Sân cỏ Hoàng Cung |
Chúng tôi đi Thailand theo chương trình Sở Giáo Dục tổ chức cùng lời mời hấp dẫn của hãng lữ hành: Dạo chơi trên bãi biển tuyệt vời Pattaya, xem xiếc thú, cá heo thông minh biểu diễn, 5 "lai-vờ-sâu" tình dục "nghệ thuật", coi show pê đê và nhiều cái vân vân...
"Những quảng cáo có tính hai mặt đáng ngờ chính là nghịch lý căn bản của mỗi chuyến đi. Cái cứ tưởng "nơi khác” ấy nó nhằm đáp ứng một nhu cầu có thể tạm coi là chủ nghĩa tiêu thụ". (Philippe Papin và Laurent Passicousset)
"Những quảng cáo có tính hai mặt đáng ngờ chính là nghịch lý căn bản của mỗi chuyến đi. Cái cứ tưởng "nơi khác” ấy nó nhằm đáp ứng một nhu cầu có thể tạm coi là chủ nghĩa tiêu thụ". (Philippe Papin và Laurent Passicousset)
Chúng tôi đã thấy ở Thailand không chỉ là nét đẹp đặc thù của phong tục hay những công trình. Nhưng nơi đi qua, dù cảnh vật đồng quê đơn giản, cư dân thưa thưa thớt, núi non không "sơn thủy hữu tình" như đất Việt, nhưng người Thái đã làm cho nó trở thành đáng yêu và quyến rũ.
Tôi thấy nụ cười thân thiện trên mỗi khuôn mặt người nơi đây, suốt chặng đường, chỗ tham quan, nơi mua sắm, người ta không lớn tiếng, cả không thấy còi xe (bác tài nói còi xe hơi để dành cho tài xế cãi nhau). Thailand thật sự là vùng đất của rất nhiều nụ cười (có bloger nói là 13 kiểu)– và không phải nụ cười nào cũng thể hiện niềm hân hoan như những người khách lần đầu tiên đặt chân đến đây tưởng tượng. Đi qua đường, vừa bước chân xuống đã thấy hàng loạt ô tô đỗ lại, một thoáng ngơ ngác, lúng túng. Chán cho mình, sản phẩm của tư duy giao thông nước Việt.
Đó là chút gì thật là khác thường, một sự lạ hoàn toàn, một sự “khác biệt” tốt. Đi Shopping Center, Đường nội bộ trong khu Dharawadi, chúng tôi sửng sốt trước những người đàn ông và đàn bà có cách sống khác, truyền thống khác và thế giới quan khác. Khác tuyệt đối: Họ có thể chờ phục vụ đến 75' bên bàn ăn nhà hàng với nụ cười chịu đựng, không chút phàn nàn rồi lúc thưởng thức những món ngon nóng sốt như là mãn nguyện. Người Thái, việc lớn tiếng, cáu gắt là không thể. Nghe nói, những người thuộc tầng lớp giàu có tại Thái Lan không bao giờ ngó mắt tới người nước ngòai, con gái của họ không bao giờ lấy người nước ngòai, đó như là một nỗi nhục nhã.
... Vua Rama VI (1910-1925) đã ban hành tên họ cho người Xiêm năm 1913 (như nước Việt thời kỳ nhà Nguyễn bắt buộc người Khmer đồng bằng sông Cửu long với 5 tộc họ: Thạch, Sơn, Kim, Danh, Lâm) và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc, đặt lệ tên gọi vua theo thế hệ (từ đây, vua Xiêm gọi là Rama).
Dĩ nhiên, được yêu quí nhất chính là vua Rama V, tức Vua Chualalongkorn. Ông là vị vua được hấp thụ nền giáo dục Tây Phương từ nhỏ do cha của ông, Vua Mongkut tức vua Rama IV đã nhìn thấy trước 1 viễn cảnh không mấy sáng sủa cho Đông Nam Á lúc bấy giờ: có đóng cửa nước bế quan tỏa cảng như Nhật hay Việt Nam thì tụi Tây mắt xanh mũi lõ cũng sẽ đạp cửa xông vào, chi bằng ta dùng biện pháp ôn hòa, mời tụi nó đến vừa tránh khỏi đổ máu vừa có tiếng thơm. Chính vì thế mà Thái Lan chưa từng là thuộc địa của bất kì nước nào, mà lại được nhận lấy những ơn mưa móc và thu nạp những thành tựu kĩ thuật tiên tiến của Tây Phương. Hòang gia Thái mặc trang phục tựa như hoàng gia Anh, và bạn có thể thấy cũng như những nước chịu ảnh hưởng Anh Quốc như Singapore, Hongkong … Thái Lan cũng lái xe bên trái.
Quốc huy Thailand |
Người dân Thái Lan yêu quý ông Vua Rama IX, họ xây dựng tượng Phật là món quà tặng đức vua, thứ 7 và chủ nhật tới chùa Phật Ngọc trong Cung điện Hoàng Gia đọc kinh cầu chúc sức khoẻ cho đức vua.
Vua Rama IX ngồi trên ngai lâu nhất ở Thái Lan và cũng là ông vua chỉ có một người vợ duy nhất. Thích nhất câu nói của ông: "Trái tim tôi chia nửa, nửa dành cho quốc dân, nửa còn lại dành cho vợ và gia đình tôi. Vậy nếu tôi có hai bà vợ thì quốc dân sẽ chỉ được phần nhỏ và tôi không muốn như vậy!
Một thú vị. Tên đầy đủ của Bangkok
Vua Rama IX ngồi trên ngai lâu nhất ở Thái Lan và cũng là ông vua chỉ có một người vợ duy nhất. Thích nhất câu nói của ông: "Trái tim tôi chia nửa, nửa dành cho quốc dân, nửa còn lại dành cho vợ và gia đình tôi. Vậy nếu tôi có hai bà vợ thì quốc dân sẽ chỉ được phần nhỏ và tôi không muốn như vậy!
