Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Điềm Phùng Thị

Năm 1966
“Khi sáng tác, tôi đã đau khổ, đã hạnh phúc. Tác phẩm đó bây giờ không còn thuộc về tôi nữa. Tôi trao lại các bạn, hoặc đúng hơn, nói theo cách của Bissière, tôi trao tôi cho các bạn. Và nếu ai đó ngắm nhìn, dừng chân và cảm mến con người trong tôi, tức là tôi đã thành công. Nếu tôi thất bại và chẳng ai chìa tay cho tôi, tôi sẽ đút tay vào túi, thật sâu. Mặc kệ. Không sao đâu, Marie, em vẫn đẹp như thường!” Điềm Phùng Thị (Paris, 1967)                                              
DiemPhungThi .AnimationMur 1972M

Điềm Phùng Thị tên thật là Phùng Thị Cúc (1920-2002), là một trong hai người châu Á mà tài danh điêu khắc của bà được ghi vào L'Art du XX Siècle: dictionnaire de peinture et de sculpture, 1992. Bà là Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học - Văn học và Nghệ thuật châu Âu.
     
                                 
Hiện nay các tác phẩm điêu khắc của bà đã được chính phủ Pháp mua để thiết trí tại các cơ sở công cộng.
                      
Ngôn ngữ cuối cùng
Cái độc đáo riêng biệt của Điềm Phùng Thị là việc bà sáng tạo ra một nghệ thuật điêu khắc trên cơ sở lắp ghép và biến tấu 7 mô-đun.

Hoa Sen
            
Nhà phê bình nghệ thuật Ray Mond Cogniat gọi là mẫu tự. Còn giáo sư Trần Văn Khê thì gọi là 7 nốt nhạc.
                          
Cây. (Chất liệu đá) 1976

Bẩy chữ cái ấy tiền thân là những mẫu gỗ thừa mà người ta vứt đi trong xưởng mỹ thuật của trường nghệ thuật thực hành. Những mẫu gỗ thừa hình vuông, chữ nhật, hình thang... ngẫu nhiên, nhưng là cả một thế giới hình tượng hết sức sinh động qua con mắt của Điềm Phùng Thị. Từ trong đống những mẫu vụn ấy, bà đã chọn ra được 10 ký hiệu, rồi qua quá trình tiến hóa dưới bàn tay khéo léo và tài hoa của Điềm Phùng Thị, bảng mẫu tự ấy đã cô đọng lại với bẩy chữ cái.
                             
Gốc cây bồ đề chùa Từ Đàm,
tượng của Điềm Phùng Thị

Người
Từ hình người chấp tay, thêm vào mấy mô-đun thành một ông quan, xoay qua xoay lại thành người phụ nữ, lật ngược, lật xuôi thành bông hoa... Với bẩy chữ cái độc đáo đó, Điềm Phùng Thị đã lắp ghép, đã biến hóa thành muôn vàn hình tượng. Thành một thế giới Điềm Phùng Thị đậm đặc phong vị và triết lý phương Đông...
                       

Tượng Phật (đất nung)


Ngồi cầu nguyện

Phật
 
Một thế giới có tiếng nói riêng, có mẫu tự riêng được tạo dựng giữa lòng châu Âu thế kỷ XX và trong cảm thức trân trọng sâu lắng của người Việt Nam thật khó có thể phác thảo tổng quan và cụ thể chỉ qua một vài đặc điểm. Trên đây chỉ là những lát cắt từ các hình khối đơn nhất và đa phức hợp của Điềm Phùng Thị, nhất là từ các mẫu alphabet vẫn thường được người xem "cảm" nhiều hơn là tìm hiểu, để ký thác lại tiếng nói những trò chơi hình học và các hình thể đã làm nên thế giới ấy…
                        


      
Hai chị em (đá)
Người đàn bà ngủ
Ra trận
   
Những năm cuối đời, bà về nước nhiều lần và tổ chức các cuộc triển lãm tại thủ đô Hà Nội, Huế, TP HCM. Tháng 2-1994, nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị (với 175 tác phẩm) đã khánh thành tại biệt thự số 1 - Phan Bội Châu - Huế. Giới văn nghệ sĩ trong nước đã xem đó là một sự kiện trọng đại của nghệ thuật Việt Nam. Như đoán trước ngày ra đi, ở tuổi 81, bà công bố tặng toàn bộ tài sản nghệ thuật của mình cho thành phố Huế.

Bảo tàng Điềm Phùng Thị - Huế
Mộ Nguyễn Phúc Bửu Điềm và Điềm Phùng Thị
ở Thuỷ Bằng, Hương Thuỷ, Thừa Thiên
            
Ngày 19 tháng 1 tháng 2002, Bà mất tại Thừa Thiên - Huế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét