Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Hãy nhìn người Nhật.

ojigi 1

Nước Nhật như một cô gái nhan sắc trung bình nhưng có ý thức chăm chút bản thân và khéo che đậy khuyết điểm. Họ rất dễ mê hoặc lòng người vì vẻ đẹp thanh lịch mà họ rất có ý thức tạo ra. Cách họ vận kimono, cách họ ăn mặc, đi đứng, chào hỏi, đối đãi với nhau, tất cả đều tuân theo những nghi thức nhất định mà tiếng Nhật phản ánh điều này rất rõ.
Còn Việt Nam thì như một cô gái đẹp nhưng hơi cẩu thả và thiếu tự tin….
Nói như Nguyễn Huy Thiệp.
"Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó”.
Thôi.
              
Ta hãy tìm hiểu đôi chút về tính cách người Nhật.

                 
Tốt khoe ra xấu xa đậy lại.
           
tnu9
Người Nhật ít khi nói về những điểm không tốt ở Nhật cho người nước ngoài nghe. Mọi thứ ở Nhật đều trông có vẻ rõ ràng, đẹp đẽ. Với họ, cách sống tốt nhất là tuân thủ theo những nguyên tắc mà xã hội đề ra. Quan hệ giữa người với người ở xã hội Họ rất cẩn trọng trong ăn nói, đối đãi với người khác. Luôn luôn lịch sự có thể nói là nguyên tắc số một trong giao tiếp mang tính xã hội ở Nhật.
Người Nhật Bản rất coi trọng học vấn.
               
character
Nhật Bản nghèo tài nguyên chỉ trừ một thứ tài nguyên đặc biệt không nghèo đó là con người. Con người Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Đạo Khổng đã đem lại cho Nhật Bản xưa và nay tư tưởng pháp lý xã hội không dựa trên địa vị xuất thân, dòng dõi mà là giá trị qua thi cử, cùng sự ham muốn phát triển nhân cách vô bờ bến của họ. Người Nhật tin rằng họ đang sống trong một môi trường xã hội đồng nhất không phải giai cấp, trong đó nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng bản thân.
                  
Tinh thần làm việc tập thể.
         
11
       
Trong làm việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể. Thông qua câu tục ngữ trứ danh “cây đinh nào ló lên sẽ bị đóng xuống’ thì ta có thể phần nào hiểu rõ hơn về thái độ của người Nhật.
      

Người Nhật không thích đối đầu với người khác.
        
chawan- bt tr
Trong khi chủ nghĩa cá nhân được đề cao ở phương tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được khuyến khích.
                    
Tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ
Người Nhật tằn tiện trong chi tiêu và cần cù trong lao động. Do đó sau 30 năm từ một nước bị chiến tranh tàn phá họ trở thành một cường quốc về kinh tế. Nhật nằm trên vùng hay gặp nhiều thiên tai nên gặp khó khăn bất kỳ lúc nào. Vì vậy tạo nên tính tiết kiệm. Ngoài ra, họ tiết kiệm để bảo đảm vấn đề ăn học cho con cái họ và dành dụm tiền mua nhà.
                
Lòng trung thành

D2902_10
            
Khi lý giải về những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế và ổn định xã hội nhiều người đã nghiên cứu lòng trung thành và coi đó là một nhân tố đóng góp cho sự phát triển đó. Nho giáo đã có nhiều ảnh hưởng về mặt đạo đức. Ở Nhật, bổn phận con cái đồng nhất với lòng trung thành.


Lời kết.
D2902_21
                 
Nhật Bản đã được cả thế giới nể trọng hơn 100 năm qua, nếu tính từ cuộc chiến tranh Nhật-Thanh 1894-95. Sau thắng lợi đột ngột của một dân tộc nhỏ bé, từng là học trò và chư hầu của Trung Hoa, thắng lợi trước người thầy và người khổng lồ bên cạnh mình, thì không những tất cả các dân tộc châu Á, mà còn bản thân Trung Hoa, nhưng trên hết các cường quốc phương Tây đều nhìn về Nhật Bản với con mắt cực kỳ nể phục và kinh ngạc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét