Nghị
đỉnh - Đỉnh đặt hàng thứ hai bên phải tượng trưng cho sự cương nghị
HỒ GIA TỬ
Hồ Gia Tử, tục danh con đuôn dừa, sinh sản rất nhiều ở rừng dừa các tỉnh Nam bộ, thịt ăn rất ngon. Theo các nhà Đông y, con đuôn dừa có nhiều dược tính có thể làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể rất tốt, nó làm tăng sức, sung dương khỏe thận. Đây là một loại côn trùng sống trên ngọn cây dừa (33), ăn những thức ăn ngon từ trong thân cây dừa mà trưởng thành. Vùng rừng Trường Sơn có một loại tương tự là con đuôn mây, sống trên ngọn cây đoác, thịt ăn cũng rất ngon.
HỒ GIA TỬ
Hồ Gia Tử, tục danh con đuôn dừa, sinh sản rất nhiều ở rừng dừa các tỉnh Nam bộ, thịt ăn rất ngon. Theo các nhà Đông y, con đuôn dừa có nhiều dược tính có thể làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể rất tốt, nó làm tăng sức, sung dương khỏe thận. Đây là một loại côn trùng sống trên ngọn cây dừa (33), ăn những thức ăn ngon từ trong thân cây dừa mà trưởng thành. Vùng rừng Trường Sơn có một loại tương tự là con đuôn mây, sống trên ngọn cây đoác, thịt ăn cũng rất ngon.
(33).
ĐNTLCB, Hà Nội, xb, (1968), phiên nhầm là con bươm bướm. Con bươm bướm là hồ
điệp, rễ bươm bướm là hồ điệp căn, không phải là con hồ gia tử.
TƯỢNG
Tượng, tục danh là con voi, loài vật bốn chân to lớn nhất rừng xanh.Người xưa cho rằng, thân con voi đủ cả hình dáng của 12 giống vật. Và còn chua thêm: hào quang của Sao Dao tản ra hóa làm con voi. Nên nó cũng là con vật linh được thờ trong các ngôi đền, hay làm thần vật trấn yểm trước các dinh phủ, công đường xưa. Tuy con voi to lớn, nhưng con người biết dùng phép bắt voi: người ta lùa voi cái vào rừng, hàng ngày cho ăn mía, dụ voi đực đến, đặt bẫy để bắt, đem về nuôi dạy, dần dần voi hiểu biết ý người, do vậy người quản nài chỉ cầm cái búa nhỏ có mỏ cong để sai khiến mà voi không dám trái ý. Tương truyền hồi đầu triều nhà Nguyễn, ở địa phận xã Nguyệt Biều, tỉnh Thừa Thiên và phường Thị Bình, tỉnh Bình Định đều có sở dụ voi. Do tai của voi có dầu, gọi là sơn tính pháp, nên thường dùng cây ràng buộc để phòng voi chạy xổng. Theo kinh nghiệm của người chăm voi, nếu voi mắc bệnh ăn đất thì dùng bã đậu cho ăn liền khỏi. Voi ăn mỗi này khoảng từ 200 đến 300 kg cỏ, lá cây, cành cây nhỏ, măng tre nứa, mía cây. Thời gian voi mang thai từ 21 đến 22 tháng. Voi đẻ mỗi lứa một con, có chu kỳ sinh sản bốn đến năm năm một lần. Dù to lớn, nặng nề nhưng voi có linh giác, đi biết chỗ chắc hay không chắc, thấy chỗ không được chắc thì không chịu đi qua, nên các tiền quân (tiền ngự đạo) của các đế vương ngày xưa thường dùng voi dẫn đường đi trước.
TƯỢNG
Tượng, tục danh là con voi, loài vật bốn chân to lớn nhất rừng xanh.Người xưa cho rằng, thân con voi đủ cả hình dáng của 12 giống vật. Và còn chua thêm: hào quang của Sao Dao tản ra hóa làm con voi. Nên nó cũng là con vật linh được thờ trong các ngôi đền, hay làm thần vật trấn yểm trước các dinh phủ, công đường xưa. Tuy con voi to lớn, nhưng con người biết dùng phép bắt voi: người ta lùa voi cái vào rừng, hàng ngày cho ăn mía, dụ voi đực đến, đặt bẫy để bắt, đem về nuôi dạy, dần dần voi hiểu biết ý người, do vậy người quản nài chỉ cầm cái búa nhỏ có mỏ cong để sai khiến mà voi không dám trái ý. Tương truyền hồi đầu triều nhà Nguyễn, ở địa phận xã Nguyệt Biều, tỉnh Thừa Thiên và phường Thị Bình, tỉnh Bình Định đều có sở dụ voi. Do tai của voi có dầu, gọi là sơn tính pháp, nên thường dùng cây ràng buộc để phòng voi chạy xổng. Theo kinh nghiệm của người chăm voi, nếu voi mắc bệnh ăn đất thì dùng bã đậu cho ăn liền khỏi. Voi ăn mỗi này khoảng từ 200 đến 300 kg cỏ, lá cây, cành cây nhỏ, măng tre nứa, mía cây. Thời gian voi mang thai từ 21 đến 22 tháng. Voi đẻ mỗi lứa một con, có chu kỳ sinh sản bốn đến năm năm một lần. Dù to lớn, nặng nề nhưng voi có linh giác, đi biết chỗ chắc hay không chắc, thấy chỗ không được chắc thì không chịu đi qua, nên các tiền quân (tiền ngự đạo) của các đế vương ngày xưa thường dùng voi dẫn đường đi trước.
Voi
biết phân biệt gian, ngay, là loài vật trung thành. Nhưng một khi nó phản thì
tan tành những nơi nó đi qua. Thịt, da voi rất dai, phổi, da và thịt đều có thể
dùng làm thuốc, chữa bệnh mụn nhọt lở loét lâu ngày không liền miệng, trị phong
hàn. Ngà voi cũng là loại thuốc quí, có giá trị rất cao, và thường được dùng để
trang trí thể hiện uy quyền và may mắn của chủ nhân.
Thời
Minh Mạng, tượng quân chia ra thành đội, mỗi đội 40 con voi. Số voi ở Kinh
thành 150 con, ở Bắc thành 110 con, ở Gia Định thành 75 con, ở Quảng Nam 35
con, ở Bình Định 30 con, ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa mỗi nơi
15 con; Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận mỗi nơi 7 con. Nhiều con voi
có công lao trong chiến đấu, được phong cấp hàm rất cao (như Đô đốc Hùng Tượng
Ré, Đô đốc Hùng Tượng Bình, Đô đốc Hùng Tượng Nhĩ, Hùng Tượng Bôn), được hưởng
chế độ ăn uống đúng với chức danh của tượng quân, khi chết được lập miếu thờ
như miếu Long Châu thường gọi điện Voi Ré rất nổi tiếng ở thôn Trường Đá,
phường Thủy Biều, thành phố Huế.
Trước đây ở Việt Nam, rừng tỉnh nào cũng có voi sinh sống, theo từng đàn từ 5 đến 20 con. Do nhiều nguyên nhân nên số lượng voi đang mất dần, rất cần được bảo vệ.
THUẬN AN HẢI KHẨU
Trước đây ở Việt Nam, rừng tỉnh nào cũng có voi sinh sống, theo từng đàn từ 5 đến 20 con. Do nhiều nguyên nhân nên số lượng voi đang mất dần, rất cần được bảo vệ.
THUẬN AN HẢI KHẨU
Thuận An Hải Khẩu, tức cửa biển Thuận An, ở về phía đông bắc của huyện Phú Vang, cách Kinh thành Huế chừng 13 cây số đường bộ và gần 10 cây số đường thủy, thời xa xưa gọi là cửa Noãn Hải, có lúc lại gọi là cửa Yêu Hải, tức cửa Eo, năm Gia Long thứ 13 đổi tên Thuận An. Hồi đầu thời chúa Nguyễn, lúc chúa Nguyễn Phúc Tần còn làm Thái tử, ông mưu trí, dũng cảm chỉ huy thủy quân đánh chìm tàu Ô Lan (tức Hà Lan) ở ngoài khơi cửa Noãn Hải, tức cửa biển này. Sách Ô Châu cận lục nói rằng: Trước kia, từ cửa biển Việt Hải đến cửa Tư Dung gọi là Đại Trường Sa, đến thời nhà Hồ, năm Khai Đại thứ nhất, chỗ thắt eo bị vỡ, lấy quân sĩ kinh thành (từ Thăng Long vào) đắp lại, nhưng vào khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm, thường bị nạn ngập lụt, đến đời Cảnh Thống nhà Lê, lại vỡ to, mới gọi là Tiểu Trường Sa. Cứ theo sự ghi chép của Ô Châu cận lục, thì thời cổ xưa, các sông ở Thừa Thiên đều chảy về phía đông nam vào phá Hà Trung, rồi đổ ra cửa Tư Dung, tức Tư Hiền ngày nay. Đến thời nhà Hồ, chỗ thắt eo vỡ ra đã được lấp lại ngay, đến đời Lê Cảnh Thống lại vỡ mới thành cửa biển; từ đấy đến nay, cửa Tư Hiền đã nông cạn, thuyền biển chỉ do cửa này ra vào, nhưng ngọn nước khuất khúc, bãi cát lô nhô, rất là hiểm trở. Người xưa thấy vậy thì nói rằng, có lẽ ý trời xếp đặt để làm thành hào móng bảo vệ quốc gia. Đầu đời vua Gia Long, lập thủ sở, đặt một chức thủ ngự và một chức tấn thủ, có 3 đội lính lệ đi tuần phòng ngoài biển, và hộ tống thuyền quan ra vào. Năm Minh Mạng thứ 15 dựng vọng lâu ở tấn sở, cấp cho thiên lý kính để quan sát tàu thuyền ngoài biển.
Giữa cuối thế kỷ XIX, tại cửa biển này, rất nhiều tấm gương giữ nước đã chiến đấu chống quân xâm lược Pháp và anh dũng hy sinh để bảo vệ Kinh thành Huế.
Cửa
biển Thuận An có vị trí chiến lược xung yếu về mặt quốc phòng và giao thông vận
tải bằng đường biển ngày trước của Kinh đô Huế; bấy giờ là một trong Hai
mươi cảnh đẹp Thần kinh do vua Thiệu Trị “xếp hạng”.
Đầu
thế kỷ XX, một nhà nghiên cứu về vùng Thuận An đã viết: “Cửa biển Thuận
An là miệng cười duyên dáng của nàng sông Hương”, thật là giàu ý tứ
chiêm nghiệm mới thốt lên được như vậy.
Ngày
nay, tại vùng cửa biển Thuận An, dân cư đông đúc, phố xá phát triển đã trở nên
sầm uất của một đô thị vệ tinh giàu tiềm năng kinh tế và văn hóa du lịch biển
của Thừa Thiên Huế.
HẢI ĐƯỜNG HOA
Hải Đường Hoa, tức hoa hải đường, là một loài hoa màu đỏ hồng tươi thắm, cánh hoa cứng cáp, cân đối, dáng rất đẹp. Theo lời chú trong bài thơ Vịnh hoa hải đường của vua Minh Mạng thì hoa hải đường có bốn loại: chiêm cánh, tây phủ, thủy lục, mộc qua. Lại có loại hoàng sắc, loại hoa hương. Nhưng đều cành yếu, hoa nhỏ, hoặc vàng, hoặc đỏ lợt, hoặc màu yên chi, chỉ màu sắc ấy mà thôi. Còn hải đường ở phương Nam thì cây cao, lá lớn và dài, nhọn, hoa đỏ tươi, lòng hoa có nhị, cánh hoa lớn mà dày, khi nở đẹp giống hoa phù dung, cho nên có tục danh là hạn liên. Hoa hải đường nở từ cuối đông đến cuối xuân, bất chấp thời tiết giá lạnh của mùa đông. Sách Đại Nam nhất thống chí nói rằng, đem so sánh với hoa hải đường sinh sản ở đất Thục thì hoa hải đường nước ta đẹp hơn nhiều, tựa hồ ở Trung Hoa không có giống ấy, cho nên từ xưa sự trước thuật về loại hoa này có khác nhau. Nếu như bảo rằng: hoa phong mãn, lá thịnh mậu, trạng thái nhu mỳ như gái chưa chồng, túy mạo tựa Dương Quí Phi, yêu kiều sánh với Tây Thi, nói như thế thật thì cũng chưa đủ hình dung ra loài hoa ấy. Lại có một loại nữa tên là kim ty hải đường.
