Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Bác Đông A. Ảnh thì đẹp mà lời bình rất tuyệt.

Tịch liêu
Tịch liêu
cũng là niềm vui thú
chiều thu
Thu thâm

Không nhà
chỉ mùa thu đậm thôi
Hoàng hôn trên núi
         
Tịch dương vô hạn hảo
Lý Thương Ẩn
     
Cảnh ở đây không phải là Lạc Du, cũng không phải là bình nguyên, toàn là núi, nhưng tôi lại nhớ tới câu thơ của Lý Nghĩa Sơn. Câu thơ rất ngắn và đẹp. Một đêm ngủ trên núi, lạnh lẽo và hoang vu. Tiếc là không được ngắm bình minh trên núi, vì sáng sương mù dày đặc, cách nhau vài mét là đã không nhìn thấy nhau. Nghĩa Sơn lên Lạc Du vì "ý bất thích", lại thấy tiếc tịch dương sao mà ngắn thế, vừa mới chớm đã bị hoàng hôn nhấn chìm. Thật khó diễn tả được thế nào là tịch dương. Chút ánh sáng cuối cùng của ngày, như chợt bừng lên trong khoảnh khắc rồi chìm trong màn sương lam giăng khắp. Tịch dương đẹp vô cùng hay tịch dương vô cùng đẹp?

Núi gấm

Tấm gấm lá đỏ
của mùa thu
Đường y
Chút nắng vàng thu
Chút nắng vàng thu se nhẹ
Chiều nay,
cũng bỏ ta rồi
Thảo Phương
... Có những con người, họ luôn luôn biến đổi, và lúc nào đấy ta bỗng nhận ra cái không thay đỏi ở họ là sự thay đổi để phù hợp với một tinh thần nào đó, như của thời đại mà Milan Kundera đã từng nói tới.
 
Cánh đồng
Ruộng của anh
ruộng của tôi
cùng xanh cả

Bài haiku này được cho rằng đã thể hiện hoàn cảnh của chính Issa. Issa không có ruộng đất. Mãi đến khi 53 tuổi, ông mới có thửa ruộng của mình. Cái cảm giác được sở hữu đó không làm tách biệt màu xanh như nhau của đồng ruộng. Song bài haiku không giới hạn chật hẹp trong ý tứ đó. Tôi nhớ tới bài thơ trong sách giáo khoa lớp một mà tôi đã từng được học: "Lũy tre xanh xanh / Làng tôi làng anh / Cùng giống nhau nhỉ / Có mái nhà tranh / Có người cày cấy / Nuôi tôi và anh". Mấy chục năm rồi tôi vẫn còn nhớ những câu thơ như vậy. Cánh đồng lúa ở đâu cũng giống nhau, đẹp và gợi nhiều cảm xúc, như là ký ức, như là thân quen, cả khi còn xanh, lẫn khi đã chín.
 
Bao giờ?
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoát thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?
Quang Dũng


Nhất phiến băng thiềm

Quy lai độc bẵng lan can tọa
Nhất phiến băng thiềm quải bích tiêu
Nguyễn Trãi
Lạc hoa
Đạm đạm Trường Giang thuỷ
Du du viễn khách tình
Lạc hoa tương dữ hận
Đáo "thủy" nhất vô thanh
Vi Thừa Khánh
Thù Trương Thiếu Phủ 
Thù Trương Thiếu phủ

Vãn niên duy hiếu tĩnh
Vạn sự bất quan tâm
Tự cố vô tường sách
Không chi phản cựu lâm
Tùng phong xuy giải đới
Sơn nguyệt chiếu đàn cầm
Quân vấn cùng thông lý
Ngư ca nhập phố thâm
Vương Duy


     
Trả lời Thiếu phủ họ Trương

Về già ưa tĩnh lặng
Vạn sự chẳng quan tâm
Tự thấy không cao kế
Chỉ hay ngược cố lâm
Gió tùng bay giải áo
Trăng núi chiếu đàn cầm
Bác hỏi tận cùng lý
Thẳm xa ngư phủ ngâm
酬張少府
晚年惟好靜
萬事不關心
自顧無長策
空知返舊林
松風吹解帶
山月照彈琴
君問窮通理
漁歌入浦深
   王維
Hoa anh đào
 Bao nhiêu chuyện
ký ức hiện về
anh đào nở hoa

Bài haiku này nằm trong tập Tiểu văn trong tráp sách (Oi no kobumi).
                                      
Trời xuân
Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc
Vạn lý thương lang thử xứ hàn
Nguyễn Du 
Mùahoa 
  
Niên niên tuế tuế hoa tương tự
Tuế tuế niên niên nhân bất đồng
Lưu Hy Di 
Tuyết 
Tuyết
hai chúng ta từng ngắm
năm nay cũng rơi a?


Bài haiku là một hồi nhớ từ hiện tại về một tình bạn. Basho và người bạn của ông, Etsujin, từng có lần cùng nhau ngắm tuyết. Và tuyết của năm nay có phải là tuyết đã từng rơi mà Basho và người bạn đã từng thưởng thức. Bài haiku này Basho gửi cho Etsujin. Bài haiku là một câu hỏi.
 

Xuân Hạ Thu Đông
 








Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mãn Giác
Nửa vầng trăng 

Quay lưng lại Ngự Phật
hiện sinh
vầng trăng lạnh

Vầng trăng tròn thường biểu đạt ý nghĩa viên mãn, một tầng giác ngộ tối thượng. Không phải hướng tới Phật, mà là quay lưng lại với Phật mới giác ngộ ra một vầng trăng viên mãn trên trời. Nếu cứ quay mặt vào với Phật thì không bao giờ thấy được vầng trăng ở trên bầu trời. Gốc của từ oreba (oru) là "cư", có nghĩa là ở, yên.

Khi tôi tới Kamakura, tình cờ tôi thấy một nửa vầng trăng vào buổi chiều, trên nền trời xanh thẳm. Trời vẫn còn rất sáng. Một nửa vầng trăng có nghĩa là còn xa mới tới viên mãn. Bài haiku của Shiki không cho biết vầng trăng trên bầu trời đấy tròn hay khuyết, nhưng tôi luôn nghĩ là vầng trăng tròn. Quay lưng lại với Phật để thấy viên mãn. Shiki không cho biết hình dạng của vầng trăng nhưng ông lại cho biết đó là vầng trăng lạnh. Viên mãn phải chăng là một sự lạnh lùng, không còn nồng ấm của hơi thở con người? Không còn là con người nữa thì viên mãn để làm gì? Để là một vầng trăng lạnh lẽo ư?
                       

Đến bây giờ trăng vẫn cứ còn xanh,
Cứ một nửa, như đời anh, một nửa,
Nhưng trăng sẽ tròn đầy, trăng sẽ...

Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ ?
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau. 
                 Hoàng Hữu

Mây Tần 

Hỡi ôi! Người chỉ là du khách
                           Giây phút dừng chân Vọng hải đài
                                         (Phạm Hầu)

Miyako mo toku Narumigata harukeki umi o naka ni hedatete
                               Asukai Masaaki

Kinh đô càng xa vợi
vịnh Narumi
biển mênh mang
ngăn cách

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét