quyết Trung ương
IV về công tác thanh niên do Tỉnh uỷ Yên Bái tổ chức. Trước giờ giải lao, anh
Tấn Phương - Phó vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban tư tưởng văn hóa Trung ương đọc tặng
các đại biểu bài thơ trong có
câu:
Yên Bái trong tôi lần đầu mới gặp
Sao thấy yêu thương, nặng nghĩa tình
… Xứ sở xa xôi, miền tây heo hút
Mới chỉ nghe thôi, đã giật mình.
Dù
chưa hề quen biết nhưng khi nghe bài thơ của Tấn Phương, cô gái Tày Hoàng Thị
Hạnh không khỏi chạnh lòng, cho rằng, bài thơ xã giao mà lại không khéo đặt
lời, chẳng lẽ đến giờ miền tây quê hương mình vẫn là nơi “rừng thiêng nước độc”
hay sao? Một cái gì trào lên. Giờ giải lao, Hoàng Thị Hạnh ngồi lặng lẽ trong
phòng họp và phác thảo rất nhanh bài thơ để “họa” lại bài của Tấn Phương với
tiêu đề "Anh có vào Nghĩa Lộ với em không" như vừa trách cứ, lại vừa
đòi hỏi: Bài thơ tạm hình thành nhưng khó có thể “đưa tay” lời lý giải ấy, nên
Hạnh nhờ qua một vị lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, không ngờ, vị lãnh đạo lại
mời tác giả lên đọc tặng đoàn công tác của Ban tư tưởng văn hóa Trung ương ngay
trước khi kết thúc giờ giải lao:
Chiều xuống, nắng thu vàng như mật
Chắc anh không giật mình nghe gió hút
Khi nhắc tên Đèo Ách, Cửa Nhì…
Bị
“họa lại” đúng chỗ sơ hở trong văn chương, Tấn Phương đứng lên nhận bài thơ từ
tay Hoàng Thị Hạnh rồi ứng khẩu:
Mai anh chưa muốn về xuôi
Nửa trong xao xuyến. Nửa ngoài “Cha Ran”
(Cha Ran, nhân vật trong bộ phim Tiếng chim hót trong bụi mận gai).
Hội
nghị kết thúc, tối đó, Tấn Phương quyết định đi Nghĩa Lộ ngay trong đêm để “mục
sở thị” những hình ảnh có trong nội dung bài thơ của Hoàng Thị Hạnh.
Qua con dốc Thai Lao này là lòng chảo Mường Lò |
Chuyến đi đã giúp Tấn Phương và đoàn công tác nhận rõ tất cả: Đèo Ách, Cầu Nhì,
Ngòi Thia, Mường Lò mùa gặt, Bờ núi Hoàng Liên, Suối Giàng… Chỉ riêng “Đêm xòe
Thanh Lương” là Hoàng Thị Hạnh (với tư cách người hướng dẫn đoàn đi thực tế)
không chịu để cho Tấn Phương được chứng kiến.
Trở về Hà Nội, Tấn Phương đem câu chuyện trên và lời thơ chép tay của
Hoàng Thị Hạnh đến tặng nhạc sỹ Trọng Loan. Trọng Loan vốn sinh ra và sống tuổi
thơ ở thị xã Yên Bái, đã từng tham gia chiến dịch Tây Bắc giải phóng Nghĩa Lộ,
ông đã có bài hát về quê hương Yên Bái "Trăng sáng trên rừng quế"
nổi tiếng. Với tất cả tình cảm đó, khi bắt gặp cảm xúc qua lời mời không trực
tiếp “Anh có vào Nghĩa Lộ”, nhạc sỹ sắp xếp lại câu từ cho hợp với giai điệu và
hoàn thành bài hát chỉ trong một ngày. Sau đó đưa đến Ban Văn nghệ Đài tiếng
nói Việt Nam, tại đây, ca sỹ Kim Tiến là người đầu tiên hát bài Anh có vào Nghĩa Lộ với em
không trên sóng phát thanh. Bài hát được giải thưởng
đặc biệt của Liên Hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 1996. ...
Tôi quen tác giả bài thơ. Bài này được phổ nhạc nghe rất hay. Khi tôi vào Nghĩa Lộ để bồi dưỡng cho giáo viên Văn, nghe thánh thót ca sĩ hát...Buồn cười là mình đóng vai "anh" đang vào Nghĩa Lộ, còn tác giả bài thì...bỏ Nghĩa lộ ra Yên Bái làm chức to to. Hôm ấy Phó Giám đốc sở GD mời cơm, có gọi điện cho H.T.H. ( Phó Ban Tây Bắc) mời uống rượu với thầy VN. Tác giả trả lời bận, tiếc không dự. Tôi có nói rằng bị...H dụ vào Nghĩa Lộ và bị "bỏ rơi"! Tác giả cười... hic hic...
Trả lờiXóaCảm ơn bác thật nhiều. Em yêu bài thơ và câu hát này từ lâu và yêu cả miền Yên Bái.
XóaEm muốn ghi lại kẻo quên. Ôi, cái “Xống Trụ Xôn Xao” thêm vần thêm điệu làm ta nhứ lại những thời học xưa. Ca sĩ hát bài đó thật khéo và vui, nhà thơ thì tuyệt vời, chỉ tiếc là cô ấy "bỏ rơi" bác thẫn thờ trền Mường Lò. lại thấy yêu thương, nặng nghĩa tình