HẢI ĐƯỜNG HOA
Hải Đường Hoa, tức hoa hải đường, là một loài hoa màu đỏ hồng tươi thắm, cánh hoa cứng cáp, cân đối, dáng rất đẹp. Theo lời chú trong bài thơ Vịnh hoa hải đường của vua Minh Mạng thì hoa hải đường có bốn loại: chiêm cánh, tây phủ, thủy lục, mộc qua. Lại có loại hoàng sắc, loại hoa hương. Nhưng đều cành yếu, hoa nhỏ, hoặc vàng, hoặc đỏ lợt, hoặc màu yên chi, chỉ màu sắc ấy mà thôi. Còn hải đường ở phương Nam thì cây cao, lá lớn và dài, nhọn, hoa đỏ tươi, lòng hoa có nhị, cánh hoa lớn mà dày, khi nở đẹp giống hoa phù dung, cho nên có tục danh là hạn liên. Hoa hải đường nở từ cuối đông đến cuối xuân, bất chấp thời tiết giá lạnh của mùa đông. Sách Đại Nam nhất thống chí nói rằng, đem so sánh với hoa hải đường sinh sản ở đất Thục thì hoa hải đường nước ta đẹp hơn nhiều, tựa hồ ở Trung Hoa không có giống ấy, cho nên từ xưa sự trước thuật về loại hoa này có khác nhau. Nếu như bảo rằng: hoa phong mãn, lá thịnh mậu, trạng thái nhu mỳ như gái chưa chồng, túy mạo tựa Dương Quí Phi, yêu kiều sánh với Tây Thi, nói như thế thật thì cũng chưa đủ hình dung ra loài hoa ấy. Lại có một loại nữa tên là kim ty hải đường.
Người miền Trung, nhất là người Huế, thích trồng hải
đường để làm cảnh. Trong vườn các ngôi chùa đình làng, nhà thờ họ đều có trồng
hải đường, những ngày sóc, vọng, hay giỗ chạp, đôi khi người ta vẫn dùng hoa
này để dâng cúng.
Một số hoa cùng loài hải đường có cây được gọi là trà
mi, như trà mi Nhật Bản, trà mi vàng, trà mi Đài Loan. Hoa trà mi có màu trắng,
hồng hoặc đỏ rất đẹp... Lại có cây táo được gọi là cây hoang dại, cành mềm, hoa
nhỏ màu vàng mà thi hào Nguyễn Du đã tả trong Truyện Kiều: “Hải đường
lả ngọn đông lân / Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”, chính là
loại tây phủ trong thơ của vua Minh Mạng, cũng là loài hoa
đẹp.
Hoa
và rễ của hải đường được các nhà Đông y dùng chế biến làm thuốc cầm máu, có tác
dụng làm mát máu, giải độc; trong các trường hợp nôn ra máu, xuất huyết tử
cung, chảy máu cam... dùng rất hiệu nghiệm.
Mỗi khi mùa xuân về, chợ hoa những ngày giáp Tết ở Huế tràn ngập các loài hoa, riêng hải đường có một dung mạo riêng, không lẫn với loài hoa nào, thật là sang trọng và nhã nhặn; xét ra hải đường cũng thật “đáng mặt” là loài hoa quí phái.
Mỗi khi mùa xuân về, chợ hoa những ngày giáp Tết ở Huế tràn ngập các loài hoa, riêng hải đường có một dung mạo riêng, không lẫn với loài hoa nào, thật là sang trọng và nhã nhặn; xét ra hải đường cũng thật “đáng mặt” là loài hoa quí phái.
UYÊN ƯƠNG
Uyên Ương, còn gọi là chim hoàng áp, lại có tên thất điểu, dân gian quen gọi con le le. Thân chim này chỉ bằng con vịt nhỏ, có màu sắc vàng, vân hoa, đầu đỏ, lông xanh biếc, cánh đen, đuôi đen, móng đỏ, ở cổ có lông trắng dài rủ xuống đến đuôi. Khi nằm, con trống, con mái thường tréo cổ nhau; không bao giờ lìa, nếu một con bị bắt mất thì con kia tương tư mà chết, nên được gọi là thất điểu. Người xưa thường ví đôi trai gái chung tình, hạnh phúc như “đôi uyên ương” là dựa theo chuyện này. Uyên là con trống, ương là con mái. Theo Đông y, thịt uyên ương đem nướng chả, dược tính có thể chữa được chứng bệnh mơ màng. Đầm hồ nước ta, hay như phía bắc đầm phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chim uyên ương sinh sống.
BẠCH ĐẰNG GIANG
Bạch Đằng Giang, tức sông Bạch Đằng, còn có tên sông Vân Cừ, sông Rừng (cho nên bến phà qua sông này ở gần cửa biển Hải Phòng cũng gọi là bến phà Rừng); nguồn chính chảy từ sông Lục Đầu tỉnh Hải Dương cũ, có các chi mạch từ Đông Triều chảy về gặp sông Giá và sông Đá Bạc, chảy xuống dưới thông với sông Nam Triệu ở huyện Thủy Nguyên, rồi đổ ra cửa biển Bạch Đằng. Do địa hình sông chảy mà ngày nay nó trở thành dòng sông phân chia giới hạn giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Sông có nhiều chi lưu như: sông Khoai, sông Giá, sông Điền Công, sông Thái, sông Chanh tạo nên những ngã ba phức tạp, luồng lạch khó lường. Đôi bờ dòng chính của sông cảnh vật trù phù, bờ bãi trải rộng, xứng danh sông lớn một vùng. Trong lịch sử chống giặc phương Bắc, vào tháng 11 năm 938, Ngô Quyền đã dùng gỗ lim vót nhọn làm cọc, chờ khi thủy triều lên cao, ông cho quân sĩ bí mật cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, đợi khi giặc đến, nước triều xuống ông mới xua quân phản công đánh tan quân Nam Hán. Năm 981, Lê Hoàn dùng chiến thuật cũ đánh thắng quân nhà Tống cũng trên sông Bạch Đằng. Đến năm 1288, Trần Hưng Đạo lại áp dụng chiêu thức “đóng cọc nhọn” đánh thắng oanh liệt quân Nguyên Mông tại đây. Có lẽ, Bạch Đằng là con sông oai hùng được sử sách ghi chép, thi phú ngợi ca nhiều nhất. Nó xứng đáng được tôn vinh là con sông thần giữ nước của dân tộc Đại Việt. Một con sông lừng danh ghi nhiều dấu ấn lịch sử chống ngoại xâm đến muôn đời.
Uyên Ương, còn gọi là chim hoàng áp, lại có tên thất điểu, dân gian quen gọi con le le. Thân chim này chỉ bằng con vịt nhỏ, có màu sắc vàng, vân hoa, đầu đỏ, lông xanh biếc, cánh đen, đuôi đen, móng đỏ, ở cổ có lông trắng dài rủ xuống đến đuôi. Khi nằm, con trống, con mái thường tréo cổ nhau; không bao giờ lìa, nếu một con bị bắt mất thì con kia tương tư mà chết, nên được gọi là thất điểu. Người xưa thường ví đôi trai gái chung tình, hạnh phúc như “đôi uyên ương” là dựa theo chuyện này. Uyên là con trống, ương là con mái. Theo Đông y, thịt uyên ương đem nướng chả, dược tính có thể chữa được chứng bệnh mơ màng. Đầm hồ nước ta, hay như phía bắc đầm phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chim uyên ương sinh sống.
BẠCH ĐẰNG GIANG
Bạch Đằng Giang, tức sông Bạch Đằng, còn có tên sông Vân Cừ, sông Rừng (cho nên bến phà qua sông này ở gần cửa biển Hải Phòng cũng gọi là bến phà Rừng); nguồn chính chảy từ sông Lục Đầu tỉnh Hải Dương cũ, có các chi mạch từ Đông Triều chảy về gặp sông Giá và sông Đá Bạc, chảy xuống dưới thông với sông Nam Triệu ở huyện Thủy Nguyên, rồi đổ ra cửa biển Bạch Đằng. Do địa hình sông chảy mà ngày nay nó trở thành dòng sông phân chia giới hạn giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Sông có nhiều chi lưu như: sông Khoai, sông Giá, sông Điền Công, sông Thái, sông Chanh tạo nên những ngã ba phức tạp, luồng lạch khó lường. Đôi bờ dòng chính của sông cảnh vật trù phù, bờ bãi trải rộng, xứng danh sông lớn một vùng. Trong lịch sử chống giặc phương Bắc, vào tháng 11 năm 938, Ngô Quyền đã dùng gỗ lim vót nhọn làm cọc, chờ khi thủy triều lên cao, ông cho quân sĩ bí mật cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, đợi khi giặc đến, nước triều xuống ông mới xua quân phản công đánh tan quân Nam Hán. Năm 981, Lê Hoàn dùng chiến thuật cũ đánh thắng quân nhà Tống cũng trên sông Bạch Đằng. Đến năm 1288, Trần Hưng Đạo lại áp dụng chiêu thức “đóng cọc nhọn” đánh thắng oanh liệt quân Nguyên Mông tại đây. Có lẽ, Bạch Đằng là con sông oai hùng được sử sách ghi chép, thi phú ngợi ca nhiều nhất. Nó xứng đáng được tôn vinh là con sông thần giữ nước của dân tộc Đại Việt. Một con sông lừng danh ghi nhiều dấu ấn lịch sử chống ngoại xâm đến muôn đời.
Năm
Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, nhà vua cho chạm hình tượng sông
Bạch Đằng lên Nghị đỉnh. Năm Tự Đức thứ 3, 1850, liệt vào hàng sông lớn
chép trong điển thờ, hàng năm sai quan sắm lễ vật đến tế thần sông.
Mỗi
lần có dịp ngang qua dòng sông Bạch Đằng, người Việt như nghe được tiếng quân
reo từ ngàn xưa vọng lại.
Sông
Bạch Đằng và các chi lưu của nó đã tạo nên một môi trường sinh trưởng thuận lợi
cho các loài thủy sản, đồng thời tạo thành hệ thống đường thủy tự nhiên vô cùng
năng động. Dòng sông đã chuyển tải phù sa bồi đắp làm giàu thêm cho đồng ruộng
của các tỉnh ven biển miền Đông Bắc nước ta.
Dưới
thời nhà Trần, danh sĩ Trương Hán Siêu đã sáng tác bài Phú Bạch Đằng
Giang nổi tiếng, lưu truyền sử xanh.
...
“Sông Đằng mỗi dải dài ghê!/ Luống to sóng lớn dồn về biển Đông/ Trời Nam
sinh kẻ anh hùng/ Tăm kình yên lặng, non sông vững vàng/ Nhà Trần hai vị
Thánh vương/ Tẩy trần còn dấu bao hàng giáp binh/ Nghìn xưa ngâm cuộc thanh
bình/ Há vì đất hiểm, bởi mình đức cao...”.
BIỂN ĐẬU
Biển Đậu, tục danh đậu ván, còn gọi là duyên ly đậu (loại đậu leo rào), lại có một tên nữa là nga my đậu (tức là đậu mày tằm), người ta thường trồng ở nơi rào giậu, hoặc trồng leo giàn thì sai quả hơn. Đậu ván quả còn non luộc ăn khá ngon. Hạt đậu nấu chè, nấu xôi, làm bột bánh ăn rất ngon. Đậu ván có thể dùng làm thuốc chữa bệnh hoắc loạn cấp tính, hạ khí, giải độc, chữa đi tiêu chảy; làm thuốc bổ tỳ vị cho trẻ con rất hiệu nghiệm.
BIỂN ĐẬU
Biển Đậu, tục danh đậu ván, còn gọi là duyên ly đậu (loại đậu leo rào), lại có một tên nữa là nga my đậu (tức là đậu mày tằm), người ta thường trồng ở nơi rào giậu, hoặc trồng leo giàn thì sai quả hơn. Đậu ván quả còn non luộc ăn khá ngon. Hạt đậu nấu chè, nấu xôi, làm bột bánh ăn rất ngon. Đậu ván có thể dùng làm thuốc chữa bệnh hoắc loạn cấp tính, hạ khí, giải độc, chữa đi tiêu chảy; làm thuốc bổ tỳ vị cho trẻ con rất hiệu nghiệm.
Người
phụ nữ Huế có biệt tài thường dùng đậu ván nấu chè ngon có tiếng khắp nước. Lại
có một loại đậu tương tự đậu ván quen gọi đậu ngự, ngày xưa thường dùng để tiến
vua.
HẢI ĐẠO
Hải Đạo, chỉ về một loại thuyền chèo chiến đấu chuyên đi biển, được sản xuất nhiều dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Thủy binh nhà Nguyễn điều động loại thuyền này rất linh hoạt trong chiến đấu và diễn tập trên sông nước. Trong một đơn vị thủy binh ngày trước, hải đạo được tổ chức từng nhóm hàng chục chiếc một, khi chiến đấu thì cơ động nhanh, lúc tuần tiễu thì đi theo hàng để tiện bề hỗ trợ cho nhau.
HẢI ĐẠO
Hải Đạo, chỉ về một loại thuyền chèo chiến đấu chuyên đi biển, được sản xuất nhiều dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Thủy binh nhà Nguyễn điều động loại thuyền này rất linh hoạt trong chiến đấu và diễn tập trên sông nước. Trong một đơn vị thủy binh ngày trước, hải đạo được tổ chức từng nhóm hàng chục chiếc một, khi chiến đấu thì cơ động nhanh, lúc tuần tiễu thì đi theo hàng để tiện bề hỗ trợ cho nhau.
Hải
đạo cũng đánh dấu một thành tựu đóng thuyền đi biển của quân dân Việt Nam từ
thế kỷ XIX.
NAM ĐẨU
Nam Đẩu, tức sao Nam Đẩu, thường gọi Tiểu Hùng tinh, quần tinh ở về miền Nam, tức Nam Cực.
NAM ĐẨU
Nam Đẩu, tức sao Nam Đẩu, thường gọi Tiểu Hùng tinh, quần tinh ở về miền Nam, tức Nam Cực.
Người đi qua
sa mạc, lạc rừng hay trên biển cả, giữa mênh mông sóng dữ, ban đêm nhìn lên bầu
trời thấy sao Bắc Đẩu, hay Nam Đẩu đều có thể xác định được phương hướng cho
cuộc hành trình có cơ nguy lạc lối.
Theo truyền
thuyết, chòm sao Nam Đẩu (Nam Tào) được ông trời ủy nhiệm mà biến thành vị thần
giữ sổ tử. Bắc Đẩu giữ sổ sinh, Nam Đẩu giữ sổ tử của hạ giới. Việc sống thọ
hay chết yểu của con người đều xuất phát từ hai vị thần giữ sổ này.
QUẾ
Quế, còn gọi là mẫu quế, hay là sâm quế. Phàm những loài cây thân mộc, giữa lá đều có một gân dọc, riêng lá quế có hai gân như hình ngọc khuê. Quế lại có công dụng làm chất dẫn được các vị thuốc khác, như sứ giả cầm ngọc khuê, cho nên viết theo chữ khuê. Ngày trước, cây quế được trồng nhiều ở các lăng vua; vị rất cay. Thơ “Vịnh Nam quế” của vua Minh Mạng có nói tới cây quế lớn vòng đến mấy thước, hoa nhỏ như hột gạo mà không thơm, lá to dài và nhẵn, có ba sống dọc, vỏ thô dày mà ngọt thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc rất tốt. Tuy cùng sinh sản ở phương Nam, nhưng ngày trước quế tỉnh Thanh Hóa thì tốt hơn cả. Quế Thanh Hóa còn gọi là nhục quế, quế quỳ được dùng nhiều trong cung, thứ đến quế ở Nghệ An, quế Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tương truyền lá của cây quế dùng làm thuốc chữa bệnh phù thũng rất hiệu nghiệm. Ngoài những chất như tinh bột, chất nhầy, chất màu, đường trong quế, người ta còn ép dầu quế để làm hương liệu trong công nghiệp. Ngày nay các tỉnh miền núi, vùng bán sơn địa, nhiều nơi trồng được, nhưng nhiều nhất vẫn là các tỉnh miền Trung và vùng đất đỏ Tây Nguyên, quế trồng bạt ngàn thành rừng để xuất khẩu.
QUẾ
Quế, còn gọi là mẫu quế, hay là sâm quế. Phàm những loài cây thân mộc, giữa lá đều có một gân dọc, riêng lá quế có hai gân như hình ngọc khuê. Quế lại có công dụng làm chất dẫn được các vị thuốc khác, như sứ giả cầm ngọc khuê, cho nên viết theo chữ khuê. Ngày trước, cây quế được trồng nhiều ở các lăng vua; vị rất cay. Thơ “Vịnh Nam quế” của vua Minh Mạng có nói tới cây quế lớn vòng đến mấy thước, hoa nhỏ như hột gạo mà không thơm, lá to dài và nhẵn, có ba sống dọc, vỏ thô dày mà ngọt thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc rất tốt. Tuy cùng sinh sản ở phương Nam, nhưng ngày trước quế tỉnh Thanh Hóa thì tốt hơn cả. Quế Thanh Hóa còn gọi là nhục quế, quế quỳ được dùng nhiều trong cung, thứ đến quế ở Nghệ An, quế Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tương truyền lá của cây quế dùng làm thuốc chữa bệnh phù thũng rất hiệu nghiệm. Ngoài những chất như tinh bột, chất nhầy, chất màu, đường trong quế, người ta còn ép dầu quế để làm hương liệu trong công nghiệp. Ngày nay các tỉnh miền núi, vùng bán sơn địa, nhiều nơi trồng được, nhưng nhiều nhất vẫn là các tỉnh miền Trung và vùng đất đỏ Tây Nguyên, quế trồng bạt ngàn thành rừng để xuất khẩu.
Trong Tây y,
quế và tinh dầu của nó được coi là vị thuốc có tác dụng kích thích làm cho sự
tuần hoàn nhanh lên (huyết được lưu thông), hô hấp mạnh lên. Quế còn gây co
mạch. Sự bài tiết cũng được tăng lên. Nó còn là chất gây co bóp tử cung và tăng
nhu động ruột. Tinh dầu quế có chất sát trùng mạnh.
Còn theo
Đông y, quế là một vị thuốc bổ, có thể chữa khỏi đau mắt, đau gân, nhức mỏi, tê
bại, ho hen, kinh nguyệt bế, tiểu tiện bất lợi, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh nở,
trị được bệnh đau bụng đi tả nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài việc dùng dược liệu
quế phối hợp với các vị thuốc khác, quế còn được sao để dùng độc vị. Ngày
trước, người ta thường dùng quế chưng cất lấy nước rưới lên thi hài người chết
để giữ thân nhiệt được lâu hơn.
Tuy có nhiều
người dùng quế, rất tin ở quế, nhưng cũng có một số trường hợp dùng nhiều quế
mà bị hỏng mắt, cho nên phải thật cẩn thận khi dùng quế chữa mắt. Người âm
dương hư thịnh, phụ nữ có thai không dùng được.
Do cây quế
có nhiều ích lợi, năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng
cây quế vào Nghị đỉnh.
Hiện
nay ở Việt Nam, còn có các giống quế như: quế Thanh, quế Quảng, quế
Trung Quốc, quế quan, quế rành, quế bì... Giống nào cũng quí, duy chất lượng,
độ cay nồng, lượng dầu có khác nhau đôi chút. Theo tài liệu cổ, quế có
vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, vào hai kinh can và thận; có tác dụng
bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa tay chân co quắp, lưng
gối tê mỏi, ung thư.
TRƯỜNG THƯƠNG
Trường Thương, tức cây giáo dài (34), một loại vũ khí cán dài có gắn lưỡi dao ở cuối, lưỡi dao bằng thép có khoét hai đường rãnh hai bên để khi đâm vào dễ rút ra và để đối phương dễ bị nạn, gây tử vong nhanh; được trang bị cho quân đội và cấp cho lính trạm chuyển công văn trên đường thiên lý Bắc - Nam. Loại giáo này được sản xuất nhiều ở thời Gia Long, Minh Mạng. Dưới triều Tự Đức mở khoa thi Tiến sĩ Võ, trong bài thi có môn trường thương, tức dùng giáo dài này để thể hiện tài thao lược.
TRƯỜNG THƯƠNG
Trường Thương, tức cây giáo dài (34), một loại vũ khí cán dài có gắn lưỡi dao ở cuối, lưỡi dao bằng thép có khoét hai đường rãnh hai bên để khi đâm vào dễ rút ra và để đối phương dễ bị nạn, gây tử vong nhanh; được trang bị cho quân đội và cấp cho lính trạm chuyển công văn trên đường thiên lý Bắc - Nam. Loại giáo này được sản xuất nhiều ở thời Gia Long, Minh Mạng. Dưới triều Tự Đức mở khoa thi Tiến sĩ Võ, trong bài thi có môn trường thương, tức dùng giáo dài này để thể hiện tài thao lược.
(34).
ĐNTLCB, Hà Nội xb, (1968), tái bản (2004), phiên chữ trường thương là súng
trường, không đúng, giáo dài mới là trường thương.
CỬU AN HÀ
Cửu An Hà, tức sông Cửu An, còn gọi là sông Cửu Yên, sông Bi,sông Ba Đông, sông Bằng Ngang, sông đào ở tỉnh Hưng Yên. Nối nguồn từ sông Kim Ngưu của huyện Kim Động, chảy qua huyện Ân Thi, sang huyện Phù Cừ gặp sông Nghĩa Tư rồi chảy về hợp nước với sông Luộc ở đoạn cuối huyện Phù Cừ, giáp giới tỉnh Thái Bình (35). Dòng sông này vốn được đào từ cuối đời Hậu Lê, nhưng qua thời gian bị đất cát bồi lấp, thuyền bè khó đi, đến thời nhà Nguyễn, tháng 2 năm 1835, theo thỉnh cầu của quan dân địa phương, vua Minh Mạng cho đào mới tách riêng ra một đoạn dài, và đặt tên Cửu An Hà. Đến tháng 10 cùng năm, vua lại sai Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ và các quan viên trong hạt phải thân hành đến tận nơi khám xét, bàn tính kỹ để đào thêm đoạn nữa rồi tâu lên. Đình thần nghị bàn và cho rằng việc đào sông Cửu An là để chia sức nước. Sông Cửu An đã đào thì dòng sông Nhị Hà sẽ chảy vào đó, vậy không thể không có đê để chống đỡ được. Cho nên phải đắp đê ở hai bên bờ, từ chỗ cửa sông Nghi Xuyên đến đầm sâu Sài Thị, giáp với hai bên sông Cái. Những chỗ đầu sông ngòi khác mà tiếp giáp với sông mới đào, đều cho đặt một cái cống có cánh cửa, rộng 6, 7 thước để thuyền có thể qua lại được, trên bắc cầu ngang sông, dưới làm cửa bằng ván gỗ để việc đóng, mở.
Cửu An Hà, tức sông Cửu An, còn gọi là sông Cửu Yên, sông Bi,sông Ba Đông, sông Bằng Ngang, sông đào ở tỉnh Hưng Yên. Nối nguồn từ sông Kim Ngưu của huyện Kim Động, chảy qua huyện Ân Thi, sang huyện Phù Cừ gặp sông Nghĩa Tư rồi chảy về hợp nước với sông Luộc ở đoạn cuối huyện Phù Cừ, giáp giới tỉnh Thái Bình (35). Dòng sông này vốn được đào từ cuối đời Hậu Lê, nhưng qua thời gian bị đất cát bồi lấp, thuyền bè khó đi, đến thời nhà Nguyễn, tháng 2 năm 1835, theo thỉnh cầu của quan dân địa phương, vua Minh Mạng cho đào mới tách riêng ra một đoạn dài, và đặt tên Cửu An Hà. Đến tháng 10 cùng năm, vua lại sai Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ và các quan viên trong hạt phải thân hành đến tận nơi khám xét, bàn tính kỹ để đào thêm đoạn nữa rồi tâu lên. Đình thần nghị bàn và cho rằng việc đào sông Cửu An là để chia sức nước. Sông Cửu An đã đào thì dòng sông Nhị Hà sẽ chảy vào đó, vậy không thể không có đê để chống đỡ được. Cho nên phải đắp đê ở hai bên bờ, từ chỗ cửa sông Nghi Xuyên đến đầm sâu Sài Thị, giáp với hai bên sông Cái. Những chỗ đầu sông ngòi khác mà tiếp giáp với sông mới đào, đều cho đặt một cái cống có cánh cửa, rộng 6, 7 thước để thuyền có thể qua lại được, trên bắc cầu ngang sông, dưới làm cửa bằng ván gỗ để việc đóng, mở.
Đến tháng 2
năm 1836, lại cho đào tiếp sông Cửu An; công việc khẩn thiết phải huy động đến
20.000 dân phu các tỉnh quanh vùng để đào thêm hai đoạn mới nữa. Vua Minh Mạng
dụ rằng: “Đào sông Cửu An vốn để thoát nước sông Cái. Theo ý trẫm mà nói, thì
hạt ấy, từ trước vẫn cấy hai vụ chiêm mùa, ruộng chiêm cày cấy phải đợi lúc màu
thu hoạch rồi, thế tất phải muộn. Nay khai con sông này thì lúa mùa không cấy,
ruộng chiêm có thể làm sớm. Chuẩn cho bọn ngươi hết lòng làm việc khuyến nông:
đến vụ nước mùa thu rút rồi thì nên gieo mạ ngay. Đến kỳ tháng 11, 12 thì cấy,
cốt sao sang năm phải thu hoạch xong trước tiết tiểu mãn mới là thật khéo. Đó
là vì trẫm rất lo cho dân mà phải trông xuống. Các ngươi nên thể theo ý trẫm!”…
Thực hiện kế sách ấy, chẳng bao lâu sông đào Cửu An đã sớm hoàn thành. Những
quan viên, dân phu tham gia đào sông có công đều được ban thưởng.
Con sông đào
Cửu An không dài lắm, chỉ khoảng gần 27 cây số, nhưng nó đã góp phần quan trọng
tưới mát phù sa và thông thương đường thủy không những cho các huyện của Hưng
Yên mà còn làm lợi cho cả vùng đất của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và
huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình ngày nay.
(35).
Một số cuốn sách hướng dẫn du lịch chú sông Cửu An (tức sông Vàm Cỏ) ở tỉnh
Long An, không đúng. Ở đây vua Minh Mạng cho khắc sông đào Cửu An, ở tỉnh Hải
Dương cũ, nay con sông này thuộc về tỉnh Hưng Yên.
ĐÀN MỘC
Đàn Mộc, tục danh cây gỗ hoàng đàn. Một loại cây lấy gỗ mà thớ thịt của nó rất thơm, sắc trắng hơi vàng hoặc vàng; chôn lâu dưới đất không mục, do vậy mà ngày xưa những nhà quan quyền, giàu của, người ta hay dùng gỗ hoàng đàn làm quan quách chôn người chết, vì thớ gỗ rất bền. Hoàng đàn cũng được dùng làm đồ thờ, đóng đồ gia dụng, nhưng giá rất đắt nên chỉ nhà giàu mới sắm nổi. Sau hoàng đàn, thứ đến có gỗ giáng hương cũng là loại gỗ quí. Rừng các tỉnh nước ta đều có, nhưng nhiều nhất và dễ khai thác là ở các tỉnh vùng Nam bộ.
GIỚI
Đàn Mộc, tục danh cây gỗ hoàng đàn. Một loại cây lấy gỗ mà thớ thịt của nó rất thơm, sắc trắng hơi vàng hoặc vàng; chôn lâu dưới đất không mục, do vậy mà ngày xưa những nhà quan quyền, giàu của, người ta hay dùng gỗ hoàng đàn làm quan quách chôn người chết, vì thớ gỗ rất bền. Hoàng đàn cũng được dùng làm đồ thờ, đóng đồ gia dụng, nhưng giá rất đắt nên chỉ nhà giàu mới sắm nổi. Sau hoàng đàn, thứ đến có gỗ giáng hương cũng là loại gỗ quí. Rừng các tỉnh nước ta đều có, nhưng nhiều nhất và dễ khai thác là ở các tỉnh vùng Nam bộ.
GIỚI
Giới, tục danh cây rau cải, có rất nhiều loại rau cải. Giống cây rau này dễ mọc và lớn nhanh, ở đâu cũng có thể trồng được. Rau cải được dùng để muối dưa, chế biến làm nhiều món ăn ngon, có công dụng làm cho cơ thể đổ mồ hôi, chữa ho, viêm khí quản, trị đau dây thần kinh; lại có tánh khoan trung, nhẹ ruột và thông đàm.
Những
tỉnh hay bị bão lụt, người dân thường trữ hạt giống rau cải để gieo trồng chống
đói khi bị lũ lụt tàn phá, hay khi giêng hai giáp hạt mất mùa. Rau cải cũng
được xem là loại “lương thực” dễ trồng để chống đói và có thể ăn được nhiều
ngày.
QUẢNG BÌNH QUAN
QUẢNG BÌNH QUAN
Quảng Bình Quan, tức cửa thành Quảng Bình, còn gọi cửa thành Đồng Hới; nằm về phía đông, trong hệ thống Định Bắc Trường Thành. Thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, quân sư Đào Duy Từ (1572-1634) hiến kế đắp lũy ở Nhật Lệ, cửa này được làm bằng đất, cùng với hai cửa khác, là Lý Chính Đại Quan, sau đổi gọi là Võ Thắng Quan; cửa thứ ba là Thủ Ngự, để chống giữ phía biển Nhật Lệ. Hệ thống Định Bắc Trường Thành dài 3000 trượng, từ Đâu Mâu đến cửa Nhật Lệ, tạo nên một phòng tuyến quân sự vững chắc, nhằm ngăn chặn trước sự tấn công của đối phương. Cũng nhờ thành lũy quân sự này mà các chúa Nguyễn vững tâm hơn khi tiến xuống phía Nam. Về sau, để ghi nhớ công lao của quân sư Đào Duy Từ, người ta tôn gọi công trình này là Lũy Thầy.
Các
thành lũy ngày xưa thường bố trí 4 cửa theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, gồm:
cửa Tiền, cửa Hậu, cửa Tả, cửa Hữu; duy thành này chỉ có 3 cửa (cửa Tả, Hữu,
Hậu, không có cửa Tiền). Đây cũng là một điểm rất khác lạ về cấu trúc của thành
lũy. Thời trước, đường bộ, từ Bắc vào Phú Xuân nhất thiết phải đi qua cổng
thành Quảng Bình. Nhưng rồi thời gian hoang hóa. Đến thời vua Nguyễn mới cho
sửa lại. Ghi về cửa này, sách Đại Nam nhất thống chí chép:
“Cửa quan dài 2 trượng 1 thước; ngang 2 trượng 5 thước; thành ngoài che chắn hộ
vệ, cửa quan dài 14 trượng 6 thước, cao 3 thước, năm Minh Mạng thứ 6 xây bằng
đá; năm thứ 7, 1826, cho tên Quảng Bình Quan; năm thứ 17 đúc xong Cửu đỉnh, lấy
hình tượng cửa thành khắc lên Nghị đỉnh”. Năm Thiệu Trị thứ 2, xa giá Bắc tuần,
qua Quảng Bình Quan, nhà vua có thơ ngự chế chạm vào đá, sai dựng nhà bia ở bên
ngoài cửa thành để lưu niệm.
Suốt
trong thời kỳ nhà Nguyễn trị vì, cùng với toàn bộ hệ thống hào rãnh Lũy Thầy,
Quảng Bình Quan là niềm tự hào của triều đại, gắn liền với sự nghiệp khai quốc
công thần của Đào Duy Từ. Ngoài ra nó còn có giá trị cao về lịch sử và văn hóa,
là biểu tượng của vùng đất “địa linh nhân kiệt Quảng Bình”...
Sau
Hiệp định Genève, trước khi quân Pháp rút khỏi Quảng Bình, chúng đã dùng mìn
phá hủy Quảng Bình Quan (chỉ còn sót tấm đá bia Định Bắc Trường Thành).
Những
năm 1955 đến 1964, nhân dân Quảng Bình đã xây dựng và phục chế lại cổng thành
như xưa. Đồng thời đưa tấm bia Định Bắc Trường Thành vào dựng trong lòng cổng
thành, mở đường đi vòng hai bên, biến nơi đây thành công viên văn hóa.
Khi
Đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc, cổng thành này lại bị san phẳng. Mấy mươi
năm ngổn ngang, nhìn đống gạch vụn cửa thành, lòng người Quảng Bình không khỏi
ngậm ngùi…
Để
giữ lại những giá trị của Quảng Bình Quan, sau năm 1996, chính quyền tỉnh Quảng
Bình đã khôi phục lại biểu tượng duy nhất về cổng thành được chọn khắc lên Cửu
đỉnh.
LỤC HOA NGƯ
Lục Hoa Ngư, tức cá hoa xanh, tục danh cá lóc (36), lại gọi cá tràu đô, hơi giống cá chuối mà sức mạnh hơn, sống ở vùng sông nước Nam Bộ, sinh sôi rất nhiều. Tương truyền, trước kia ở Thừa Thiên trở ra không có giống cá này, đầu đời vua Gia Long mới sai chở về nuôi ở vùng Thừa Thiên, nay chỗ nào cũng có. Lại có một loại giống cá lóc mà nhỏ hơn, tục gọi cá tràu cẩn, tính hay nhảy. Tục truyền trẻ con chậm biết đi thì đem cá này đập vào cổ chân sẽ nhanh biết đi ngay. Cá lóc cho sản lượng thịt rất nhiều, là mối lợi lớn và nhanh của nhà nông.
LỤC HOA NGƯ
Lục Hoa Ngư, tức cá hoa xanh, tục danh cá lóc (36), lại gọi cá tràu đô, hơi giống cá chuối mà sức mạnh hơn, sống ở vùng sông nước Nam Bộ, sinh sôi rất nhiều. Tương truyền, trước kia ở Thừa Thiên trở ra không có giống cá này, đầu đời vua Gia Long mới sai chở về nuôi ở vùng Thừa Thiên, nay chỗ nào cũng có. Lại có một loại giống cá lóc mà nhỏ hơn, tục gọi cá tràu cẩn, tính hay nhảy. Tục truyền trẻ con chậm biết đi thì đem cá này đập vào cổ chân sẽ nhanh biết đi ngay. Cá lóc cho sản lượng thịt rất nhiều, là mối lợi lớn và nhanh của nhà nông.
(36).
Cá lóc còn có tên lê ngư, cá chuối là lễ ngư; hai giống cá khác nhau, nhưng có
đặc tính tương tự, sinh sản rất nhanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét