Thứ Ba, 17 tháng 9, 2024

Dinh Vua Mèo, Đồng Văn.

 Dinh Vua Mèo, Đồng Văn.

Ảnh Phạm Văn Trạng

Cấu trúc bên trong.


Tiền Dinh


Dãy nhà 2 bên là chỗ ở cho các lính cận vệ , thuộc hạ dưới quyền.


Những cánh cửa được chạm trổ công phu.



Hoa văn trên cửa.



Trung Dinh. Phòng làm việc và tiếp khách của Vua Mèo.


Bố cục trong bố cục. Cám ơn gợi ý của Daniel Hung Meas




Trung Dinh.


Trên gác của Tiền Dinh, nợi các cận vệ, mưu sĩ của Vua Mèo trú ngụ.


Nhìn Trung Dinh từ trên gác của Tiền Dinh.


Bảng Sắc phong của vua Khải Định :"Biên Chính Khả Phong" (Biên cương vững mạnh).



Đá kê cột nhà có hình quả Anh Túc, nguồn tài chính của Vua Mèo thời đó.



Ở các đầu hồi, đà gác cũng trang trí những quả Anh Túc.



Đá kê cột được chạm khắc hoa văn Mèo (?)


Dinh Vua Mèo , Đồng Văn. Vật dụng, sinh hoạt.


Bàn tiếp khách của Vua Mèo.


Cối xay bột. Bên trong là cối xay lúa.


Khung làm chỉ lanh (chưa hiểu cách vận hành!)


Bếp tập thể cho người nhà và các cận vệ.


Bàn ăn của thuộc hạ Vua Mèo.


Cối giã gạo


Lu hứng nước mưa được đẽo từ đá nguyên khối (đã bị nứt bể dưới đáy.)


Từ trái qua : Vua Mèo Vương Chính Đức, con trai kế vị Vương chí Sình (Thành), Vương Chí Sình bế cháu nội.



Phòng vợ cả.


Phòng vợ hai và vợ ba , đối diên phòng vợ cả.



Bàn tiếp khách của Vua Mèo.




Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2024

Họa sĩ Lê Thiết Cương ''phổ họa'' vào ''Truyện Kiều''

 


Họa sĩ Lê Thiết Cương ''phổ họa'' vào ''Truyện Kiều''


"Thiết Cương - 24 tranh” và trưng bày “Vẽ Kiều”
tại Gallery Thăng Long (41 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Khi nàng Kiều bị rơi vào lầu xanh lần hai, nhà thơ Nguyễn Du đã viết: “Chém cha cái số hoa đào/ Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi”. “Nếu vẽ câu thơ ấy mà vẫn đi theo quan niệm ‘thơ sao vẽ vậy’ thì chẳng thể nào lột tả được nỗi đau đớn đến mức phải thốt lên ‘Chém cha’”, anh phân tích cái nhìn của mình. Với hướng mới tả ý thay vì tả cảnh, họa sĩ Lê Thiết Cương đã tạo hình khuôn mặt nàng Kiều chỉ còn một nửa, một nửa đã bị chiếc nón che khuất, phần từ cổ xuống thân được vẽ bằng các nét ngang như những sợi dây trói buộc, con mắt thì bay lên trời.


Chém cha cái số đào hoa /Gỡ ra nối lại buộc vào như chơi. 


Lòng còn gửi áng mây vàng/ Họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay. 

Khi khắc họa hai câu: “Sông Tương một dải nông sờ/ Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia”, anh đã vẽ chân dung cô Kiều và chân dung chàng Kim Trọng ở hai bên, nhưng vì cách trở không gặp nên đầu hai người bị xoay ngược lại nhau. Dòng sông Tương – tạo hình từ bốn sợi đàn nguyệt – chảy ngang qua hai khuôn mặt.


Sông Tương một dải nông sờ/ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia. 

Lựa chi những khúc tiêu tao
Dột lòng mình cũng nao nao lòng người?