8
đôi giày truyền thống độc đáo nhất thế giới
Ra đời từ năm 8.000 trước công nguyên, lịch sử của những đôi giày gắn liền với sự phát triển của nhân loại.Hãy cùng chiêm ngưỡng những đôi giày truyền thống độc đáo nhất từng xuất hiện trong các nền văn hóa trên thế giới.
1. Giày sen – Trung Quốc
Đôi giày này ra đời từ thế kỷ thứ 10, dưới thời nhà Hán để làm
nhỏ gọn hơn đôi chân của người phụ nữ. Theo quan niệm xưa, phụ nữ chân nhỏ mới
là người đẹp, vì vậy, đôi giày đặc biệt này đã ra đời.
Đôi giày ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Kinh có dạng như một cái
bát, với dáng con và đế xuồng, thường làm bằng da để bó chặt ngón chân và gót.
Giày của các tỉnh phía Nam, như Quảng Đông thường làm từ cotton hoặc lụa đen, đế
bằng phẳng hơn.
Đôi khi, người ta còn thấy cả giày bó chân bằng sắt hoặc gỗ, gây
không ít đau đớn cho phụ nữ. Sau khi tục bó chân bị xóa bỏ, đôi giày truyền thống
độc đáo này chỉ còn thấy được trong bảo tàng.
2. Giày cô dâu bằng gỗ - Pháp
Đôi giày cô dâu bằng gỗ này ra đời và được sử dụng phổ biến vào
cuối thế kỷ 19. Quê hương của đôi giày này là thung lũng Bethmale, phía Nam
thành phố Saint Girons ở quận Ariege.
Đôi giày được sử dụng cho cô dâu này được làm từ gỗ, với phần
mũi nhọn hoắt, hướng lên phía trên. Xưa kia, những chú rể sẽ trực tiếp làm những
đôi giày này tặng vợ sắp cưới. Theo truyền thuyết, mũi giày càng nhọn, càng chứng
tỏ tình yêu lớn mà anh ta dành cho vợ.
3. Padukas - Ấn Độ
Đôi xăng-đan ấn tượng này là loại giày đầu tiên ra đời ở Ấn Độ.
Nó được làm từ bạc, gỗ, sắt hoặc ngà, với duy nhất một mấu nhô lên để quặp vào
giữa ngón cái và ngón thứ hai.
4. Chopines, Italy
Ngày nay, còn rất ít bảo tàng lưu giữ được mẫu nguyên bản của
đôi giày chopines này. Những phiên bản đầu tiên của giày Chopines ra đời vào thời
kỳ Phục Hưng, nhưng đến tận đầu thế kỷ 17, nó vẫn là sự lựa chọn của nhiều phụ
nữ Italy.
Đôi giày này khá bất tiện, được sử dụng để làm người đi nó trông
có vẻ cao hơn. Nó có độ cao có thể lên tới 18 cm và cực kỳ đắt giá. Chopines
thường được làm từ gỗ, phủ lụa hay nhung, thêu bằng sợi bằng bạc, ren…
5. Giày tết bằng vỏ bạch dương, Phần Lan
Vào nửa đầu thế kỷ 20, phụ nữ Phần Lan đi giày tết bằng vỏ bạch
dương hàng ngày. Phụ nữ bình dân dùng chúng để tránh mưa, bùn và tuyết, thay
cho những đôi giày da đắt đỏ. Những phiên bản giày tương tự cũng được sử dụng tại
Nga, Na Uy và Thụy Điển.
6. Kabkabs – Lebanon
Kabkabs là tên đôi giày truyền thống, được làm từ gỗ đính bạc,
dành cho phụ nữ Trung Đông khi đi trên những con phố bùn đất. Những cô gái nhà
giàu mới sở hữu giày kabkabs đính bằng ngọc, thêu đính da, lụa, nhung…
Cái tên kabkabs bắt nguồn từ âm thanh mà đôi giày phát ra khi bước
trên sàn đá cẩm thạch. Vào những dịp quan trọng, người ta còn đính cả bạc vào
giày.
7. Giày cao gót cho đàn ông – châu Âu
Vào những năm 1700 ở châu Âu, giày tất trở thành một phần quan
trọng trong thời trang dành cho đàn ông. Vua Louis 14 là một trong những người
đầu tiên chọn đi giày cao gót, dấy lên một thứ “mốt” vào thời đó. Giày cao gót
cho nam cũng được trang trí với ruy băng, hoa hồng rất điệu đà.
8. Okobo – Nhật Bản
Ra đời từ những năm 70 của thế kỷ trước, okobo là tên của loại
guốc gỗ nổi tiếng ở Nhật. Thông thường, loại guốc này thường được cái maiko
(geisha thực tập) đi. Đôi giày có đế cực cao này giúp họ tránh vấy bùn vào những
bộ kimono đắt tiền mà họ mặc trên người.
Okobo chỉ làm từ một khúc gỗ duy nhất. Vào mùa hè, các maiko thường
đi okobo sơn mài đen. Mỗi đôi okobo thường có độ cao khoảng 14 cm, tạo ra những
tiếng động lách cách khi gõ trên sàn, đường phố.
Màu sắc của dải vải chữ V được gắn phía trên miếng gỗ sẽ thể hiện
đẳng cấp của một maiko. Chẳng hạn, một maiko mới bước vào nghề sẽ đi okobo vải
đỏ, trong khi người ở cấp độ gần chuyển lên geisha sẽ đi okobo vàng.
Supertramp
(Xzone/Tri Thức Thời Đại)
Lịch sử geisha
Trả lờiXóahttps://youtu.be/xlJieU_yUqQ