Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

ẤN QUYẾT TRONG HÌNH TƯỢNG PHẬT GIÁO

Phật Đường Khuông Việt Orsay
miền nam Paris
Trong nhiều thế kỷ, nghệ thuật Phật giáo không trình bày đức Phật qua hình dáng con người mà biểu thị Ngài qua một chiếc lọng, một cái ngôi, một vết chân hay con ngựa của Ngài.

Đầu Công nguyên, phong cách Hy-Ấn Gandhara và những trường phái điêu khắc Ấn Độ cùng lúc thực hiện những hình tượng Ngài cũng như những vị Bồ Tát qua nhiều bộ điệu khác nhau với những cử chỉ được xếp thành quy tắc. Những mudra mà người Tàu gọi là yin, người Nhật in-zô, ta dùng chữ ấn, thủ ấn, hay thành ngữ ấn quyết, tiêu biểu cho quyền lực và hiện hình thần thánh.


Đối với nhiều người, các kiểu đứng, ngồi, bắt tay, xếp chân của các tuợng Phật, các vị BồTát, La Hán đều là ấn quyết (mudra). Trong nghi lễ Mật giáo Ấn Độ, những hình vẽ bằng đầu ngón tay, ta gọi là bắt ấn, có công năng thần diệu, giúp phần định tâm, còn gọi sự hỗ trợ của chư Phật, Bồ Tát. Trong nghệ thuật múa Ấn Độ, những cử chỉ nầy được khai thác thành "ngôn ngữ tượng trưng". Ấn Độ là một nước những bài tụng ca vệ đà luôn còn được kèm theo những động tác ngón tay vô cùng phức tạp nhưng rất chính xác. Ấn quyết có thể xem như là quyền lực ban cấp cho bàn tay để gắn chặt tác động nghi lễ.
Mudra thường được ghép đôi với mantra, một thể thức cầu khấn. Trong khuôn khổ một nghi lễ, người giáo sĩ vừa đọc một mantra vừa xác định một vị trí cho bàn tay, vị trí có thể thay đổi tùy theo chữ, theo câu hay âm vang của giọng đọc. 
Trong nghệ thuật Phật giáo, mudra trước tiên được dùng để tỏ rõ những cử chỉ của đức Phật.
             
Thiền ấn.
 
Thiền ấn
Khi đức Phật tập trung tư tưởng đi đến Giác ngộ, Ngài ngồi xếp bằng Padmasana, hai tay đặt trước bụng, ngón tay duỗi thẳng, những ngón tay trái đặt trên những ngón tay mặt, hai ngón cái chạm nhau, gan bàn tay ngửa lên trên, có khi bắt chéo thành góc 45 độ, là một mudra rất thông dụng ở Đông Nam Á, được gọi là Thiền ấn Dhyana-mudra (hay Samadhi-mudra).
                

Bayon. Campuchia
Chùa Bút Tháp. Việt nam











        

         

Hai ngón cái tách rời các ngón khác để chạm vào nhau làm thành một hình tam giác thần bí, biểu tưởng Tam Bảo Phật Pháp Tăng hay, theo nhiều môn phái bí truyền, ngọn lửa thần bí thiêu hủy mọi ô nhiễm.
Chùa Thái lan

Địa xúc ấn

Địa xúc ấn. Bhumisparsha-mudra.                        
Dưới gốc cây bồ đề, đức Phật quyết ngồi cho đến lúc tìm ra được phương cách hủy bỏ mọi đau đớn trên đời nầy nên khi đạt đến đích, Ngài viện đất làm chứng những công đức mà Ngài đã tích lũy từ nhiều tiền thân.
           
Địa xúc ấn Bhumisparsha-mudra, biểu tượng một lòng tin và một giải quyết không lay chuyển được, là điển hình những biểu thị đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Bất động Phật Akshobhya. Ngài ngồi xếp bằng Padmasana, tay mặt đặt trên đầu gối mặt, đầu những ngón tay duỗi ra đụng đất, có khi chỉ ngón chỉ, tay trái đặt trên đùi trái, gan bàn tay hướng lên trên.


Ayuthaya - Thái Lan
Ayuthaya - Thái Lan
                                                                                       


Chuyển pháp luân ấn
Chuyển pháp luân ấn. Dharmacakra-mudra.
Ngài đưa hai tay lên ngang ngực, gan tay trái hướng ra trước, gan tay mặt hướng lên trên, những ngón tay xòe ra gần đụng tay kia, đấy là lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp.Chuyển pháp luân ấn này được gọi là mặt trời. Đức Phật xem như đức Chuyển Luân Vương Chakravartin, chúa tể một thế lực toàn năng, đang quay bánh xe mặt trời, vận dụng giáo huấn trong sáng làm tiêu tan mọi bóng tối của ngu muội. Hai tay thành hai vòng tròn thần bí, tiêu biểu cho hai bánh một chiếc xe. Hai ngón tay cái hợp lại với nhau là trục xe chống đỡ hai bánh xe tượng trưng hai mặt cốt yếu vật chất và tinh thần luôn luôn bền chặt liên kết và vĩnh viễn chuyển động.
                                
Chùa Liên Phái - Hà Nội
Tây Tạng
       
                 


 








Chùa Thái lan
Hai tay của Ngài làm thành hai vòng tròn thần bí, tiêu biểu cho hai bánh một chiếc xe. Hai ngón tay cái hợp lại với nhau là trục xe chống đỡ hai bánh xe tượng trưng hai mặt cốt yếu vật chất và tinh thần luôn luôn bền chặt liên kết và vĩnh viễn chuyển động.

Trong những sách xưa bên Ấn Độ, bánh xe và hoa sen đã được dùng để trình bày bản thân đức Phật. Hoa sen được xem như một bánh xe mà tám cánh thể hiện Bát Chính Đạo.
             
Vô úy ấn

Vô úy ấn. Abhaya-mudra.
Biểu lộ yên vui, nhân từ, bảo vệ, đừng sợ hãi, đức Phật giơ tay mặt lên ngang vai, cánh tay gập lại, gan tay hướng về trước, những ngón tay dính nhau, còn tay trái thi thả lỏng xuống theo cơ thể.
Trong các trường phái phương Nam, ở Thái Lan và nhất là ở bên Lào, Vô úy ấn thường liên kết với điệu bộ của đức Phật đứng hay, đúng hơn, đang từ Cõi trời Đâu suất Tusita xuống. Ở Đông Nam Á, thường thấy một thay đổi là cả hai tay đều giơ lên hai bên ngực hay, ít hơn, tay mặt như trên nhưng giơ lên ngang đầu.

Chùa Dâu - Hà Bắc
Tu viện Kapica Patava-Pakistan
 












                           
Chùa Dâu Hà Bắc
Kyaunktawgyi - Mandalay Miến Điện














                                       
                                               



Ấn Varada-mudra tượng trưng cho lòng trắc ẩn, từ thiện, thành thực, mà cũng là đón tiếp, dâng hiến, biếu tặng, Đây là ấn quyết sự hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát nhân loại. Thực hiện phần lớn với tay trái, cánh tay hoặc thông xuống theo dọc cơ thể, gan tay mở ra hướng về phía trước, hoặc gập lại, gan tay hơi hướng lên trên, những ngón tay duỗi ra hay hơi co.
                                                                                                           
Thí vô úy ấn. (pang bpra-taan a-pi hay abhaya mudra)
                   
Chùa Thái lan

Khi bàn tay Phật thể hiện động tác này cho thấy Đức Phật không hề sợ hãi trước một kẻ thù hay nghịch cảnh. Tư thế này thường thấy ở cả tượng Phật đứng và tượng Phật ngồi. Có hai biến thể. Một trong các biến thể là cánh tay cong ở cả cổ tay và khuỷu tay. Các ngón tay chỉ lên trên và lòng bàn tay hướng ra ngoài. Trường hợp nếu là cánh tay phải thì có nghĩa là điều phục thú dữ. Nếu là cả hai tay thì có nghĩa là nghiêm cấm thân nhân.







                                                                


Thí nguyện ấn
Thí nguyện ấn.

Chùa Thái lan
Varada-mudra tượng trưng cho lòng trắc ẩn, từ thiện, thành thực, mà cũng là đón tiếp, dâng hiến,biếu tặng.
Đây là ấn quyết sự hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát nhân loại. Thực hiện phần lớn với tay trái, cánh tay hoặc thông xuống theo dọc cơ thể, gan tay mở ra hướng về phía trước, hoặc gập lại, gan tay hơi hướng lên trên, những ngón tay duỗi ra hay hơi co. Mudra nầy giống với Vô úy ấn Abhaya-mudra nhưng hai định hướng bàn tay khác nhau.

Tay phải của Đức Phật chỉ xuống với lòng bàn tay phải hướng về phía trước và các ngón tay mở rộng. Tư thế này thường được thấy trên tượng Phật đứng khi đang cho hoặc nhận của bố thí.







               
Giáo hóa ấn
Giáo hóa ấn Vitarka-mudra giống vừa Abhaya-mudra vừa Varada-mudra, nhưng thực hiện với hai tay như trong ấn quyết đôi Abhaya-Varada-mudra, hai ngón cái đụng đầu hai ngón chỉ. Thường ấn quyết nầy tượng trưng cho một trong những kỳ thuyết giáo của đức Phật, kỳ bàn cải, biện luận. Ấn quyết cũng còn đuợc gọi biện minh ấn vì đây là lúc đức Phật giải thích giáo pháp, kiếm cách thuyết phục người chưa tin đạo
                    
Chùa Dâu - Hà Bắc
Quan Yin - Trung Quốc
Ngón tay cái và ngón tay trỏ, thường là ở bàn tay phải chạm vào nhau, các ngón còn lại hướng lên trên. Cánh tay cong nơi khuỷu tay và cổ tay. Điều này được xem như lời kêu gọi hòa bình. Đức Phật đang nhằm kêu gọi mọi người hãy giải quyết các vấn đề thông qua tư duy lôgic và lý luận.

Chùa Thái lan

 



Hiệp chưởng ấn- Anjali-mudra. Ấn quyết thông thường khi các đức Phật được sắp cao nhất trong thứ bậc Phật giáo thực hiện, trong Đại thừa cũng như trong Tiểu thừa : hai tay chắp lại với nhau trước ngực như một người đang tụng niệm, đó là Hiệp chưởng ấn Anjali-mudra thường dành cho những người đọc kinh cầu nguyện.
Khi kính cẩn chào hỏi, mudra nầy gợi lên một ý tưởng dâng hiến và nếu hai tay dang lên đến mặt thì là một cử chỉ tôn kính, sùng bái.                                                                                             
                                                                                               
Kiyomigundera - Kyoto Nhật Bản

Chùa Bảo Quang

Một số ấn quyết trong nghi lễ Phật giáo.

Quan Âm ấn.
Chữ Rảm
tay trái dùng ấn “Kiết-tường” vẽ chữ RẢM, sắc trắng vào trong lòng bàn tay mặt 3 lần. Kế đến tay mặt cũng kết ấn “Kiết-tường” vẽ vào lòng bàn tay trái y như vậy. Chữ RẢM là tiếng Phạn hàm ẩn ý nghĩa sự thanh tịnh, còn màu trắng là tượng-trưng cho sự trong sạch.
Ấn-quyết: (Cách bắt ấn)
Ngón tay cái nắm co đầu ngón vô-danh (áp-út). Ba ngón còn lại: trỏ, giữa và út duỗi thẳng ra là thành ấn.








Chuẩn đề độc bộ ấn.
Chuẩn đề
Hộ thần ấn.
 

 KIM-CANG QUYỀN ẤN

Vô lượng liên hoa.

4 nhận xét:

  1. Everyone loves what you guys are up too. This sort of clever work and reporting!
    Keep up the excellent works guys I've included you guys to my personal blogroll.
    Also visit my web page ; spirulina

    Trả lờiXóa
  2. Nhà Ong em đọc để tham khảo thôi, càng đọc càng thấy mênh mông ....

    Trả lờiXóa