Trích "Hoa Lục Trong Mười Chữ"
"Người biểu tình vô danh" (Tank Man) |
Dư Hoa
Vũ
Công Hoan dịch
Khi viết từ vựng này, tôi
cứ cảm thấy mình viết sai, hay nói một cách khác viết không được giống “nhân dân”
cho lắm. Tôi nhắm mắt nghỉ một lát. Sau khi mở mắt ra, tôi cảm thấy nó đã có
một chút giống. Tôi lại nhắm mắt, khi tôi mở mắt ra lần nữa, cuối cùng xác định
mình không viết sai. Từ vựng này là thế đấy, nó khiến tôi lúc thì xa lạ, lúc
thì thân quen.
Tôi không biết trong hán ngữ ngày nay còn có từ vựng nào kỳ lạ
như số phận của “nhân dân”. Nó không ở đâu là không có, đồng thời lại bị
con người nhìn mà không thấy. Trung Quốc ngày nay, hình như chỉ có các quan
chức là mở mồm ngậm mồm nói “nhân dân”, còn nhân dân rất hiếm đề cập đến
từ vựng này, hay nói cách khác đang quên nó. May nhờ có nước bọt của
các quan chức, từ vựng này mới tỏ ra mình vẫn tồn tại.
Trước kia từ vựng này đã
từng hiển hách biết chừng nào. Nhà nước chúng ta gọi: “Nước cộng hoà nhân
dân Trung Hoa”. Mao chủ tịch nói: Vì “nhân dân phục vụ”. Lúc bấy giờ tờ báo
quan trọng nhất gọi là “Nhân dân nhật báo”. Những cá nhân chúng ta, ngày ngày
nói: Từ sau năm 1949 nhân dân đã trở thành người làm chủ.
Trong những năm tháng
thơ ấu của mình, “Nhân dân” là từ vựng thiêng liêng giống như “Mao Chủ
tịch”. Lúc tôi vừa học chữ, trước hết là học hai từ vựng này, sau đó mới học
viết tên mình và tên bố mẹ. Tuổi thơ ấu tôi đã từng cho rằng: “Nhân dân chính là Mao
Chủ tịch, Mao Chủ tịch chính là nhân dân”.
Thời đó đang diễn ra
cuộc đại cách mạng văn hoá, tôi dương dương đắc ý tuyên bố phát minh của mình
khắp nơi, tôi nhìn thấy rất nhiều nét mặt nghi hoặc, hình như họ cảm thấy phát
minh của tôi còn phải bàn thêm, nhưng không ai tỏ vẻ phản đối rõ ràng. Lúc bấy giờ
ai cũng hết sức cẩn thận giữ mồm giữ miệng, chỉ cần nói sai một câu, là
sẽ có thể trở thành phần tử phản cách mạng, từ đó mà tan cửa nát nhà. Khi bố mẹ
tôi nghe thấy phát minh của tôi, cũng tỏ vẻ như vậy, bố mẹ hết sức thận trọng
nhìn tôi nói vòng vo: câu này hình như nói không sai, nhưng tốt nhất không nói.
Đây là phát minh quan
trọng nhất ở tuổi nhi đồng cuả tôi, tôi đâu có xá đi tuyên truyền, tôi tiếp tục
nói ra ở cửa miệng. Một hôm tôi đột nhiên tìm được chứng cứ cho phát minh của
mình. Thời đó thịnh hành một câu nói: Mao Chủ tịch trong trái tim nhân dân. Tôi
đã phát huy câu nói này. Tôi nói: Trong tim mỗi người dân đều có Mao Chủ tịch.
Trong tim Mao Chủ tịch có gỉ? Có mỗi người dân chúng ta. Cho nên nhân dân là
Mao Chủ tịch, Mao Chủ tịch là nhân dân.
Những nét mặt nghi hoặc
tôi nhìn thấy đã mất dần trên thị trấn của chúng tôi, có người bắt đầu gật đầu
tỏ vẻ đồng ý, có người bắt đằu cũng nói như thế. Đầu tiên là các bạn nhỏ của
tôi, sau đó đến bọn người lớn.
