Bảy Võ Sĩ Đạo (1954)
Tên phim: 七人の侍
Tên Romaji: Shichinin no samurai
Tên tiếng Việt: Bảy võ sĩ đạo
Đạo diễn : Akira Kurosawa
Diễn viên : Takashi Shimura, Toshirô Mifune,
Yoshio Inaba,...
Sản xuất : Toho
Kịch bản : Akira Kurosawa
Thể loại : Hành động, Kinh điển
Xuất bản : 1954
Độ dài : 207 phút
Tóm tắt:
Bảy võ sĩ đạo kể câu chuyện về một ngôi
làng nhỏ thuần nông mà mỗi khi mùa gặt đến luôn bị bọn rợ quấy rối, cướp lương
thực và cả phụ nữ. Đến ngày nọ, dân làng quyết định đã đến lúc phải vùng lên
chống trả bọn vô lại. Sau một cuộc họp, dân làng xin ý kiến vị bô lão lớn tuổi
nhất và ông đề nghị họ nên thuê các võ sĩ đạo. Ý tưởng này được số đông chấp
nhận và 4 thanh niên trai tráng được cử đi tìm các nhà hiệp sĩ. Nỗ lực của họ
gần như thất bại, không tìm ra người thích hợp, đúng lúc chán nản họ gặp được
một samurai mà họ tin rằng hoàn hảo. Đó là Kambei (Takashi Shimura đóng). Nhưng
võ sĩ này cho biết, một mình ông không đủ sức đương đầu, mà phải tìm thêm 6
người nữa cho đủ 7 người (chưa kể cậu môn sinh). Cuộc tìm kiếm kết thúc với 5
samurai chính hiệu và một samurai thứ 7 không có danh phận rõ rang bí danh
Kikuchiyo, được tuyển mộ nhờ lẽo đẽo theo nhóm với bộ mặt say khướt, nhưng tinh
thần chiến đấu trừ gian thì không ai bằng. Nhân vật võ sĩ đạo nhiều chất hài
này do diễn viên gạo cội Toshiro Mifune từng nổi tiếng với bộ phim Yojimbo
đóng. Ngoài Kikuchiyo tay kiếm Kyuzo (do Seiji Miyaguchi đóng) với những đường
kiếm hào hoa cũng rất được khán giả yêu thích. Nông dân Rikichi (Yoshio
Tsuchiya), trưởng nhóm trai làng tìm samurai, một người phẫn uất vì bị cướp mất
vợ cũng gây ấn tượng. Nhưng diễn viên Seiji Miyaguchi đóng vai kiếm sĩ bậc thầy
Kyuzo được xem là nhập vai tốt nhất.
Các samurai bố trí hệ thống phòng thủ trong làng và tổ chức dân làng đối phó
với bọn cướp. Khi mọi sự đã chuẩn bị xong xuôi, bọn cướp bắt đầu xuất hiện theo
kiểu “đến hẹn lại lên”, nhưng chúng không những chẳng lấy được gì mà còn bị dân
làng hiệp lực cùng các võ sĩ đánh cho tơi tả. Chúng phản công nhiều lần cũng
thất bại. Tuy nhiên có 4 samurai bị giết trong các trận giáp chiến. Hòa bình
được tái lập, bọn cướp bị quét sạch, các samurai sống sót lại lên đường để tiếp
tục lối sống lang bạt kỳ hồ, thay vì định cư tại làng.
Reviewed by Thế Giới Điện Ảnh
Seven Samurai – Kiệt tác của Kurosawa
Trả lờiXóaThập niên 50 và 60 của thế kỷ XX được coi là “Thời đại vàng” của Điện ảnh Nhật Bản với sự hồi sinh mạnh mẽ từ cuộc đại khủng hoảng sau thế chiến vươn lên thành một cường quốc “nghệ thuật thứ 7”. Người có công rất lớn, tiên phong đưa điện ảnh nước Nhật lên tầm thế giới là đạo diễn tên tuổi – Akira Kurosama.
Ông là đạo diễn Nhật (và Châu Á) đầu tiên đoạt giải Sư Tử Vàng danh giá tại Liên hoan phim Venice năm 1951 với bộ phim “Rashomon”. Tiếp đó vào năm 1955, cũng tại Liên hoan phim Venice, A.Kurosama lại được trao giải Sư Tử Bạc cho tác phẩm kinh điển – “Bảy kiếm sỹ Samurai”.
Bộ phim này không chỉ đưa tên tuổi Kurosama lên đỉnh cao của điện ảnh thế giới mà còn trở thành một báu vật văn hóa, niềm tự hào của nước Nhật. “Bảy kiếm sỹ Samurai” là biểu tượng cho tinh thần thượng võ bất khuất của dân tộc Nhật Bản, vừa mang đậm bản sắc truyền thống vừa khiến cả thế giới khâm phục vì một ngôn ngữ điện ảnh hiện đại và mới mẻ.
“Bảy kiếm sỹ Samurai” được xếp vào thể loại phim “Jidaigeki” – một thể loại rất thịnh hành ở Nhật những năm 1950. Đây là loại phim có bối cảnh lịch sử, thường miêu tả đời sống của các Samurai thời Edo (nên còn được gọi là thể loại phim Samurai). A.Kurosama rất ưa thích và có sở trường trong thể loại này, ông đã làm tổng cộng 11 bộ phim “jidaigeki”, nhưng thành công và nổi tiếng nhất vẫn là “Bảy kiếm sỹ Samurai”.
Trong bộ phim này đạo diễn chỉ mượn bối cảnh lịch sử chứ không kể lại một sự kiện lịch sử có thật. Bối cảnh lịch sử thời Edo loạn lạc nhiễu nhương với những võ sỹ Samurai thất thế, phải đi lang thang kiếm sống là cái nền, là chất liệu để Kurosama cấu trúc nên một câu chuyện mang đầy tính thời đại. Bởi vậy, bộ phim có “cái vỏ” truyền thống nhưng lại rất giàu tính hiện đại, từ cách kể chuyện, xây dựng tính cách nhân vật, quay phim đến dàn cảnh, dựng phim… “Bảy võ sỹ đạo” được coi là tác phẩm đặt nền móng cho thể loại phim hành động hiện đại.
Trả lờiXóaBộ phim dài 208 phút, kể lại cuộc chiến đấu của bảy võ sỹ Samurai bảo vệ những người nông dân ở một ngôi làng nhỏ, chống lại bọn phỉ. Nửa đầu bộ phim nói về sự hình thành nhóm 7 Samurai và quá trình thiết lập mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữ họ với dân làng. Ở phần đầu, đạo diễn đặt ra tình huống cấp bách: ngôi làng nhỏ đứng trước mối đe dọa của bọn phỉ (cướp) và bốn nông dân được cử đi tìm thuê các kiếm sỹ samurai về để bảo vệ làng.
Các nhân vật Samurai lần lượt được giới thiệu với những tính cách rất sinh động và khác nhau như trưởng nhóm Kambei (Takashi Shimura đóng) – một Samurai già nhưng rất không ngoan; tay kiém Kyuzo (Seiji Miyaguchi) với những đường kiếm hào hoa… Và một Samurai đặc biệt không có danh phận rõ ràng, bí danh kikuchiyo – một anh chàng có vẻ bất cần, hay say khướt nhưng chiến đấu hăng không ai bằng. Nhân vật này do diễn viên nổi tiếng tầm cỡ thế giới – Toshiro Mijune đóng. Ông là một gương mặt quen thuộc trong các phim của A.Kurosama với những vai diễn rất thành công như tên tướng cướp trong “Rashomon”, Yojimbo trong phim cùng tên… Nhân vật Samurai có gốc gác nông dân trong “Bảy võ sỹ đạo” cũng là một thành công lớn của T.Mijune. Đây là vai diễn mang tính hài với những hành vi khác thường không giống một kiếm sỹ có xuất thân quý tộc. Nhưng chính Kikuchiyo là người đã kéo gần khoảng cách giữa các Samurai với những người nông dân, giúp các Samurai hiểu được nỗi khổ cực, hi sinh của dân làng khi chỉ ăn khoai, sắn để dành cho họ ăn cơm trắng. Có ý kiến cho rằngđây là vai diễn “chống giai cấp, phục vụ cho tư tưởng khuynh tả của đạo diễn”. Nhưng dẹp sang một bên những ý nghĩa tư tưởng – chính trị sâu sa, chỉ xét về phương diện nghệ thuật thì có thể nói, nhân vật Kikuchiyo đã được xây dựng thành công, tạo được một điểm nhấn trong phim. Điều này là rất cần thiết trong một bộ phim không có nhân vật chính như “Bảy kiếm sỹ Samurai” vì nó sẽ tránh được sự nhàn nhạt, thiếu trọng điẻm và giúp cho khán giả dễ theo dõi hơn. Bộ phim có hệ thống nhân vật khá lớn và phức tạp nhưng nhờ một kịch bản tốt với cấu trúc chặt chẽ, hợp lý, nó vẫn rất cuốn hút chứ không hề khó xem, khó hiểu.
Phần còn lại của phim dành cho những cảnh chiến đấu với trận đánh cuối cùng long trời lở đất, tiêu diệt toàn bộ băng cướp mang lại cuộc sống bình yên cho dân làng. Trong phần này, người xem có thể cảm nhận rõ kỹ thuật quay và dựng phim xuất sắc của các nhà làm phim Nhật Bản. Ngay từ đầu phim ta đx thấy ấn tượng với kỹ thuật quay mang đậm dấu ấn Kurosama – kỹ thuật “tiêu cự sâu” (dup focus). Kurosama nắm rất vững kỹ thuật ánh sáng và phối cảnh xa gần. Ông đã tạo nên những cảnh quay tuyệt đẹp ở các gốc độ khác nhau như cảnh quay ngôi làng thơ mộng với ruộng vườn xung quanh từ trên cao nhìn xuống hay những cận cảnh bộ mặt thống khổ, vô hồn của dân làng… đã tạo hiệu ứng rất mạnh với khán giả. Cách dựng phim của Kurosama cũng rất kinh điển, có ảnh hưởng đến nhiều đạo diễn sau này trong đó có cả đạo diễn nổi tiếng Geogre Lucas. Đặc điểm nổi bật của kiểu dựng phim này là dựng xen kẽ những cảnh quay nhanh – chậm với nhau. Những chiễn đấu với tiết táu nhanh, dồn dập được dựng xem với những cảnh khác chậm rãi, im ắng hơn, làm cho người xem đỡ nhàm chán. Cách dựng phim này được các nhà làm phim sau này áp dụng rất nhiều, đặc biệt là với những phim hành động. Hollywood cũng đã học tập phương pháp làm phim của Kurosama. Đạo diễn Mỹ – John Sturges làm bộ phim “Bảy tay súng oai hùng” (1969) phóng tác từ “Bảy kiếm sỹ Samurai” một ngôi làng ở Mexico cho hợp với bối cảnh Viễn Tây Mỹ. “Bảy kiếm sỹ Samurai” được coi là bộ phim hành động hiện đại đàu tiên của thế giới vì nhiều cảnh quay được các phim sau “bắt chước” như cảnh một nhóm người cưỡi ngựa lên đồi trong ánh mặt trời chạn vạng lúc hoàng hôn rồi bất chợt hiện ra trước ống kính máy quay. Kurosama thực sự đã thổi một luồng sinh khí mới vào cách quay và dựng phim đen trắng, tạo nên một kiệt tác điện ảnh được thế giới ngưỡng mộ, học tập.
Trả lờiXóaBộ phim “Bảy kiếm sỹ Samurai” quả là một hiện tượng lớn của điện ảnh Nhật Bản cũng như thế giới khi làm lu mờ cả những tác phẩm nổi tiếng khác như La Strada (F.Felllini), Rear Window (A.Hithcock)… ra đời cùng thời điểm. Ngoài giá trị nghệ thuật đỉnh cao, bộ phim còn đạt thành công lớn về thương mại khi trở thành phim có doanh thu cao nhất thế kỷ 20 ở xứ Phù Tang với hơn 500.000 USD tiền vé (thời điểm năm 1954). Đây là một kiệt tác của điện ảnh Nhật Bản rất đáng để các nhà làm phim Việt Nam học hỏi và rút ra những kinh nghiệm quý giá./.
Trả lờiXóahttps://vn.japo.news/contents/giai-tri/yeu-thich/145458.html
Trả lờiXóahttps://kilala.vn/nhan-vat/kurosawa-akira-nguoi-chau-a-cua-the-ky-vi-hoang-de-cua-dien-anh-nhat-ban.html
Trả lờiXóahttps://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:xaKztzsf52IJ:https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-46222638&hl=vi&gl=vn
Trả lờiXóaPhim https://dongphymtv.org/phim-7-vo-si-dao/1-sv1.html
Trả lờiXóa