Những mẩu chuyện cực ngắn, đôi khi khiến lòng ta trĩu lặng ... suy tư.
Cái bóng (Hải Âu)
Ông luôn phàn nàn về cuộc hôn nhân sắp đặt sẵn mà gia đình dành cho mình. Ông chê bà ít học, chẳng tương xứng với sự lịch lãm của ông. Mọi việc ông thường tự quyết, chẳng coi bà vào đâu. Bà tồn tại bên ông như cái bóng lặng lẽ trong cuộc sống chung có nhiều thăng trầm. Một ngày, bà nhẹ bỏ ông sau một cơn bạo bệnh. Ông ra vào ngẩn ngơ như thể đang kiếm tìm. Nhà thiếu bà, ông mới thấy rõ những khỏang trống. Ông nhận ra sự lịch lãm cũng chẳng tạo nên được một gia đình nếu thiếu đi sự hy sinh, chịu đựng âm thầm của bà.
Ăn cơm (Nguyễn Thanh Bình)
Thằng Tèo ngồi tiu nghỉu. Tựa lưng vào cây trứng cá bên hông nhà, thỉnh thoảng nó giơ tay gạt nước mắt.
Không biết chuyện gì? Cả buổi sáng nay ba má nó liên hồi ẩu đả. Bỏ ông táo lạnh tanh. Giờ mỗi người mỗi góc.
Rồi cuộc chiến lại tiếp tục. Từ võ ba càng chuyển sang võ miệng. Bỗng má nó lớn giọng.
- Ông ăn chả, tôi ăn nem. Mặc xác ông!
Đến đây, cái bao tử thúc giục, Tèo tham chiến :
- Con không thèm ăn thứ đó, con chỉ muốn ăn cơm thôi!
Cha tôi (Nguyễn Minh Hiếu)
Mẹ bỏ đi theo người khác. Cha ở vậy nuôi chúng tôi. Hơn 20 năm. Tôi và anh Hai đều có gia đình. Ngòai 60, bỗng cha tôi dường như trẻ lại. Ông năng chải chuốt, đi lại và xài tiền nhiều hơn. Chúng tôi nghĩ ông có nhân tình và đối xử có phần nghi ngại. Ông vẫn không nói.
Tôi tìm đến bệnh viện, quyết định cho người tình của cha tôi một trận. Chợt tôi lặng người đi vì người cha đang chăm sóc là mẹ. Thấy tôi, ông gượng nói : "Ba sợ các con còn giận mẹ...".
Ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng (DIỆU AN)
Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến - ông nội già yếu. Và cho đến một ngày - ngày ông nội mất.
Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?
Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?
Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?
Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.
Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.
Mẹ tôi (Lăng Dũng)
Chiến tranh ác liệt. Bố ra chiến trường. Mẹ dắt con sơ tán khắp nơi.
Hòa bình. Bố không trở về. Mẹ khóc hằng đêm. Năm năm sau mẹ mới quyết định lập bàn thờ với bức di ảnh của bố. Một mình mẹ vất vả nuôi con. Vậy mà căn bệnh ung thư quái ác lại cướp mất mẹ.
Hôm bức ảnh mẹ được đưa lên bàn thờ bên cạnh bố, bất ngờ bố trở về! Tất cả chợt vỡ oà...
Bức ảnh bố được hạ xuống. Trên bàn thờ ...mẹ lại một mình.
Vòng cẩm thạch (Jang My)
Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm mọi cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường...Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo.
Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiệc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía , cười :
- Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.
Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.
Đồ cổ (Lê Nguyễn Thục Quyên)
Biết tôi chuyên nghiên cứu đồ cổ, anh mời đến, cho xem bộ sưu tập đời Lý. Quý chúng lắm nên hàng ngày anh lau chùi kỹ lưỡng, đặt chúng nằm trang trọng trong phòng khách thật đẹp. Để có được nó, nghe đâu anh tốn công ròng rã mười năm trời...
Có tiếng ho yếu ớt bên chái nhà tối tăm nơi góc sân. Tò mò tôi liếc nhìn...Một cụ già nhỏ bé đang run rẩy trên chiếc giường con trải manh chiếu rách, cáu bẩn, tồi tàn. Bên cạnh là tô cơm khô cứng tự bao giờ....
Món đồ cổ trở nên vô nghĩa.
Ngày thứ 7 (Đ.T)
Thuở bé tôi luôn luôn chờ đợi ngày thứ bảy. Vì đó là ngày ba tôi thường đưa cả nhà đi ăn tối, đi xem phim. Đến tuổi dậy thì, ngày thứ bảy càng đáng yêu hơn vì đó là ngày tôi đến nơi hẹn với người yêu. Khi lập gia đình, tôi cũng mong ngày thứ bảy để được nghỉ việc, được giặt ủi quần áo, dọn dẹp nhà cửa...Và bây giờ tôi sợ ngày thứ bảy! Đó là ngày chồng tôi họp bạn nhậu, con tôi hẹn với người yêu, tôi hoàn toàn cô đơn.
10 TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY | |
1. CHUYỆN CÁI VÉ Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá: “Người lớn: $10.00 Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00 Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí” Đọc xong, ông nói với người bán vé: - Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi. - Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại. - Vâng. - Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi. - Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết. 2. Ba… Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba… Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: - “Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: - “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp: - “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”. Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng. 3. Mẹ và con Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười. Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc. 4. Anh Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng “Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…” Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế! Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, “Út ráng học ngoan…” Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọa giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê… Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…” 5. Cua rang muối Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: - Cua rang muối thật đó mẹ. Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém: - Còn răng đâu mà ăn?! 6. Xa xứ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…” Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…” Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…” 7. Đi thi Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt. … Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”. Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!” 8. THỊT GÀ Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe: - Nhà Tý ăn thịt gà. Đêm đó, bà Tám chửi: - Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc. Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui. Trời đổ mưa. Thằng Tý la lớn: - Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi. Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo. (Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ) 9. Chỉ có một người thôi Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo: - Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy. Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên. Bác làm công trở về gặp người chủ. Người chủ hỏi: - Ở bên ấy có nhiều người không? Bác làm công trả lời: - Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão. - Tại sao vậy? - Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người. 10. Phấn Son Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”. Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…” Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì. nguồn: CHỈ CÓ VỢ TÔI! Chuyện xảy ra tại một trường đại học. Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên: “Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?” Một nam sinh bước lên. Giáo sư nói: “Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ”. Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân… Giáo sư nói: “Em hãy xóa tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!” Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm. Giáo sư lại nói: “Em hãy xóa thêm một người nữa!”. Chàng trai xóa tiếp tên của một đồng nghiệp. Giáo sư nói tiếp: “Em xóa thêm tên một người nữa đi”. Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. Chàng trai lại xóa tiếp… Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con. Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!! Giáo sư bình tĩnh nói tiếp: “Em hãy xóa thêm một tên nữa!” chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn… anh đưa viên phấn lên… và gạch đi tên của bố mẹ! “Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!”, tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai. Chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai… Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ. Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: “Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?” Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời. Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói: “Theo thời gian, cha mẹ sẽ là dời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên cạnh, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!” Bài nhận được trong Yahoo groups. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét