Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

MỘT THỨ THÓI QUEN


Trương Vũ Phàm
Vũ Công Hoan dịch
Vào một quán ăn của Nhật Bản, mấy đứa chúng tôi tháo giầy để ở cửa. Động tác này rất quen và tự nhiên. Nhưng sau đó có một bà già đi ra, cúi xuống  khẽ nhấc từng đôi giầy của chúng tôi xếp lại ngay ngắn, mũi quay ra ngoài. Sau đó bà đi vào. Đầu tiên chúng tôi cứ tưởng bà là nhân viên phục vụ. Nhưng sau mới biết bà cũng là khách hàng đến ăn như chúng tôi.
Tôi không biết bà là ai, nhưng tôi biết đất nước này có hàng triệu người như bà. Động tác này rất giản đơn. Nhưng đằng sau động tác đó có một ý nghĩa không hề đơn giản, không phải sẽ làm được trong một sớm một chiều. Trong con mắt của họ, bên cạnh phải sạch sẽ và gọn gàng, đời sống không cho phép có một chút  lộn xộn, bởi vì họ hiểu, sống trong rác, mình cũng trở thành rác.
Ở Nhật Bản, học sinh bắt đầu từ vườn trẻ khi vào lờp đã phải bỏ dép xếp gọn gàng, rồi mới thay dép trong lớp màu trắng.
Cuộc sống có đến gần một phần ba thời gian để tìm đồ dùng. Ngoài tìm đồ dùng có  mục đích, một phần rất lớn thời gian chúng ta lãng phí vào việc tìm đồ
dùng. Bởi vì ngay từ còn bé, chúng ta đã tạo thành thoí quen tuỳ tiện vứt đồ dùng lung tung, về sau trong công tác đã thường gặp phiền toái tìm không thấy đồ dùng.
Nhưng người Nhật Bản cho chúng ta biết, hiệu suất chính là để đồ dùng vào nơi cố định, túi bên phải va ly  bao giờ cũng để vé máy bay, túi bên trái bỏ sổ tay, lớp ngăn giữa bỏ chìa khoá, tài liệu quan trọng để ngăn thứ hai…
Một hôm tôi lên Thượng Hải họp ở công ty Si ti zen, khi đỗ xe, tôi cứ tự nhiên lái xe vào vị trí. Lúc này đột nhiên có một anh bảo vệ vừa gọi vừa chạy đến.
Thì ra đỗ xe ở đây cũng có quy định, xe không những đỗ đúng vị trí, mà còn phải quay đầu xe ra ngoài. Cho nên xe nào cũng quay đầu ra ngoài... Đây chính là sức hình tượng, sức hình tượng không phải trời sinh, mà do con người quản lý nghiêm chỉnh hình thành.
Nghe bạn bè kể, người Nhật bản ăn cơm xong gấp  gọn gàng khăn mặt ướt đã lau, cho đũa trở lại túi đóng gói, bát nào có nắp thì đây nắp lại, họ quyết không vứt lung tung, bắt người khác đi thu dọn. Người Nhật Bản ở khách sạn, sáng hôm sau dứt khoát gấp chăn và áo ngủ lại tử tế, bỏ giấy vụn vào bồ rác và xếp lại cẩn thận bàn chải đánh răng, thuốc đánh răng và khăn mặt trong nhà tắm gọn gàng.
Đối với họ đó là truyền thống. Truyền thống tức là định thế, được hình thành nhận thức chung của hàng triệu người  trong hàng triệu năm theo một quy ước. Người hiện đại chúng ta gọi đó là văn hoá.

(Theo “Tân văn vãn báo” ngày 24 tháng 1 năm 2008)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét