Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Một tộc người đang được cho là "kỳ lạ"?

Không đông nhưng mắn
1. Tôi từng biết nước mình có tộc người Rục qua các bút ký của Nguyễn Quang Vinh năm 2006. Sau đó nhiều "giật tít câu view" "người Rục" trên báo chí và truyền thông và gần đây tôi suy nghĩ nhiều hơn về: "người Rục đang đói".
Xin nói một điều.
Xưa ấy, loạt bài về "Người Rục định canh định cư", "trồng lúa nước" như người Kinh là
"thông tấn". Có bài phóng viên "cò" với chiêu thức: cho người Rục màn chống muỗi thì họ mang đi đơm cá ở suối. Rồi là cắt đuôi bò của chính phủ cho để nhắm rượu, như là người thành phố về nông thôn, nhìn cái gì cũng có thể bình cho cười vui "hiểu biết", chỉ là lá cải.
Vừa qua Ông Dương Minh Long nói, vào bản Rục đang mùa đói, lũ: "... đi nhưng cơ khổ, người Rục chẳng ai biết chèo  đò. Họ hú họa trên rừng, vắt vẻo trên hốc đá quen rồi, với họ mái chèo là một dụng cụ gần như trừu tượng, một sản vật văn minh khó học hỏi. Không hiểu vì sao?
"
                                                             
Quay lại hang chụp "sắp đặt": Rời hang đá

Thiển nghĩ, cụ Đồ Chiểu xưa, không dùng
savon của Pháp, lội bộ khắp Nam kỳ lục tỉnh chứ không thèm đi đường bộ, đó là ý chí.
Tôi bây giờ, ngủ vẫn không thể đeo tất chân được, nếp cha mẹ quê vùng "chiêm khê mùa thối", có bao giờ biết đến cái "vớ" ấy đâu. Thường nhật, vẫn thích ăn mắm cáy cùng rau muống với dưa cà, thói quê khó sửa.  Đó là tập quán.
Vậy người Rục ra sao, khi mới 50 năm qua họ theo nền văn minh đa số, trong khi đó để chuyển đổi, một hơi thở của xã hội loài người cũng qua hàng thế kỷ. 

                                                                              
Làm lúa nước như xã viên "hợp tác"
Xem các ảnh  về tộc người Rục thời nay, thấy ít bóng dáng đàn ông, sao vậy? Nhận quà thì là nữ rồi, cho ăn ảnh, cho thỏa hiếu kỳ; còn cấy lúa thì ai, cũng họ. Khó khăn là cho con bú, ai thay! và còn là bữa ăn nữa chứ. Đàn ông thì săn bắn, thú rừng đâu còn; đẵn gỗ thì rừng lại xa, đâu cần, đã có nhà làm sẵn; sửa nhà ư, ở hang lâu rồi, đâu biết ..., nên ảnh hiếm thấy đàn ông người Rục. Sao mà phụ nữ Rục khổ vậy, như người vợ vùng thôn quê nước Thái.
                                                    

                                      
Phải chăng ta đã
đưa người Rục khỏi môi trường lâu đời của họ chưa đúng cách.

                                         
Đường vào làng Rục thăm thẳm xa.
Băng qua rừng non và khoảnh đất buồn.
Nhà nước có nhiều hoạch định và chăm lo cho ngươi Rục, cũng là muốn một cộng đồng đều hòa hơn về đời sống, như nhiều quốc gia khác. Không xa,  ở nước Úc, khi chọn thủ đô: Cái tên "Canberra" được lấy từ tiếng thổ dân Ngunnawal, có nghĩa là "nơi gặp mặt". Năm 1967, cuộc trưng cầu dân ý được hơn 90% người đi bầu ủng hộ việc cho phép chính quyền liên bang thông qua luật bảo vệ thổ dân và tính họ vào cuộc điều tra dân số. Ở México, người da đỏ bản địa là những cư dân đầu tiên, do vậy các ngôn ngữ của họ được chính phủ México công nhận là ngôn ngữ quốc gia và được bảo vệ. Nhưng sao ta chưa làm được hiệu quả cho tộc người bé nhỏ này, phải chăng là chưa bài bản, nên có ai đó nói: "người Rục ăn sắn là phải". Bài học nước Nga, vùng "Sông Đông êm đềm" bị tàn phá đến từng gia đình qua nội chiến, mà sau này không bù đắp, không nghĩ về họ để góp phần đến tan hoang "Liên bang" huyền thoại ấy. Rồi với "nắm cơm, quả cà", người Quỳnh Lưu cũng không thể rời làng lập "đại công trường" lâu được.

Em trông em cho mẹ em đi bừa
Về người Rục, "Cái nhìn của mỗi cá nhân, dù cho bất kỳ ai cũng luôn chủ quan nhưng bản chất của sự kiện là khách quan, cần đánh giá nhiều chiều. Các nhà sử học mà còn có quan điểm khác nhau một trời một vực nhưng điểm giống nhau là phải tôn trọng lịch sử và sự thật. Khi chúng ta ngần ngại không dám nhìn thẳng vào quá khứ thì khó mà có bản lĩnh tự tin bước vào tương lai." (Quang Đông)
...                           
2. Theo tiếng dân tộc Chứt (bao gồm nhóm người Rục) ở Quảng Bình, Rục có nghĩa là nơi nước lặn xuống đất để chảy ngầm dưới đất hoặc nước từ ngầm nổi lên trên.
Nhóm người Rục được phát hiện muộn nhất (năm 1959) ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa và đến năm 2004 có 85 hộ với 428 nhân khẩu và cũng là nhóm nhỏ nhất so với toàn bộ các nhóm dân tộc khác trên đất nước Việt Nam.
              

Bữa ăn của người già
Để trồng lúa khô hoặc ngô thì người đứng đầu bản phải mơ thấy thần linh cho làm có kết quả thì họ mới làm, nếu không thì họ phải vào rừng kiếm thức ăn bằng cách đào củ mài, củ ráy. Các loại rau xanh chủ yếu từ nguồn măng tre nứa và các loại rau rừng. Nguồn thịt cung cấp cho bữa ăn một phần rất lớn được thu thập từ việc săn, bẫy thú nhỏ, bắt cá, cua, ếch, nhái, lấy mật ong.
                                                 
leo cây "ăn ong"
là nghề tổ vậy
Nhà cửa thì rất đơn giản, thường bằng tre hoặc cây gỗ nhỏ và lợp lá cây nên chỉ tồn tại được vài năm.

Quần áo của nhóm người này được tự đan lấy bằng sợi của vỏ cây sui, loài cây có nhựa mủ độc nhưng vỏ có nhiều sợi.

Người Chứt có quan hệ vợ chồng bền vững. Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái trước lễ đón dâu. Lễ vật trong đám cưới ngoài lợn, gà, luôn phải có thịt khỉ sấy khô.

Người Rục sống rải rác, rất hoang dã trong các thung lũng và núi đá ở núi Ma Ma, họ vẫn muốn từ chối sự giúp đỡ về nhà cửa, trường học, y tế, gia súc của chính quyền.
                              

Bếp "tái định cư"
Việc ma chay của người Chứt đơn giản, chỉ cúng bái, rồi đưa người chết đi chôn. Mộ được đắp thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân không chăm sóc mộ nữa.


Người Chứt tin có ma rừng, ma suối, ma không trung, ma bếp...  họ tin có Thần nông bảo vệ mùa màng và là vị thần tối cao.



"Tam đại đồng"... sàng
Người Chứt có làn điệu dân ca Kà-tưm, Kà-lềnh. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ... Dân tộc Chứt có vốn truyện cổ và văn nghệ dân gian phong phú, gồm nhiều đề tài khác nhau.


Và các nhà văn hoá học xem đây là một đối tượng cần phải gìn giữ như một di sản phi vật thể của dân tộc.





                   
3. Chuẩn thoát đói của Việt Nam mà Nông lương thế giới nói là chuẩn gạo. Không ai lấy sắn ra làm chuẩn thoát đói. Và Việt Nam là cường quốc xuất khẩu lúa gạo mà người Rục đói gạo là rất lạ.
                 

Bữa ăn của em đây

Mẹ em cấy lúa "chăng dây"

"Em ngồi, em mơ , một ngày có cơm ..."

Em mặc áo hoa ...
  ...
cho anh chụp ảnh.

Mẹ ới mẹ ơi!
                                                  trời trưa vừa tròn bóng.

Em đi vác gỗ ... rừng xa



Em đi học. Ảnh Báo GDTĐ

Giúp mẹ em

Người Rục nhớ rừng

"Bữa cơm thường trong bản Rục"

Ngồi buồn nhớ lại hang xưa ...

2 nhận xét: