Giả Bảo Ngọc đi đến đâu cũng có tì nữ đi cùng. Tranh Tôn Ôn. |
Hồi
11.
Mừng
sinh nhật, phủ Ninh bày tiệc linh đình;
Gặp
Hy Phượng, Giả Thụy động lòng dâm dục.
Nói về ngày sinh nhật Giả Kính, Giả
Trân sắp các thức ăn ngon và hoa quả lạ, bày vào mười sáu mâm đồng lớn, bảo Giả
Dung dẫn người nhà mang đến dâng Giả Kính, lại dặn:
Phải để ý cẩn thận xem ông có vui hay không, rồi hãy làm lễ chúc thọ, và thưa với ông rằng: “Cha cháu vâng lời ông dạy, không dám đến, sớm hôm nay ở nhà cùng mọi người đã làm lễ bái vọng chúc thọ ông rồi”.
Giả Dung vâng lời, dẫn người mang lễ
đi.
Ở nhà dần dần có người đến. Trước hết
là Giả Liễn, Giả Tường đến xem những chỗ khách ngồi, rồi hỏi: Có trò gì vui
không?
Người nhà đáp:
Ông chúng tôi trước tưởng cụ hôm nay về
nhà, nên không dám sắp sẵn trò vui. Nhưng vừa rồi nghe nói cụ không về nên đã bảo
chúng tôi đi đón một ban hát nhỏ và một phường âm nhạc đến, chúng đang chực sẵn
ở rạp hát.
Sau đó, Hình phu nhân, Vương phu nhân,
Phượng Thư, Bảo Ngọc đều đến cả. Vợ chồng Giả Trân ra đón. Mẹ vợ Giả Trân đã ở
đây trước. Mọi người chào và mời nhau ngồi. Vợ chồng Giả Trân mời nước rồi cười
nói:
Cụ ta là bậc trên, cao tuổi, cha tôi
là hàng cháu, đáng ra ngày hôm nay không dám mời người đến mới phải; nhưng được
khi tiết trời mát mẻ, hoa cúc nở đầy vườn, chúng tôi muốn mời người sang chơi,
trông thấy lũ cháu chắt vui đùa nhộn nhịp để người đỡ buồn. Không ngờ người lại
không hạ cố.
Phượng Thư không đợi Vương phu nhân trả
lời, nói ngay:
Hôm nọ cụ đã bảo hôm nay thế nào cũng
sang, nhưng vì chiều hôm qua thấy chú Bảo ăn đào, người cũng ăn già nửa quả, đến
canh năm phải đi ngoài hai lần. Sáng hôm nay thấy mệt, truyền tôi thưa với ông
bác rằng người không sang được. Người truyền đưa sang vài món ăn ngon, nhưng phải
nấu thật dừ.
Giả Trân cười nói: Tôi đã bảo người vẫn
thích vui, hôm nay không sang được tất có chuyện gì. Té ra là thế.
Vương phu nhân nói:
Hôm trước thấy vợ anh Dung khó ở, bây
giờ thế nào? Vưu thị nói:
Bệnh cháu cũng hơi lạ. Hôm Trung Thu vừa
rồi, nó còn chơi ở bên cụ và bà Hai, đến nửa đêm về nhà vẫn khỏe. Sau đấy hai
mươi hôm, càng ngày cháu càng thấy mệt, đến nửa tháng nay không chịu ăn uống
gì. Hai tháng nay cháu lại không thấy kinh.
Hình phu nhân nói luôn: Hay là có tin
mừng?
Đương nói chuyện thì có người ở ngoài
vào báo: “Hai ông và các vị bên phủ Vinh đã sang, hiện ở trên nhà khách”.
Giả Trân vội ra đón. Vưu thị nói tiếp:
Trước cũng có thầy thuốc nói là có tin
mừng, nhưng hôm nọ ông Phùng Tử Anh mách một ông lang là thầy học của ông ta
lúc bé, rất giỏi về nghề thuốc, đến xem cho nó. Ông ta bảo không phải tin mừng
mà là bệnh nặng. Ông ta có kê đơn, đã uống một thang đầu đỡ nhức, còn các bệnh
khác thì chưa thấy bớt.
Phượng Thư nói: Theo tôi thì chị ấy
cũng không đến nỗi yếu lắm đâu, hôm nay vui thế này, nên cố gượng mà dậy.
Vưu thị nói:
Hôm mồng ba vừa rồi, thím đến thăm, nó
cố gượng dậy một lúc, cũng là chỗ thím cháu hợp tính nhau, nên quyến luyến
không rời ra được.
Phượng Thư thăm Tần Khả Khanh.
Phượng Thư nghe xong, mắt đỏ hoe, nói:
Trời có khi mưa gió bất ngờ, người
cũng có lúc họa phúc không lường trước được. Mới bằng ấy tuổi đầu mà đã đau ốm
như thế, nếu đến nỗi nào thì người ta ở đời, còn có thú gì!
Chợt Giả Dung đến chào Hình phu nhân,
Vương phu nhân và Phượng Thư, rồi nói với Vưu thị:
Con đã mang đến dâng ông các thức ăn
và thưa: cha con ở nhà đang tiếp các ông, các chú bên phủ Vinh sang. Theo lời
ông dạy, cha con không dám đến. Ông nghe nói rất vui, bảo thế mới phải. Lại
truyền: cha mẹ tiếp các ông, các bà, con phải tiếp các chú, các thím, các em
cho chu tất; và phải khắc ngay kinh “âm chất văn” in ra một vạn cuốn để phát
cho mọi người. Việc này con đã thưa với cha rồi. Bây giờ con phải ra ngay mời
các ông, các chú dùng cơm.
Phượng Thư nói: Anh Dung hãy đứng lại!
Chị hôm nay thế nào? Giả Dung chau mày nói: Mệt lắm! Lát nữa thím đến thăm thì
biết. Nói xong đi ra.
Vưu thị hỏi Hình phu nhân và Vương phu
nhân:
Các vị định xơi cơm trong này hay ra
ngoài vườn? Ở ngoài ấy đã sửa soạn ban hát. Vương phu nhân nhìn Hình phu nhân
nói:
Chúng ta sẽ ăn trong này cho tiện.
Hình phu nhân nói: Đúng đấy.
Vưu thị liền sai dọn cơm, bọn người hầu
đứng ngoài cửa dạ ran, rồi mỗi người bưng một thức vào.
Một lúc bày xong, Vưu thị mời Hình phu
nhân, Vương phu nhân và bà mẫu thân cùng ngồi lên trên, còn mình ngồi bên cạnh
Phượng Thư và Bảo Ngọc. Hình phu nhân và Vương phu nhân nói:
Chúng tôi đến đây cốt để chúc thọ ông
anh chứ có phải đến để ăn mừng ngày sinh nhật đâu.
Phượng Thư nói:
Bác thích tĩnh dưỡng, tu luyện thành
công, cũng chẳng khác gì thần tiên. Những lời chúc của hai mẹ cũng có thể là
lòng thành thấu đến quỷ thần đấy!
Cả nhà nghe vậy cười ầm lên.
Mẹ Vưu thị, Hình phu nhân, Vương phu
nhân, Phượng Thư ăn cơm xong, súc miệng, rửa tay rồi bảo nhau ra vườn nghe hát.
Giả Dung đến nói với Vưu thị:
Hai ông, các chú, các em ăn cơm xong cả
rồi; ông Cả thì nói nhà có việc; ông Hai thì không thích nghe hát, lại sợ đông
người làm ồn ào nên đều về cả. Còn các chú, các anh thì con đã mời chú Liễn,
chú Tường ra xem hát. Vừa rồi, bốn quận vương là Nam An quận vương, Đông Bình
quận vương, Tây Ninh quận vương, Bắc Tĩnh quận vương, sáu quốc công như Trần quốc
công ở phủ Ngưu, và tám tước hầu như Trung tĩnh hầu phủ Sứ, đều sai người mang
danh thiếp và lễ vật đến chúc thọ, con đã trình cha và thu vào buồng, lễ đơn
cũng đã vào sổ. Con đã đưa thiếp cảm ơn, cho các người nhà tiền thưởng, và mời
họ ăn uống chu tất cả rồi. Mẹ nên mời hai bà, bà ngoại, thím Phượng ra ngoài
xem hát.
Vưu thị nói: Trong này ăn xong cũng sắp
ra đây. Phượng Thư nói:
Xin phép mẹ, cho con vào thăm chị
Dung, rồi sẽ ra sau. Vương phu nhân bảo:
Ừ, chúng ta cũng muốn vào thăm cháu,
nhưng sợ ồn quá, con nói hộ là chúng ta có lời hỏi thăm.
Vưu thị nói với Phượng Thư:
Thím ơi! Cháu nó rất nghe lời thím.
Thím vào khuyên giải cháu một câu, tôi cũng yên lòng rồi mời thím ra vườn xem
hát.
Bảo Ngọc cũng đòi đi theo Phượng Thư.
Vương phu nhân nói:
Con vào thăm rồi ra ngay nhé, nó là
cháu dâu đấy!
Vưu thị mời Hình phu nhân, Vương phu
nhân và bà mẫu thân ra vườn Hội Phương. Phượng Thư và Bảo Ngọc cùng Giả Dung
vào buồng Tần thị. Đến cửa, đi se sẽ. Tần thị trông thấy, toan đứng dậy. Phượng
Thư bảo: “Thôi đừng đứng dậy mà chóng mặt”. Phượng Thư bước nhanh lại, cầm tay
Tần thị nói:
Cháu ơi, mới có mấy hôm nay không gặp
mà đã gầy đến thế này à?
Rồi ngồi trên đệm, cạnh Tần thị.
Bảo Ngọc hỏi thăm rồi ngồi xuống ghế
trước mặt. Giả Dung gọi:
Pha nước lại đây, thím và chú Hai ở
nhà trên chưa uống nước đấy. Tần thị cầm tay Phượng Thư gượng cười:
Cháu thực là ít phúc quá! Ở trong nhà
này, bố mẹ chồng thương như con đẻ. Thưa thím, chồng cháu tuy còn ít tuổi,
nhưng vẫn kính yêu nhau, chưa hề gắt gỏng một câu. Thím thương cháu đã đành rồi,
cả nhà, những bậc trên, người ngang hàng ai cũng thương cháu, yêu cháu. Bây giờ
bị ốm, cháu chán ngán quá, chưa báo hiếu bố mẹ chồng được một ngày nào. Thím có
lòng thương cháu, nhưng dù cháu muốn báo đáp lại cũng đành chịu vậy! Cháu lo
chưa chắc đã chịu nổi hết năm nay.
Bảo Ngọc đương ngắm nhìn bức tranh “Hải
đường xuân thụy” và đôi câu đối:
Lờ
mờ giấc mộng hơi xuân lạnh;
Ngào
ngạt mùi hương rượu khá nồng.
Lại nhớ ngay đến việc nằm ngủ ở đây,
mơ đến “Thái Hư Ảo Cảnh”. Đương lúc ngẩn ngơ suy nghĩ, chợt nghe thấy tiếng Tần
thị, trong lòng Bảo Ngọc đau đớn như muôn mũi tên bắn vào, nước mắt tự nhiên chảy
xuống ròng ròng. Phượng Thư thấy vậy, trong bụng áy náy bội phần, sợ người ốm
trông thấy lại thêm đau lòng, còn đâu là an ủi nữa, liền nói:
Chú Bảo thật là tính đàn bà! Người ốm
bực mình thì nói thế, chứ đã đến nỗi nào. Tuổi cháu còn trẻ, ốm qua loa rồi sẽ
khỏi. Vả cháu cũng đừng nghĩ ngợi lung tung vậy, chỉ tăng thêm bệnh đấy thôi.
Giả Dung nói:
Bệnh nhà cháu chẳng cần phải uống thuốc
men gì, cứ ăn được là khỏi. Phượng Thư nói:
Chú Bảo! Mẹ bảo vào rồi ra ngay. Chú đừng
làm thế để cháu nó lại sinh buồn thêm. Mẹ ở ngoài kia đang mong chú đấy.
Rồi quay lại, bảo Giả Dung:
Cháu và chú Bảo hãy ra ngoài kia, để
ta ngồi đây một lúc nữa. Giả Dung nghe nói, cùng Bảo Ngọc đi ra vườn hoa Hội
Phương.
Phượng Thư khuyên giải Tần thị một
lúc, lại thì thào với nhau nhiều câu tâm sự. Vưu thị hai ba lần sai người về
đón, Phượng Thư mới bảo Tần thị:
Cháu cứ yên lòng tĩnh dưỡng, hôm nào rỗi,
thím lại sang thăm. Bệnh cháu thế nào cũng khỏi. Hôm nọ đã tìm được thầy thuốc
hay, vậy cháu cũng đừng lo nghĩ nữa.
Tần thị cười nói:
Dù là thần tiên chăng nữa, chữa được bệnh
chứ chữa sao được mệnh! Thím ơi, cháu biết bệnh này chỉ tính ngày tính giờ
thôi.
Phượng Thư nói:
Cháu cứ nghĩ thế thì bao giờ khỏi được?
Nên khuây khỏa đi là phải. Vả lại thầy thuốc đã nói, không chữa ngay sợ đến mùa
xuân sang năm, bệnh sẽ tăng lên, nay mới nửa tháng chín, còn bốn năm tháng nữa,
lo gì bệnh chẳng chữa khỏi. Nếu như nhà khác không có nhân sâm, thì cũng khó đấy.
Nhưng ở đây bố mẹ chồng cháu còn có thể chữa được thì đừng nói mỗi ngày hai đồng
cân, chứ hai cân nhân sâm cũng có thể cho cháu uống được. Thôi cháu chịu khó
tĩnh dưỡng, thím ra vườn đây.
Tần thị nói:
Thím ơi, tha lỗi cho cháu, cháu không
thể theo thím ra được. Lúc nào rỗi, mời thím sang chơi, thím cháu sẽ nói chuyện
nhiều.
Phượng Thư nghe vậy tự nhiên mắt lại đỏ
hoe lên:
Lúc nào rỗi, thím lại sang thăm cháu.
Rồi dẫn bọn người hầu và người nhà phủ
Ninh ra quanh cửa đi tắt vào vườn hoa, nhìn thấy:
Tán Hội Phương Viên
Phiên âm
Hoàng
hoa mãn địa; Bạch liễu hoành pha.
Tiểu
kiều thông Nhược Gia chi khê,
Khúc
kính tiếp Thiên Thai chi lộ.
Thạch
trung thanh lưu trích trích, ly lạc phiêu hương;
Thụ
đầu hồng diệp phiên phiên, sơ lâm như hoạ.
Tây
phong xạ khẩn, do thính oanh đề;
Noãn
nhật thường huyên, hựu thiêm cung ngữ.
Dao
vọng đông nam, kiến kỷ xứ y sơn chi tạ;
Cận
quan tây bắc, kết tam gian lâm thuỷ chi hiên.
Sinh
hoàng doanh toạ, biệt hữu u tình;
La
ỷ xuyên lâm, bội thiêm vận trí.
Dịch nghĩa
Hoa
vàng rải đất, liễu trắng quanh bờ.
Suối
Nhược Gia100 cầu nhỏ bắc qua;
Núi
Thiên Thai101 đường con rẽ tới.
Khe
đá dòng trong róc rách, hàng giậu đều thơm;
Trên
cây lá đỏ rập rờn, rừng thưa như vẽ.
Gió
tây thổi mạnh, oanh còn thỏ thẻ bên tai;
Ngày
ấm vui dồn, dế cũng rì rầm nói chuyện.
Kìa
phía đông nam, mấy tòa lầu nhấp nhô dựa núi;
Nọ
nơi tây bắc, ba gian hiên thấp thoáng kề sông.
Vang
tiếng phách sênh, tình riêng khôn tả;
Chen
màu là lụa, cảnh đẹp nên thơ.
Phượng Thư đi thong thả xem cảnh trong
vườn. Đương lúc ngắm nghía, chợt thấy một người ở sau núi giả chạy ra, đứng trước
mặt, nói: Xin chào chị!
Phượng Thư giật mình, lùi lại hỏi: Có
phải chú Thụy đấy không?
Giả Thụy nói: Chị không nhận ra tôi à?
Không phải tôi không nhận ra, đương
lúc bất thình lình không ngờ chú lại ở đây.
Giả Thụy nói: Có lẽ tôi với chị có
duyên hay sao? Tôi vừa ở trong tiệc lẻn ra, đến chỗ thanh vắng này cho khoan
khoái một tí, không ngờ lại gặp chị. Thế chẳng phải có duyên là gì.
Vừa nói, mắt hắn vừa chòng chọc nhìn
Phượng Thư.
Lần đầu Giả Thụy gặp Phượng Thư
Phượng Thư là người thông minh, thấy
dáng bộ ấy đã đoán được tám chín phần, liền nhìn Giả Thụy, giả cách mỉm cười,
nói:
Không trách anh chú thường nhắc đến
chú luôn, bảo chú tốt lắm. Nay được gặp, nghe nói mấy câu, biết ngay chú là người
thông minh hòa nhã. Bây giờ tôi phải đến chỗ các bà, không tiện nói chuyện. Lúc
nào rỗi, chúng ta lại sẽ gặp nhau.
Giả Thụy nói: Tôi muốn đến thăm chị,
nhưng sợ chị trẻ tuổi không chịu tiếp khách dễ dàng.
Phượng Thư lại giả cách cười nói: Chỗ
anh em ruột thịt trong nhà, sao lại nói trẻ tuổi với không trẻ tuổi?
Giả Thụy nghe thế, trong bụng mừng thầm:
“Không ngờ hôm nay lại có cuộc gặp gỡ lạ lùng thế này!” Tình cảnh ấy càng làm
cho Giả Thụy ngẩn ngơ ngơ ngẩn. Phượng Thư lại nói:
Thôi, chú vào tiệc ngay đi. Coi chừng
họ lại bắt uống phạt đấy!
Giả Thụy nghe xong, tê tái cả người,
đi chầm chậm rồi cứ quay đầu lại nhìn. Phượng Thư cố ý đi thong thả.
Thấy hắn đi xa rồi, trong bụng nghĩ:
“Thế mới là: Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao? Đâu lại có hạng người chó
má như thế! Nếu vậy có lúc nó phải chết với ta cho nó biết tay!”
Phượng Thư đang đi vòng qua quả núi giả,
thấy hai bà già hớt hải chạy đến, cười nói:
Mợ tôi không thấy mợ lại, sốt ruột
quá, bảo chúng tôi đi mời. Phượng Thư nói: Mợ các ngươi lúc nào cũng nóng tính
thế! Phượng Thư vẫn đi thong thả, hỏi: Hát được mấy vở rồi?
Bà già nói: Được tám chín vở.
Đi đến cửa sau lầu Thiên Hương, thấy Bảo
Ngọc đương chơi với lũ hầu nhỏ ở đấy. Phượng Thư nói:
Chú Bảo đừng có đùa nghịch đấy. Một a
hoàn nói:
Các bà đương ngồi trên lầu. Mời mợ
lên.
Phượng Thư thong thả vén áo bước lên lầu.
Vưu thị đã đợi ở trên cầu thang, cười nói:
Hai thím cháu nhà ngươi mến nhau lắm
nhỉ, hễ gặp mặt là không thể nào rời ngay ra được. Ngày mai thím dọn sang đây với
cháu. Ngồi xuống đây, tôi mời một chén đã. Phượng Thư đến xin phép Hình phu
nhân, Vương phu nhân rồi mới ngồi. Vưu thị đem giấy kê các vở hát, mời Phượng
Thư chấm, Phượng Thư nói:
Hai mẹ ngồi đây, khi nào con dám chấm!
Hình phu nhân, Vương phu nhân nói:
Chúng ta và bà thông gia đây đã chấm mấy
vở rồi, bây giờ chị chấm mấy vở để họ hát cho chúng ta nghe.
Phượng Thư đứng dậy xin vâng, cầm giấy
kê vở hát xem rồi chấm vở “Hoàn hồn” và vở “Đàn từ”, sau đó trả lại giấy kê,
nói:
Hát xong vở “Song quan cáo” rồi đến
hai vở này là vừa hết giờ. Vương phu nhân nói:
Phải đấy. Cũng nên để cho các anh các
chị ấy đi nghỉ sớm, vì trong lòng họ cũng không được thư thái lắm đâu!
Vưu thị nói:
Các bà mẹ có hay sang chơi đâu. Bây giờ
trời hãy còn sớm, xin mời hai vị và thím Phượng hãy ngồi lại một lúc cho vui.
Phượng Thư đứng dậy nhìn xuống dưới lầu,
nói:
Các ông đi đâu cả rồi?
Một bà già đứng bên cạnh nói: Các ông ấy
vừa đến hiên Ngưng Hy, đem cả phường âm nhạc ra đấy uống rượu!
Phượng Thư nói: Ở trong này không được
thỏa thích hay sao? Họ định đem ra ngoài đó để làm trò gì?
Vưu thị cười nói: Phải đâu người nào
cũng đứng đắn như thím.
Mọi người cười cười nói nói, nghe hát
xong, dọn tiệc rượu đi bưng cơm lên. Ăn xong, họ ra cửa vườn, lên buồng nhà
trên, uống nước, gọi sắp sẵn xe, rồi cáo từ bà mẹ Vưu thị, Vưu thị dẫn người hầu
ra tiễn. Giả Trân dẫn con cháu đứng hầu cạnh xe, nói:
Ngày mai lại mời hai mẹ sang chơi.
Vương phu nhân nói: Thôi hôm nay chúng
tôi ở cả ngày bên này mệt lắm. Ngày mai cần phải nghỉ.
Rồi cùng lên xe về.
Giả Thụy vẫn chòng chọc nhìn Phượng
Thư. Sau khi Giả Trân quay vào, Lý Quí mang ngựa đến, Bảo Ngọc cưỡi đi theo
Vương phu nhân về.
Giả Trân cùng anh em, con cháu ăn cơm
xong, rồi đâu về đấy. Hôm sau các người trong họ lại đến, nhộn nhịp suốt ngày.
Chẳng cần phải kể rõ.
Từ đấy, Phượng Thư thỉnh thoảng sang
thăm Tần thị. Bệnh tình Tần thị khi giảm khi tăng. Giả Trân, Vưu thị, Giả Dung
rất buồn.
Giả Thụy đến phủ Vinh mấy lần, nhưng đều
gặp lúc Phượng Thư sang phủ Ninh vắng. Năm ấy ngày ba mươi tháng mười một là
ngày đông chí. Gặp lúc tiết trời thay đổi, ngày nào Giả mẫu, Vương phu
nhân, Phượng Thư cũng sai người sang thăm Tần thị. Người nhà về đều nói: “Trong
mấy hôm nay bệnh không thấy tăng giảm gì”.
Vương phu nhân nói với Giả mẫu:
Tiết giời thế này, mà bệnh không tăng,
may ra có thể khỏi được.
Giả mẫu nói: Phải đấy, con bé ngoan
như thế, lỡ có mệnh hệ nào, thật đáng thương đến chết đi được.
Nói xong, lòng rất đau xót, quay lại bảo
Phượng Thư:
Thím cháu chúng mày xưa nay thân thiết
với nhau. Mai là mồng một, đến mồng hai cháu nên sang thăm cháu xem bệnh tình
nó thế nào? May nó đỡ được, về nói cho ta biết. Ngày thường nó thích ăn thứ gì,
cháu sai người mang sang cho nó.
Phượng Thư vâng lời. Đến mồng hai, ăn
cơm sáng xong, đi sang phủ Ninh, thấy bệnh tình Tần thị tuy không nặng thêm,
nhưng người gầy võ đi. Phượng Thư ngồi chơi nói chuyện một lúc khuyên giải Tần
thị là bệnh có thể khỏi được. Tần thị nói:
Khỏi hay không, đến mùa xuân sẽ biết.
Nay qua tiết đông chí mà không việc gì, may ra có thể khỏi được cũng chưa biết
chừng. Nhờ thím về trình với cụ và bà Hai xin cứ yên tâm. Hôm nọ cụ cho bánh bột
hoài sơn có nhân táo, cháu ăn hai chiếc, thấy dễ chịu và bệnh hơi chuyển.
Phượng Thư nói:
Ngày mai thím lại mang sang. Bây giờ
thím ra thăm mẹ chồng cháu, rồi về trình cụ. Tần thị nói: Nhờ thím hỏi thăm sức
khỏe cụ và bà bên ấy hộ cháu.
Phượng Thư nhận lời, đi đến buồng Vưu
thị. Vưu thị nói:
Thím xem cháu thế nào? Phượng Thư cúi
đầu một lúc, nói:
Chẳng có cách nào cứu được. Chị nên
cho sắm sửa đồ hậu sự cho cháu, mượn cách xung, họa may dữ hóa lành chăng.
Vưu thị nói: Tôi đã thầm sai người đi
sắm rồi, nhưng chưa có gỗ tốt, thong thả sẽ sắm sau.
Phượng Thư uống nước, trò chuyện một
lúc, nói:
Tôi phải về trình cụ đây.
Vưu thị bảo: Nói cho có ý nhé, đừng để
cụ phải lo.
Tôi biết rồi.
Phượng Thư đứng dậy về trình Giả mẫu:
Vợ cháu Dung có lời sang thăm sức khỏe
bà, lạy tạ ơn bà, và nó nói đã hơi đỡ, xin bà cứ yên tâm, hễ nó hơi khá một
chút, sẽ sang hầu ngay.
Giả mẫu nói: Cháu xem nó thế nào?
Hiện giờ chưa ngại, tinh thần còn khá.
Giả mẫu nghe nói, ngẫm nghĩ một lúc, bảo:
Cháu hãy thay quần áo rồi đi nghỉ.
Phượng Thư vâng lời ra thăm Vương phu
nhân rồi về nhà, Bình Nhi đem quần áo đã hơ ấm sẵn cho Phượng Thư thay. Phượng
Thư ngồi xuống, hỏi:
Ở nhà có việc gì không?
Bình Nhi pha trà mang đến, nói:
Không có việc gì, chỉ có chị Vượng đem
nộp tiền lãi ba trăm lạng bạc, tôi đã nhận rồi. Lại có cậu Thụy sai người sang
xem mợ có nhà không để sang thăm.
Phượng Thư nghe nói “hừ” một cái:
Thằng súc sinh này đáng chết, xem nó đến
đây làm trò gì? Bình Nhi nói: Cậu Thụy có việc gì mà cứ hay đến?
Phượng Thư mới kể lại câu chuyện gặp hắn,
và những lời lẽ cử chỉ của hắn trong vườn hoa phủ Ninh cho Bình Nhi nghe.
Bình Nhi nói:
Ếch ghẻ lại muốn ăn thịt ngỗng trời! Đồ
khốn nạn! Không có luân thường gì! Nó có bụng dạ ấy tất phải chết không toàn vẹn
được đâu.
Phượng Thư nói: Cứ để hắn lại đây, ta
sẽ có cách.
Chú
thích.
[←100]
Tên
một cái suối ở Chiết Giang, tương truyền là chỗ Tây Thi giặt vải ngày xưa.
[←101]
Tên
một quả núi ở Chiết Giang. Theo thần thoại Lưu Thần, Nguyễn Triệu gặp tiên ở
trên núi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét