Trong lịch sử, người Việt chỉ cần 200 năm để vượt sông
Thu Bồn, Đồng Nai, MêKông và đi đến tận cùng đất mũi Cà Mau. Nhưng chúng ta phải
mất 400 năm mới vượt qua bờ sông Gianh để có thêm châu Ô, châu Lý và mở ra một
lộ trình mở đất nhọc nhằn. Mà từ đó mở ra một vùng đất Quảng (Theo tiếng Hán,
Quảng là vùng đất được mở ra, trải rộng). Như Quảng Bình là cuộc đất đều, bằng
phẳng, yên ổn… vậy Quảng Nam là vùng đất mở về phương Nam yêu dấu.
Xưa có lần tôi hỏi thày tôi (cụ thân sinh). Sao dân ca Bắc
bộ, luyến láy, lý tình lăng líu mà dân ca miền Trung buồn làm vậy. Thày tôi nói
(đại ý), đó là tiếng ca mất nước. Sau này tôi rõ hơn những Tháp Chàm, những hận
Đồ Bàn của vùng đất đó.
Và tôi hiểu hơn nữa dấu ghi còn lại của vùng đất này trong
tiếng Quảng Nam. Nói như Cụ Trần Quốc Vượng: Một số từ ngữ, đặc biệt là giọng
nói của người Quảng Nam là giọng người Chăm tập nói Tiếng Việt. Đặc biệt phương
ngữ không chỉ là di sản của người xứ Quảng mà nó còn được con sông Bà Rén, lũy
Trường Dục ôm ấp chở che gần như cô lập nhiều đời. Mà cho đến bây giờ “mưa… cứ
mưa bay trên tầng tháp cổ”, dấu tích của nền văn hóa ChămPa.
Ta không là nhà sử học, ngôn ngữ học, chắng là “nhà” gì
mà chỉ là “nhà ơi!” khi vợ gọi. Ta chỉ muốn hiểu thêm về tiếng Quảng Nam, mảnh
đất năm 1471 vua Lê Thánh Tông danh xưng cho nó.
Có chuyện rằng một sinh viên người QN nói trên TV: "Em
xin trả lời câu hủa của nhà bố Tạ Bích Lan". Người Quảng chính gốc phát âm các âm oi= ua, oan= an, uấn= ứn,....
Có câu chuyện vui sau.
“Gặp một cô gái xinh xắn ở bến xe đò, anh ngần ngừ muốn
làm quen mờ hỏng biết tính mần seo. Anh theo cô gái lin xe đò, từ xe đò dzìa tận
trong ngõ hẻm, thỉnh thoảng cô gái quay lợi liếc mét nhìn anh cừ làm anh choáng
dzoáng. Cúi cùng chịu hỏng nủi, anh ngập ngừng lin tiếng:
- Cô ui cô, số điện thoại của cô số mí để tui liên lạc mí
cô ?
Cô gái cừ lỏn lẻn:
- Tém hơi không, tém hơi, tém hơi...
- Cô lầm gùi, tui hỏng thích kí dzụ nì.
Cô gái đỏ mẹt:
-Thì em
núi gùi đó, số của em lờ tém hơi không, tém hơi, tém hơi (820-8282)??”
Trong thơ của Nam Trân, bài Eng có sử dụng một vài thổ
âm, thổ ngữ của đất Quảng - ta có thể hiểu “eng”: ăn; "đậu doáng":
đậu váng; "đậu hảu": đậu hủ; "hột dịt": hột vịt; "eng
hung": ăn lắm, ăn nhiều…
Ai eng chè đậu doáng
Ai eng đậu hảu không?
Ai eng hột dịt lộn
Ai ít ngọt? Xôi hông...?
Ta thử đọc xem, họ đang nói gì:
Chừ hay mai mốt anh ơi
Chu choa lâu rứa lơi bơi trổ trời
Ba nhe là bậu ba rơi
Ba lia, ba lém cùng đời ba lơn
Mưa dầm thấm đất lấm lem
Mưa chi dai nhách ba bên bốn bề…
Một giọng ca mộc mạc nhẹ nhàng. Khó có dịp nghe được
một người hát âm ngữ Quảng Nam như thế này. Một chìu mưa ngọt nịm.
Mưa chìu kỷ nịm
Sáng tác Duy Yên-Quốc Kỳ
Nhớ chìu nồ em đến thă(â)m anh
H(aư)ai bên đường phố đ(o)ã lên đèn
Mưa xưn gieng… mờ trén khung trời
Ngồi bên nhau lưu liến
Mưa thấm ướt đôi bờ d(aư)aii
Giọng Quảng Nôm quê hương tui nghe cũng ... được chứ hỉ anh?
Trả lờiXóa