Khi rất đông người đều
nói: Nhân dân là Mao Chủ tịch, Mao Chủ tịch là nhân dân, tôi có cảm giác khùng
hoảng. Trong những năm tháng cách mạng không có độc quyền, tôi phát hiện mình
là người phát minh đang nhanh chóng mất đi tên tuổi. Ở đâu tôi cũng bày tỏ:
Mình nói câu ấy đầu tiên. Nhưng không ai tỏ ra hứng thú. Cuối cùng ngay đến các
bạn nhỏ bên tôi cũng không thừa nhận tôi phát minh câu nói đó. Trước cãi lý của
tôi, hay nói cách khác, trước sự van nài đáng thương của tôi, bọn chúng đều lắc
đầu nói: Mọi người ai cũng nói như thế.
Tôi bắt đầu đau lòng,
thậm chí hối không kịp. Tôi hối hận đã công bố phát minh của mình trước dư
luận. Tôi cảm thấy nên mãi mãi dấu kín phát minh của mình trong lòng để
độc quyền hưởng thụ suốt đời.
Những năm qua, phương
Tây kinh ngạc trước sự thay đổi to lớn của Trung Quốc. Lịch sử ở Trung Quốc
quay quắt giống như trong kịch Tứ Xuyên, chỉ ba mươi năm ngắn ngủi, một đất
nước Trung Quốc lấy chính trị làm trên hết, chỉ rung người một cái đã biến
thành một Trung Quốc lấy tiền bạc làm chí tôn.
Trước bước ngoặt lịch sử
thường xuất hiện sự kiện có tính chất đánh dấu. Sự kiện Thiên An Môn năm 1989
chính là sự kiện như vậy. Sinh viên Bắc Kinh đi ra khỏi cổng trường, đến tụ tập
tại quảng trường Thiên An Môn, yêu cầu tự do dân chủ, đồng thời phản đối quan
phe, do chính phủ giữ lập trường cứng rắn, từ chối đối thoại với học sinh, sinh
viên bắt đầu tuyệt thực, dân chúng đổ ra đường phố ủng hộ sinh viên tuyệt thực.
Thị dân lúc đó quả thực không có hứng thú lớn đối với tự do dân chủ, cuốn hút
họ gia nhập phong trào này trên quy mô lớn là khẩu hiệu phản đối quan phe. Thời đó cuộc
cải cách mở cửa do Đặng Tiểu Bình dẫn dắt đã bước sang năm thứ mười một. Tuy
cải cách dẫn tới tăng vật giá, nhưng kinh tế tăng trưởng ổn định, mức
sống ngày càng nâng cao, nông dân là người được lợi của cải cách mở cửa. Các
nhà máy phá sản đổ vỡ trên quy mô lớn trong những năm chín mươi vẫn chưa diễn
ra, rất đông công nhân vẫn chưa trở thành nạn nhân. Mâu thuẫn xã hội lúc đó vẫn
chưa nổi trội, khác với xã hội thời nay đâu đâu cũng bùng lên ngọn lửa căm
giận. Xã hội lúc đó chỉ tràn ngập không khí oán thán, tỏ ra bất mãn đối với
những con em quan chức cao cấp lợi dụng tài nguyên nhà nước phát tài làm giầu,
trước tình hình bất mãn như thế họ đã tụ tập lại dưới khẩu hiệu phản đối
quan phe. Bây giờ xem ra, nạn tham nhũng của một số ít quan phe hồi đó so với
nạn tham nhũng nhiều mầu sắc trên quy mô lớn hiện nay quả tình chưa thấm vào
đâu. Từ những năm 1990 đến nay tốc độ tăng trưởng tham nhũng ở Trung Quốc cũng
kinh khủng như tăng trưởng kinh tế.
Phong trào quần chúng như
lửa như trà loang rộng khắp Trung Quốc đã rất nhanh chóng lắng xuống
trong tiếng súng lúc sáng sớm ngày 4 tháng 6. Tháng 10 cùng năm, khi tôi đến
trường đại học Bắc Kinh một lần nữa, đã là một cảnh tượng hoàn toàn khác hẳn.