Một thú vị. Tên đầy đủ của Bangkok
กรุงเทพมหานคร อมรรัตน- โกสินทร์์ มหินทรายุธยามหาดิลกภพ นพรัตน์ราชธานีบุรีรมย์ อุดมราชนิเวศน์มหาสถาน อมรพิมานอวตารสถิต สักกะทัตติยวิษณุกรรมประสิทธ,
Krung-thep-ma-ha-na-kon A-mon rat-ta-na-ko-sin Ma-hin-tara Yud-tha-ya ma-ha-di-lok-phopNop-pa-rat rat-cah-tha-ni Bu-ree-rhom Udom-rat-cha-ni-wat Ma-ha-sa-thanA-mon-pi-man A-wa-tarn-sa-thit Sak-ga-tad-ti-ya-wit-sa-nu-gum-pra-sit, thành phố của những thiên thần, là tên thành phố dài nhất thế giới, dân Thái thường gọi là Krungthep. Tên gọi theo tiếng Bali – ngôn ngữ thường dùng khi chép kinh Phật – ghép rất nhiều tên gọi đẹp, theo nghĩa đầy đủ là “Thành phố của các thánh thần, thành phố vĩ đại của những vị thần bất tử, thành phố châu báu tráng lệ của thần Indra, chiếc ngai vàng của đức vua Ayutthaya, thành phố của đền đài tráng lệ, thành phố của cung điện và lãnh địa hoành tráng nhất của Hoàng gia, ngôi nhà của thần Vishnu và tất cả các vị thần.”.
Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi Bangkok (Golden Land) |
Đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới. Diện tích là 32,8km² (khoảng 8.000 acre) và phục vụ khoảng hơn 45 triệu khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 100 triệu khách trong một năm.
Đây rồi, đã đến Pataya.
Đây rồi, đã đến Pataya.
Món ăn phố đêm Pattaya |
Hàng rong bên Golden Beach Hotel |
Tiểu cảnh nhà hàng |
Ba lính ngự lâm (thiếu một vì chụp ảnh) Không 5 "show" thì 5 "say no chai" |
Hôm sau, nghe kể lại. Sexy show mà coi 5 show trong 1 buổi tối thì bạn có thể hình dung nó sẽ thay người đổi cảnh 1 tí, nhưng ngòai những màn cocacola dao lam dao cạo thì cũng có cảnh 2 anh chị quấn lấy nhau, 2 chị quấn lấy nhau, rồi tới cái show cuối cùng thì có tụi gái Nga làm. Có cô bạn đi xong về kể lại, trong 1 show cô coi sau khi làm xong anh chàng kia (cùng đoàn) được lên thực tế, bợ “nó” lên để chào, nó không chào được vì nó bị giãn dây thần kinh trung ương.
Bao cát nước ngăn triều cường trước nhà hàng như Saigon |
Đến Pattaya chơi bạn không cần lo Tsunami vì Pattaya nằm trong Vịnh Thái Lan, không liên quan tới Andaman Sea nối với Ấn Độ Dương.
Ba lão không đi show, dạo phố đêm |
Ngõ vắng xôn xao, lối ra bờ biển |
Bãi biển Pataya về đêm Tượng khu biểu diễn pê đê Những chàng được gọi là nàng |
show pê đê |
tự nhiên thấy khách Việt nhiều, nên cho thêm bài Việt Nam, mặc áo dài xấu ình, mà chì có 1 em đứng ỏn ẻn lipsinc, bài Sài Gòn đẹp lắm, thấy buồn, hậu cảnh là hình cái Nhà hát lớn Hà Nội, phẳng lỳ, trắng tinh, rất dễ dựng. À ! hay họ thấy mình không còn cái gì đẹp hơn, hay hơn ?
Người Thái bán hàng Cả nhà đi biển Tầu cao tốc ở Pattaya Beach (st) |
Bãi biển Koh Larn Island Một góc Koh Larn Island (st) Gánh hàng rong trong nắng chói chang (st) |
Váy em trên Đảo San Hô |
Bán hàng trên đảo |
Những người không tắm biển |
Tìm nhau giữa mênh mang (nhớ T.) Lò nướng |
Ngon vãi lun |
Vịnh Pattaya êm, xung quanh bạn có thể thấy những dãy núi xa xanh… |
Biển Hồng, buổi sớm mai, mặc dù Pattaya thuộc Eastern Seaboard, nhưng vịnh Pattaya chỉ nhìn thấy mặt trời lặn … |
buffet sáng có 2 khu vực là món India và món Âu Mỹ |
Cạnh bể bơi Golden Beach Hotel |
Tự sướng, ảnh chụp qua gương |
Bác VP quả là có nhận xét về người Thái như người (Việt sống lâu trên đất) Thái! Vua Rama IX và Hoàng Hậu Sirikit mặc dầu đã cao niên nhưng sự sùng kính của dân đối với ông bà cũng rất lớn và họ xứng đáng nhận được điều này vì tấm lòng đối với và những gì đã làm được cho dân Thái.
Trả lờiXóaNhững tấm hình, những góc chụp của bác trong entry này hơn cả nghệ sĩ chuyên nghiệp!
Cảm ơn Bác ghé thăm. Em viết khoảng 8 bài về Thailand đăng bên yahooblog, bài bên này chỉ là dể dự phòng. Em cũng đã đi Cam 2 lần, angkor thật đẹp nhưng không hiểu sao không có cảm xúc để viết. Em bị nhiễm độc thời chiến, cũng hơi buồn. Chúc Bác vui!
Xóa