Sau khi mặt trời lặn, bên hồ Vị Danh xuất hiện từng đôi từng cặp bóng người
yêu. Trong nhà tập thể của sinh viên vang lên những tiếng đánh mạt chược và
tiếng học thuộc từ đơn tiếng Anh. Chỉ qua một mùa hè, tất cả đều thay đổi, y
như lúc sang xuân không xảy ra chuyện gì. Sự khác biệt lớn như thế dường như
nói lên một sự thực: Sư kiện Thiên An Môn đánh dấu một lần bùng nổ tập trung
lòng nhiệt tình chính trị của người Trung Quốc, hay nói cách khác đánh dấu
nhiệt tình chính trị tích luỹ từ cách mạng văn hoá đến nay cuối cùng đã được
một lần phóng thích sạch sẽ, tiếp theo là nhiệt tình kiếm tiền đã thay thế
nhiệt tình chính trị. Khi muôn người như một đều kiếm tiền, sự phồn vinh kinh
tế của những năm 1990 tự nhiên đã đến.
Sau đó những từ vựng mới
toanh bỗng dồn dập ập đến. ví dụ dân mạng thường xuyên lên mạng, dân cổ phiếu
chơi cổ phiếu, dân quỹ mua quỹ, những kẻ tôn sùng chạy theo các ngôi sao, công
nhân mất việc làm, nông dân đi làm thuê vv…, đang xâu xé chia tách từ vựng:
“nhân dân” đã phai mầu xuống nước. Trong thời kỳ cách mạng văn hoá, định nghĩa
nhân dân vô cùng giản đơn, đó là “công nông binh học thương”. “Thương” ở đây không
phải chỉ thương nhân mà là chỉ đám người làm công tác thương nghiệp,như người bán hàng trong cửa hàng. Tôi nghĩ, sự kiện Thiên An
Môn năm 1989 chính là đường ranh giới để nội dung “nhân dân” thoát thai đổi
cốt, hay nói cách khác để “nhân dân ” tiến hành tổ chức lại tài sản. Nội dung
cũ bị bóc tách, nội dung mới được thay vào.
Trong hơn bốn mươi
năm bắt đầu từ cách mang văn hoá đến nay, từ vựng “nhân dân” trong hiện
thực của Trung Quốc hình như trống rỗng, nói theo thuật ngữ kinh tế thịnh hành
ở Trung Quốc hiên nay, “nhân dân” chỉ là tài nguyên vỏ, mỗi thời đại khác nhau
dùng nó làm cái vỏ tung ra thị trường với nội dung khác nhau.
Bắc Kinh mùa xuân năm
1989 là một thiên đường của những người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Cảnh sát
đột nhiên mất hút, sinh viên và thị dân tự phát đảm nhiệm trách nhiệm của cảnh
sát. Tôi nghĩ, một Bắc Kinh như vậy có lẽ cũng không bao giờ xuất hiện
nữa. Mục tiêu chung và nguyện vọng chung làm cho một thành phố không có cảnh
sát có trật tự nề nếp, chỉ cần đi ra ngoài đường, bạn sẽ cảm thấy không khí
thân thiết hữu hảo ập đến trước mặt, khỏi cần mua vé là có thể
ngồi tầu điện ngầm và xe giao thông công cộng, tất cả mọi người đều mỉm cười
với nhau, giữa người với người không có cảm giác xa lạ. Không có những cuộc cãi
vã ở đường phố chúng ta thường thấy: Những chủ tiểu thương tính toán chi
ly cung cấp thức ăn và nước uống miễn phí cho đám đông diễu hành, những
người già nghỉ hưu rút tiền mặt ít ỏi của họ trong sổ tiết kiệm ngân
hàng, quyên góp cho sinh viên tuyệt thực trên quảng trường. Còn có cả bọn ăn
cắp lấy danh nghĩa hiệp hội ăn cắp ra tuyên bố: Để chi viện cho sinh viên tuyệt
thực đã dừng mọi hành vi trộm cắp… Có thể nói Bắc kinh lúc đó là một thành phố
người trong bốn bể đều là anh em.
Sống trong thành phố Trung Quốc có một cảm thụ mạnh mẽ: tức là người đông, nhưng sau khi trải qua cuộc biểu tình lớn hàng triệu quần chúng ở quảng trường Thiên An Môn, bạn sẽ thật sự cảm nhận Trung Quốc là một nhà nước đông người nhất thế giới. Quảng trường Thiên An Môn ngày nào cũng là một cảnh tượng hoành tráng núi người biển người. Một số sinh viên ở tỉnh ngoài kịp đến đứng ở một góc quảng trường, hoặc đứng ở đường phố diễn giảng hết ngày này sang ngày khác, nói đến khản cổ, thậm chí mất tiếng. Những người vây xem là già trẻ trai gái, cho dù là các bậc lão giả nếm trải phong sương, hay là những bà mẹ bế trẻ con, đứng trước những khuôn mặt sinh viên non trẻ, thậm chí những lời nói ấu trĩ, họ đều tỏ vẻ tôn trọng, luôn gật đầu và vỗ tay nhiệt liệt.
Sống trong thành phố Trung Quốc có một cảm thụ mạnh mẽ: tức là người đông, nhưng sau khi trải qua cuộc biểu tình lớn hàng triệu quần chúng ở quảng trường Thiên An Môn, bạn sẽ thật sự cảm nhận Trung Quốc là một nhà nước đông người nhất thế giới. Quảng trường Thiên An Môn ngày nào cũng là một cảnh tượng hoành tráng núi người biển người. Một số sinh viên ở tỉnh ngoài kịp đến đứng ở một góc quảng trường, hoặc đứng ở đường phố diễn giảng hết ngày này sang ngày khác, nói đến khản cổ, thậm chí mất tiếng. Những người vây xem là già trẻ trai gái, cho dù là các bậc lão giả nếm trải phong sương, hay là những bà mẹ bế trẻ con, đứng trước những khuôn mặt sinh viên non trẻ, thậm chí những lời nói ấu trĩ, họ đều tỏ vẻ tôn trọng, luôn gật đầu và vỗ tay nhiệt liệt.
Cũng có lúc tôi cảm thấy
buồn cười. Buổi chiều hôm ấy, tôi đến một gian nhà lớn tối om của Viện khoa học
xã hội Trung Quốc ở cửa Kiến quốc, tham dự một cuộc họp mặt của Hội liên hiệp
giới trí thức thủ đô, khi chờ đợi Nghiêm Gia Kỳ đến muộn, tôi trông thấy mấy
người đang chỉ trích ông phó tổng biên tập của một toà báo, toà báo này vừa cho
đăng một bản tuyên bố của Hội liên hiệp giới trí thức thủ đô. Mấy người này bất
mãn là bởi vì vị trí ký tên của họ trong tuyên bố sát phía sau quá. Trong chỗ
ký tên phía trước họ có vài người không có danh tiếng bằng họ. Họ trách hỏi tại
sao lại để trước họ những người không có tên tuổi? Ông phó tổng biên tập xúi
quẩy kia cứ giải thích mãi không phải trách nhiệm của ông, thậm chí còn có lời
xin lỗi, thế nhưng mấy vị kia đâu có chịu buông tha. Mãi đến khi Nghiêm Gia Kỳ
xuất hiện, vở kịch vui này mới coi như kết thúc.
Đây là lần đầu tiên tôi
nhìn thấy Nghiêm Gia Kỳ, từ đó về sau không gặp lại ông ấy nữa. Tôi còn nhớ rất
rõ cảnh tượng chiều hôm đó. Vị học giả nổi tiếng gần gũi Triệu Tử Dương lúc đó
đi vào gian nhà tối tăm đầy vẻ lo âu. Mọi ngừơi yên tĩnh trở lại, Nghiêm Gia Kỳ
đem đến một tin xấu, giọng ông nói trầm buồn:
- Triệu Tử Dương đã nằm viện.
Trong môi trường chính trị
lúc đó, nhân vật chính trị chỉ cần lấy lí do bị ốm đi bệnh viện là có ý đã mất
đi quyền lực, hoặc có ý lảng tránh. Nghiêm Gia Kỳ đem đến tin Triệu Tử
Dương đi viện, anh chị em trí thức trong gian nhà lớn lập tức hiểu đã xảy ra
chuyện gì, có người bắt đầu lẳng lặng chuồn thẳng, sau đó mọi người nhanh
chóng xẻ nghé tan đàn như lá rụng mùa thu.
Sau sự kiện Thiên An
Môn, Triệu Tử Dương không xuất đầu lộ diện, mãi đến năm 2005 qua đời, Tân hoa
xã mới đăng một tin ngắn gọn về nhân vật chính trị quan trọng này: “Đồng chí
Triệu Tử Dương bị nhiều loại bệnh về hệ thống hô hấp và hệ thống tim mạch hành
hạ lâu dài, nhiều lần phải nằm viện điều trị, gần đây bệnh tình xấu đi, trải
qua cấp cứu không có công hiệu, đã qua đời tại Bắc Kinh ngày 17 tháng 1, hưởng
thọ 85 tuổi”.
Ở Trung Quốc ngay đến
một bộ trưởng về hưu qua đời, phía nhà nước ra thông báo còn phong phú hơn
nhiều bản tin này. Trong bản tin này không có giới thiệu thân thế và sự nghiệp
của nhà lãnh đạo trước kia của đảng và nhà nước, cũng không đề cập đến ngày
tháng làm lễ truy điệu từ biệt di thể, nhưng một quần thể sống ở ga nam
Bắc kinh, những người đi kiện bị xưng là nạn dân của nền tư pháp Trung Quốc lại
biết ngày tiễn biệt di thể Triệu Tử Dương. Tôi không biết những “nhân dân” yếu
thế nhất trong xã hội Trung Quốc này biết tin từ nguồn nào, họ đã tự phát
tổ chức lại đi tiễn biệt di thể Triệu Tử Dương. Đương nhiên cảnh sát đã không
cho họ vào cổng, bởi vì họ không có giấy phép cho vào dự lễ tiễn biệt di thể,
họ liền căng ngang bức khẩu hiệu lớn ở bên ngoài tưởng nhớ và truy điệu Triệu
Tử Dương.
Trung Quốc có một chế độ
khiếu kiện xây dựng ngoài pháp luật để cho những ai chịu oan khuất khác nhau có
một hy vọng còn lại, để cho những nạn nhân bất công của nền tư pháp và
tham những ảo tưởng vẫn có sự tồn tại của quan thanh liêm. Đây là ảnh hưởng của
truyền thống nhân trị lâu dài trong lịch sử Trung Quốc. Sự mong mỏi của
người ta đối với thanh quan vượt trên cả sự tín nhiệm đối với pháp luật. Những
người khiếu kiện này chạy vạy khắp nơi một cách khuynh gia bại sản, mộng tưởng
sẽ có ngày xuất hiện một ông quan thanh liêm giải oan cho họ. Trong năm 2004
nhà nước công bố có mười triệu vụ khiếu kiện. Đời sống gian nan của những người
khiếu kiện này người thường khó mà tưởng tượng nổi. Họ chịu đói chịu rét
ngủ nghỉ ở đầu đường xó chợ, giống như kẻ ăn mày bị cảnh sát xua đuổi
khắp nơi, lại còn bị số ít những phần tử trí thức có đời sống ưu việt gọi
là kẻ mắc bệnh tâm thần. Chính những nhân dân yếu thế này đã đến tiễn biệt di
thể Triệu Tử Dương tháng 1 năm 2005. Họ cho rằngTriệu Tử Dương là người oan
nhất Trung Quốc, còn oan hơn họ. Tuy họ chịu nhiều oan khuất, nhưng vẫn có cơ
hội đi khiếu kiện, họ nói, Triệu Tử Dương oan uổng đều không có nơi
nào để khiếu kiện.
Cuối tháng 5 tôi trở vể
Triết Giang thu xếp việc nhà. Chiều ngày 3 tháng 6 tôi đáp tàu hỏa trở
lại Bắc Kinh. Tôi nằm trên giường toa ghế cứng nghe tiếng bánh xe xình xình
trên đường ray. Trong toa tầu sáng ánh đèn, tôi biết trởi đã tối. Lúc ấy tôi
cảm thấy phong trào sinh viên kéo dài đằng đẵng chẳng khác nào cuộc
chạy đua ma ra tông, tôi không biết khi nào mới kết thúc. Nhưng lúc sáng sớm
khi tôi thức dậy, đoàn tàu đã đến gần Bắc Kinh, tôi nghe thấy tiếng loa trong
toa tàu nổi lên, giọng sôi nổi của phát thanh viên khiến tôi hiểu quân đội đã
vào đến quảng trường Thiên An Môn.
Sau tiếng súng ngày mùng
bốn tháng sáu, sinh viên Bắc Kinh, hay sinh viên đến từ tỉnh ngoài bắt đầu rút
lui. Tôi nhớ rất rõ cảnh tượng biển người núi người đi ra ga Bắc Kinh lúc sáng
sớm ngày hôm đó, trong khi dòng người rút khỏi Bắc Kinh trên quy mô lớn, thì
tôi lại trở về Bắc Kinh một cách không đúng lúc. Không hiểu gì hết, tôi đeo túi
hành lý đi ra quảng trường trước nhà ga, luôn luôn va vào đám đông ùa tới như
ong vỡ tổ, tôi liền hiểu mình cũng nên lập tức rời khỏi nơi này.
Ngày mùng bảy tháng sáu
tôi rời Bắc Kinh, lúc đó vì đoàn tàu Thượng Hải bị đốt cháy, tuyến giao
thông đường sắt Bắc Kinh Thượng Hải tạm thời bị cắt đứt, tôi định đi tàu vòng
qua Vũ Hán rồi từ Vũ Hán đi thuyền trở về quê Triết Giang. Mấy người chúng tôi
ngồi trên một chiếc xe ba bánh chở hàng thuê đi dọc phố Tràng An đến nhà
ga Bắc Kinh. Mấy hôm trước còn là một Bắc Kinh náo nhiệt, vậy mà mấy hôm sau đã
là một cảnh tượng vắng tanh vắng ngắt, trên đường phố hầu như không có người
qua lại, một số ôtô bị đốt cháy vẫn còn đang âm ỉ nhả khói đen, khi đi qua cầu
vượt tại cửa Kiến Quốc, một chiếc xe tăng đỗ trên cầu, nòng pháo đen ngòm chĩa
thẳng vào chúng tôi. Đến nhà ga Bắc Kinh mọi người xô đẩy nhau chen lấn
trước cửa bán vé, khó khăn lắm cuối cùng tôi đã mua được vé đứng, lúc đó đã
không còn chỗ đứng, khi vào ga bị quân nhân trực ban kiểm tra chặt chẽ, sau khi
xác định nét mặt tôi không giống ảnh của những người chụp trên lệnh truy nã, họ
mới cho tôi vào.
Xưa nay tôi chưa bao giờ
ngồi phải đoàn tàu chen chúc như vậy. Trong toa toàn là sinh viên chạy khỏi Bắc
Kinh. Người và người chen nhau hầu như không còn khe hở. Phiền toái nhất là sau
khi đoàn tàu ra khỏi Bắc Kinh một giờ, tôi cần phải ra nhà vệ sinh, tôi chen
mạnh ra hướng nhà vệ sinh của toa tàu, khi chen được nửa đường, tôi biết có
chen nữa cũng vô ích. Tôi nghe thấy có người quát và đấm mạnh vào cửa nhà
vệ sinh, nhưng trong nhà vê sinh cũng chật ních người, bên trong có người kêu
không mở được cửa. Tôi đành phải nín nhịn suốt 3 tiếng đồng hồ. Khi đến Thạch
Gia Trang tôi lập tức xuống tàu tìm nhà vệ sinh, sau đó tôi tìm đến chỗ
gọi điện thoại công cộng, gọi cho ông tổng biên tập tạp chí văn học của Thạch
Gia Trang xin được viện trợ. Nghe xong lời tôi trong điện thoại, ông tổng biên
tập nói:
- Đang loạn lạc thế này
anh đừng đi đâu hết, hãy ở lại đây viết cho chúng tôi một truyện ngắn.
Tôi sống ở Thạch Gia
Trang hơn 1 tháng, viết tiểu thuyết trong tâm trạng thấp thỏm không yên. Lúc
đầu trên tivi ngày nào cũng phát họ tên sinh viên bắt được theo lệnh truy nã,
hơn nữa còn phát đi phát lại theo hình thức nóng bỏng. Lối phát thanh nóng bỏng
tới tấp này từ đó về sau chỉ xuất hiện trên tivi khi vận động viên Trung Quốc
đoạt huy chương vàng trong thời gian diễn ra Olimpic quốc tế. Trong gian phòng
của khách sạn xa lạ nơi đất khách quê người, tôi nhìn nét mặt thẫn thờ của sinh
viên bị bắt trên tivi, nghe giọng nói sôi nổi của phát thanh viên, tôi cảm thấy
hoảng sợ. Đột nhiên có một hôm, màn hình tivi thay đổi hẳn, không có những pha
sôi động bắt được sinh viên theo lệnh truy nã, cũng không có lời giải thích
dương dương tự đắc. Tuy hành động lùng sục truy bắt vẫn đang tiến hành,
nhưng phát thanh trên tivi đã trở về những pha quen thuộc: Tổ quốc của chúng ta
chỗ nào cũng cảnh tượng phồn vinh. Giọng của phát thanh viên hôm trước còn xơi
xơi cực lực lên án các tội ác của sinh viên bị bắt,hôm sau đã biến thành giọng
điệu vui vẻ ca tụng tổ quốc hưng thịnh. Bắt đầu từ hôm ấy, sự kiện Thiên An Môn
đã mất tăm mất tích trên đài báo của Trung Quốc, cũng giống như sự mất tích của
Triệu Tử Dương, từ đó trở đi tôi cũng không nhìn không nghe thấy một lời nào có
liên quan tới nó, hình như chưa từng xảy ra sự kiện này, nó bị vùi lấp hoàn
toàn. Cho dù là những người đã từng trải qua cuộc mít tinh biểu tinh xuân hè
1989, hình như cũng lãng quên, có thế là sức ép đời sống sau đó đã khiến họ
không còn thời gian để nghĩ lại chuyện cũ. Sau 20 năm đã qua đi,một sự thực đã
xuất hiện. Đó chính là trong thế hệ tuổi trẻ Trung Quốc hiện nay, rất ít người
biềt đến sự kiện Thiên An Môn 1989, cho dù có biết họ cũng nói một cách hàm hồ,
nghe đâu có rất đông người tham gia diễu hành.
Thoáng cái đã 20 năm
trôi qua, tôi tin rằng ký ức của lịch sử không mất đi trong chốc lát. Tôi nghĩ,
mỗi người đã từng tham gia sự kiện Thiên An Môn 1989, mặc dù hôm nay họ đứng
trên lập trường như thế nào, thì một ngày nào đó đột nhiên nhớ lại chuỵên
xưa, họ cũng có cảm thụ sống để lại chết mang theo.
Cảm thụ khắc cốt ghi
xương của tôi chính là nó đã khiến tôi hiểu được từ vựng “nhân dân”. Sự gặp gỡ
chân chính của một người và một từ vựng có khi cần phải có một cơ hội. Điều tôi
muốn nói là mỗi con người gặp rất nhiều từ vựng trong cuộc đời mình, có những
từ chỉ nhìn một cái đã hiểu ngay,lại có những từ tuy chung sống hết đời nhưng
vẫn không hiểu nổi.
“Nhân dân” chính là vấn
đề khó khăn như thế. Nó là từ vựng tôi nhận biết sớm nhất và sau đó lại nhắc đi
nhắc lại nhiều lần trên đường đời của mình, nó luôn luôn xuất hiện trước mắt
tôi, nhưng chưa bao giờ nó thật sự đi vào trái tim tôi. Mãi đến năm tôi 29
tuổi, một từng trải đến từ một đêm khuya cuối cùng đã khiến tôi thực sự hiểu ra
từ vựng vĩ đại này. Khi tôi và từ vựng này có sự gặp nhau thật sự, chứ không
phải hư cấu. Điều tôi muốn nói không phải sự gặp nhau trên ý nghĩa ngôn ngữ
học, xã hội học hoặc nhân loại học, mà là sự gặp gỡ thật sự trong sự từng trải
của cuộc đời, một sự gặp gỡ sinh động sau khi đã loại bỏ mọi lý luận và định
nghĩa, sau đó tôi mới có thể nói với mình: từ vựng “nhân dân” không phảỉ trống
rỗng, bởi vì tôi đã từng nhìn thấy nó có xương có thịt hẳn hoi, đã nhìn thấy
trái tim nó đang đập mạnh.
Sự lý giải của tôi đối
với hai tiếng “nhân dân” không phải đến từ cuộc diễu hành lớn của một triệu
người trên quảng trường Thiên An Môn, mà là xảy ra từ sự từng trải nhỏ trong
đêm khuya hạ tuần tháng 5. Bắc Kinh lúc đó đã giới nghiêm, sinh viên và thị dân
đã đứng lên bảo vệ các tuyến giao thông trọng yếu của Bắc Kinh cùng tất cả cửa
ra đường sắt ngầm và cầu vượt nhằm ngăn cản quân đội được vũ trang hiện đại. Lúc
ấy tôi đang ở học viện văn học Lỗ Tấn cách phía đông Bắc Kinh 10 dặm, gần như
trưa nào tôi cũng đến quảng trường Thiên An Môn ở đó đến khuya hoặc sáng sớm
mới đạp xe về trường.
Bắc Kinh hạ tuần tháng 5
năm 1989, buổi trưa rất nóng, nhưng đêm khuya lại lạnh. Tôi còn nhớ một hôm, vì
nóng quá, tôi chỉ mặc chiếc áo cộc tay, đến đêm tôi cảm thấy lành lạnh, đạp xe
từ quảng trường về trường, gió lạnh thổi thốc vào mặt khiến cơ thể tôi run rẩy.
Tôi đạp xe trên phố tối om, ánh trăng chỉ lối cho tôi. Tôi càng đạp
càng thấy lạnh. Dần dà khi gần về đến Hô Gia Lâu, tôi đột nhiên cảm thấy
làn khí nóng ập tới, càng đạp làn khí nóng càng mạnh lên.Tiếp theo tôi nghe
thấy từ xa xa có tiếng hát vọng tới, tiếp theo nữa, tôi thấy xa xa có ánh đèn
nhấp nháy, rồi một cảnh tượng kinh khủng đã xuất hiện, khi làn hơi nóng ập đến
tôi đã nhìn thấy cầu vượt Hô Gia Lâu ánh đèn sáng choang, trên cầu dưới cầu có
hơn một vạn người đang canh giữ, dưới bầu trời đêm, họ say sưa hát quốc tế ca:
“…Đem xương máu của
chúng ta xây nên bức trường thành mới! Dân tộc Trung Hoa đã đến lúc nguy hiểm
nhất,mỗi người buộc phải hét lên tiếng thét cuối cùng! Vùng lên! Vùng
lên! Vùng lên! Chúng ta muôn người như một…”
Tuy họ không có tấc sắt
trong tay, nhưng tự tin kiên định, họ nhận thấy xương thịt của mình có thể cản
trở quân đội và xe tăng. Họ tụ tập với nhau, không khí sôi bỏng, hình như mỗi
con người là một bó đuốc đang cháy rừng rực.
Đây là lúc quan trọng
trong đời tôi. Trước đó tôi luôn luôn cho rằng ánh sáng truyền đi nhanh hơn
tiếng nói của con người, tiếng nói của con người lại truyền đi nhanh hơn năng
lượng trên thân người. Nhưng cái đêm khuya năm tôi 29 tuổi, tôi phát hiện mình
đã sai, khi nhân dân đoàn kết lại, tiếng nói của họ truyền nhanh hơn ánh sáng,
còn nhiệt lượng trên thân họ lại truyền xa hơn tiếng nói của họ. Cuối cùng tôi
đã thật sự lý giải được từ vựng “Nhân dân”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét