Vưu Nhị Thư nhan sắc xinh đẹp nhưng tính tình lại lẳng lơ và tư thông với anh rể Giả Trân. Ảnh phim Hồng lâu mộng 1987. |
Viện
Di Hồng chị em mở tiệc;
Nuốt kim đan, Giả Kính
chết oan.
Bảo Ngọc về phòng rửa tay, rồi bàn với Tập Nhân:
Tối nay uống rượu, chúng ta chỉ cần góp vui, chứ không nên câu nệ. Bây giờ muốn ăn món gì, chị bảo họ sắp sẵn đi.
Cậu cứ yên tâm, tôi cùng Tình Văn, Xạ Nguyệt, Thu Văn, mỗi
người góp năm đồng, cộng là hai lạng. Phương Quan, Bích Ngân, Xuân Yến, con Tư
mỗi người góp ba đồng; những người nghỉ phép thì thôi không kể. Tất cả là ba lạng
hai đồng cân. Tôi đã giao cho thím Liễu sắp sẵn bốn mươi đĩa các thứ quả. Tôi lại
bảo chị Bình lấy một vò rượu Thiệu Hưng để ở bên kia rồi. Đó là riêng tám người
chúng tôi làm sinh nhật mừng cậu.
Bảo Ngọc vui mừng nói:
Họ lấy đâu ra tiền? Không nên bảo họ góp mới phải. Tình
Văn nói:
Họ không có tiền, thì chúng tôi có tiền à? Đó là bụng tốt
của mọi người, dù là tiền ăn cắp đâu ra cũng nên nhận cho họ mới phải.
Bảo Ngọc cười nói: Chị nói phải đấy. Tập Nhân cười nói:
Ngày nào không được người ta nói nặng mấy câu thì cậu
không chịu yên.
Tình Văn cười nói: Chị cũng học được thói xấu rồi đấy, cứ
hay giở cái lối đâm bị thóc chọc bị gạo!
Nói xong mọi người đều cười. Bảo Ngọc nói: Đóng cửa đi
thôi. Tập Nhân cười nói:
Không trách người ta bảo cậu “không có việc lại hay bận”.
Đóng cửa từ giờ, người ta lại ngờ đấy. Hãy chịu khó chờ một tý nữa.
Bảo Ngọc gật đầu nói:
Tôi đi dạo chơi một lúc. Con Tư đi múc nước vắng, Xuân Yến
sẽ theo tôi.
Bảo Ngọc ra ngoài thấy không có ai, liền hỏi đến việc con
Năm, Xuân Yến nói:
Tôi đã bảo thím Liễu rồi, thím ấy mừng lắm, nhưng đêm nọ
con Năm bị oan, bực quá đâm ốm, chưa đến được. Chờ khi nào khỏi sẽ hay.
Bảo Ngọc nghe nói, đâm ra hối hận thở dài, lại hỏi:
Việc này chị Tập Nhân có biết không?
Tôi không nói với chị ấy, chẳng biết chị Phương Quan có
nói hay không?
Tôi cũng chưa nói gì với chị ấy cả.
Thôi, để tôi bảo chị ấy là xong.
Nói xong, Xuân Yến chạy về giả cách rửa tay.
Đến lúc lên đèn, nghe ngoài sân có một toán người. Nhìn
qua cửa sổ, thấy vợ Lâm Chi Hiếu dẫn lũ đàn bà coi việc đi đến. Một người đi
trước cầm đèn lồng. Tình Văn khẽ cười nói: Họ đi tuần tra những người canh đêm
đấy. Chờ họ ra là chúng ta đóng cửa thôi.
Những người canh đêm ở Viện Di Hồng đều ra đón cả. Vợ Lâm
Chi Hiếu xem xét cẩn thận rồi dặn:
Không được bạc bài, chè rượu rồi ngả ra hè ngủ đến trời
sáng bảnh mới dậy. Tôi biết sẽ không tha đâu.
Chúng tôi đâu dám cả gan như thế.
Cậu Bảo đã đi ngủ chưa?
Chúng tôi không biết.
Tập Nhân vội đẩy Bảo Ngọc. Bảo Ngọc đi giày ra cửa đón,
cười nói:
Tôi chưa đi ngủ. Bà hãy vào chơi.
Lại gọi Tập Nhân đi pha nước. Vợ Lâm Chi Hiếu đi vào cười
nói:
Cậu chưa đi ngủ à? Dạo này ngày dài đêm ngắn, cậu nên đi
ngủ ngay để ngày mai dậy sớm; nếu dậy trưa người ta sẽ cười cho. Họ bảo không
phải cậu ấm đi học, mà là hạng người đi gánh thuê.
Bà nói phải đấy. Hôm nào tôi cũng đi ngủ sớm. Mọi khi bà
đến, tôi đã đi ngủ rồi, nên không biết gì cả. Hôm nay vì ăn miến, sợ không
tiêu, nên phải thức chơi một lúc.
Vợ Lâm Chi Hiếu quay lại nói với bọn Tập Nhân:
Nên pha trà Phổ Nhị cho cậu ấy uống.
Đã pha một ấm trà Nữ Nhi cho cậu ấy uống hai chén rồi. Có
sẵn đây, mời bà xơi một chén.
Nói xong, Tình Văn pha trà mang đến. Vợ Lâm Chi Hiếu đứng
dậy cầm lấy, cười nói:
Gần đây tôi xem ra cậu Hai đã đổi cả cách xưng hô, trước
mặt các cô, lại gọi tên người ta ra thế. Tuy ở trong nhà, nhưng đều là người của
cụ và bà Hai. Cậu cũng nên ăn nói dè chừng mới phải. Một đôi khi lỡ miệng nói lầm
thì được chứ quen mồm gọi tràn, sợ sau này anh em con cháu bắt chước, người ta
sẽ cười cho. Họ lại bảo con cháu nhà này không coi bậc tôn trưởng ra gì cả.
Bảo Ngọc cười:
Bà nói phải đấy. Chẳng qua tôi gọi nhầm một đôi khi đấy
thôi.
Tập Nhân, Tình Văn đều cười nói:
Không nên trách oan cậu ấy. Từ trước đến giờ, cậu ấy vẫn
luôn miệng gọi là chị, chẳng qua trong những lúc vui đùa với nhau, thỉnh thoảng
cậu ấy mới gọi tên thôi. Nhưng có người lạ, cậu ấy vẫn gọi như trước.
Vợ Lâm Chi Hiếu cười nói:
Thế mới là người đi học biết lễ phép chứ! Càng khiêm tốn
bao nhiêu, người ta càng trọng mình bấy nhiêu. Không kể những người ở đã lâu đời,
ngay những người của cụ và bà Hai sai sang hầu, hay cả từ con mèo con chó của
người, cậu cũng không nên khinh rẻ. Thế mới là cách ăn ở của cậu ấm đã được ăn
học chứ.
Bà ta uống nước, rồi nói: Thôi mời cậu đi ngủ, chúng tôi
đi đây. Bảo Ngọc nói: Bà hãy ngồi chơi đã.
Vợ Lâm Chi Hiếu đã dẫn mọi người đi tuần tra chỗ khác. Bọn
Tình Văn ra bảo đóng cửa, rồi đi vào cười nói:
Cái bà này đã uống rượu ở đâu, ăn nói ba hoa, lại còn lên
giọng dạy chúng mình một trận.
Xạ Nguyệt cười nói: Bà ta có phải tốt bụng gì đâu? Chẳng
qua nhắc nhở để ngăn ngừa trước những chuyện lầm lỗi lớn đấy thôi.
Nói xong, đi dọn rượu. Tập Nhân bảo:
Không cần bày bàn cao. Chúng ta cứ đem cái bàn tròn kiểu
hoa lê đặt lên trên giường, vừa rộng, lại vừa tiện.
Mọi người cùng khiêng bàn đến, Xạ Nguyệt và con Tư, dùng
hai khay lớn, mang các thứ quả đến bốn, năm lần mới hết. Hai bà già ở bên ngoài
hâm rượu.
Bảo Ngọc nói: Giời nực, chúng ta cởi áo ngoài ra mới được.
Mọi người cười nói: Cậu muốn cởi cứ cởi, chứ chúng tôi
còn phải thay phiên nhau mời rượu kia.
Bảo Ngọc cười nói:
Nếu mời rượu thì đến canh năm mới xong. Tôi rất ghét cái
lối ấy. Đối với người lạ, bất đắc đĩ mới phải theo. Bây giờ làm phiền tôi như
thế thì mất thú.
Mọi người đều nói: Thôi cũng nghe cậu.
Ai nấy chưa vào ngồi hãy đi cởi áo ngoài và tháo bỏ đồ
trang sức, đầu búi tóc trần, mình mặc áo lót. Bảo Ngọc chỉ mặc một cái áo cánh
lụa đỏ, quần lót lụa xanh, ống quần buông xỏa, thắt một cái dây lưng, dựa vào
cái gối lụa thêu hoa hồng và hoa thược dược, rồi cùng đánh toan với Phương
Quan. Phương Quan cứ kêu nóng, chỉ mặc cái áo lót kẻ ô bằng đoạn ba màu, thắt một
cái dây lưng màu lá liễu, dưới mặc cái quần lót màu thủy hồng cải hoa, cũng
buông tỏa ống; trước trán tết một búi tóc nhỏ lên tận đỉnh đầu, lại tết một cái
đuôi sam vắt ra đằng sau gáy; tai bên phải giắt một viên ngọc to bằng hạt gạo,
tai bên trái đeo một cái khuyên vàng đỏ chói to bằng quả mận; rõ ràng mặt trắng
như trăng hôm rằm, mắt trong hơn nước mùa thu. Mọi người thấy vậy cười nói:
Hai người này trông như là anh em sinh đôi vậy. Tập Nhân
đến rót rượu nói:
Lát nữa hãy đánh toan. Tuy không mời rượu, nhưng chúng ta
mỗi người phải tự uống một chén đã.
Tập Nhân cầm chén uống trước, theo thứ tự, ai cũng uống hết,
rồi đều ngồi quây cả xuống. Xuân Yến và con Tư vì không ngồi được cạnh giường,
liền ngồi vào hai cái đòn lót đệm gấm ở gần đó. Bốn mươi đĩa sứ Định Châu màu
trắng, to bằng đĩa trà, đều đựng những thứ quả khô và tươi cùng sơn hào hải vị,
hoặc ở trong nước, hoặc ở nước ngoài.
Bảo Ngọc nói: Chúng ta nên làm tửu lệnh cho vui. Tập Nhân
nói:
Nhưng phải nhã một tý mới được, đừng hét ầm lên để người
ta nghe thấy, vả chăng chúng tôi không biết chữ, cũng không nên nói văn chương
nhiều quá.
Xạ Nguyệt cười nói: Thôi lấy hột xúc xắc ra gieo chơi. Bảo
Ngọc nói:
Chẳng có thú gì, không thích. Chúng ta chơi cách rút tên
hoa thì hơn. Tình Văn cười nói: Phải đấy. Tôi đã nghĩ đến cái lối chơi như thế
rồi. Tập Nhân nói: Chơi thế vui thật, nhưng ít người quá không thú.
Xuân Yến cười nói: Cứ ý tôi khẽ lại mời cô Bảo, cô Vân,
cô Lâm sang chơi một lúc, đến canh hai về ngủ cũng chưa muộn. Tập Nhân nói:
Lại phải mở cửa, đóng cửa ầm lên, nhỡ gặp bọn đi tuần đêm
hỏi.
Bảo Ngọc nói: Sợ gì? Cô Ba cũng biết uống rượu đấy. Mời
cô ấy một tiếng mới phải. Và cả cô Cầm nữa.
Mọi người đều nói:
Thôi đừng mời cô Cầm, cô ấy ở nhà mợ Cả, rồi lại làm to
chuyện lên. Bảo Ngọc nói: Sợ cái gì? Các cô cứ đi mời sang đây.
Xuân Yến, con Tư không nói câu gì. Nó mở cửa dẫn bọn hầu
nhỏ chia nhau đi mời. Tình Văn, Xạ Nguyệt và Tập Nhân lại nói:
Hai cô ấy đi mời chưa chắc họ đã chịu đến, để chúng tôi
đi sống chết cũng kéo họ lại cho được.
Tập Nhân, Tình Văn sai lũ bà già cầm đèn lồng đi. Quả
nhiên Bảo Thoa thì nói: “Đêm khuya rồi”. Đại Ngọc thì nói: “Người không được khỏe”.
Nhưng hai người cứ nằn nì nói: “Thế nào cũng xin nể mặt chúng tôi, đến ngồi
chơi một lúc rồi về ngay”. Mọi người nghe nói, đều lấy làm vui thích. Trước
không định mời Lý Hoàn, nhưng họ nghĩ, nhỡ ra chị ấy biết lại không ra làm sao,
liền sai Thúy Mặc cùng đi với Xuân Yến cố đến mời Lý Hoàn và Bảo Cầm. Mọi người
đều lần lượt đến cả. Tập Nhân lại cố kéo Hương Lăng đến. Trên giường bày thêm một
cái bàn nữa rồi mới vào ngồi.
Bảo Ngọc vội nói:
Em Lâm chắc sợ lạnh, sang ngồi dựa cạnh vách này.
Rồi đem đến một cái nệm dựa lót vào phía sau. Bọn Tập
Nhân lấy ghế ngồi tiếp ở cạnh giường. Đại Ngọc ngồi dựa vào nệm, cách bàn hơi
xa, cười nói với bọn Bảo Thoa, Lý Hoàn và Thám Xuân:
Chị em thường vẫn nói, người ta đêm hay đánh bạc uống rượu.
Hôm nay chúng ta lại như thế này, liệu còn bảo ai được nữa!
Lý Hoàn nói:
Có hại gì đâu? Trong một năm chỉ có ngày sinh nhật, chứ
có phải đêm nào cũng như thế đâu, chẳng đáng ngại lắm.
Tình Văn mang đến một cái ống thẻ bằng trúc chạm, trong đựng
những thẻ bằng ngà có khắc tên hoa, xóc đi xóc lại, đem để ở giữa. Lại lấy quân
xúc xắc ra bỏ vào trong hộp, xóc một cái mở ra xem, vừa đúng sáu chấm, tính đến
Bảo Thoa. Bảo Thoa cười nói:
Tôi rút trước, chẳng biết rút được cái gì đây!
Nói xong, xóc ống, rút ra một cái thẻ, mọi người xem, thấy
vẽ một cành hoa mẫu đơn, có đề bốn chữ “Hơn hẳn trăm hoa”. Phía dưới có khắc mấy
chữ nhỏ là một câu thơ Đường: “Dù chẳng tình gì, người cũng cảm”. Lại chua
thêm: “Cả bàn tiệc mừng một chén. Vì là đứng đầu các thứ hoa, nên được tùy ý
mình bảo ai đọc mừng một bài thơ từ hay khúc hát cho vui”.
Mọi người đều cười nói:
Khéo quá! Cô thực đáng là hoa mẫu đơn.
Mỗi người đều mừng một chén. Bảo Thoa uống xong, cười
nói:
Cô Phương Quan hát một câu cho chúng tôi nghe nào. Phương
Quan nói:
Đã thế thì mỗi người hãy uống trước một chén để nghe cho
vui.
Mọi người đều uống. Phương Quan hát: “Tiệc thọ bày đây
phong cảnh đẹp”… Mọi người đều nói: “Bỏ câu ấy đi! Bây giờ không cần cô đến
chúc thọ. Chọn bài nào hay nhất thì hát”.
Phương Quan đành phải khẽ hát một câu ở bài “Thưởng hoa
thì”:
Cánh
tiên cắp chổi thướt tha,
Gót
sen đủng đỉnh, quét hoa cửa trời…
Bảo Ngọc cứ cầm lấy cái thẻ, miệng đọc đi đọc lại: “Dù chẳng
tình gì, người cũng cảm”. Nghe hát xong, Bảo Ngọc vẫn nhìn vào Phương Quan
không nói gì. Tương Vân giật lấy cái thẻ đưa cho Bảo Thoa. Bảo Thoa lại gieo được
một quân mười sáu điểm, tính đến lượt Thám Xuân.
Thám Xuân cười nói: Không biết rút được cái gì đây?
Rồi lấy ra một cái thẻ, xem xong vứt ngay lên bàn, đỏ mặt
cười nói:
Không nên chơi cái lệnh này. Đó là cái lệnh của bọn đàn
ông thường chơi ở ngoài, có nhiều câu nói nhảm.
Không ai hiểu ra sao cả. Bọn Tập Nhân vội nhặt lấy thẻ
đưa cho mọi người xem, thấy mặt trên vẽ một cành hoa hạnh, viết bốn chữ đỏ
“Tiên phẩm đền Dao”. Mặt sau có đề câu thơ: “Tựa mây hồng hạnh giồng bên mặt trời”.
Lại chua thêm: “Ai rút được thẻ này, tất lấy được chồng sang. Mọi người mừng một
chén rồi cùng uống một chén”.
Mọi người cười nói:
Chúng tôi tưởng là cái gì kia chứ, thẻ này cốt để bày trò
cười ở trong khuê các, chỉ có vài ba cái là có những câu thế này thôi, còn thì
không nói nhảm cả. Thế có hại gì? Nhà chúng ta đã có vị vương phi rồi. Có lẽ cô
lại sẽ là vương phi cũng chưa biết chừng? Đáng mừng! Đáng mừng!
Nói xong mọi người lại đưa rượu mừng. Thám Xuân không chịu
uống. Sau bị Tương Vân, Hương Lăng, Lý Hoàn ép mãi mới uống một chén. Thám Xuân
nói:
Bỏ cái tửu lệnh này đi, chơi cái khác thôi.
Mọi người nhất định không nghe. Tương Vân cầm lấy tay
Thám Xuân bắt gieo được điểm mười chín, tính đến lượt Lý Hoàn.
Lý Hoàn xóc ống, rút thẻ ra xem, cười nói:
Hay lắm! Chị em xem mấy chữ này, rất có ý nghĩa.
Mọi người cầm thẻ xem, thấy vẽ một cành mai già, viết
bốn chữ “Vóc đựng sương mai". Mặt sau đề một câu thơ cổ: “Nhà tranh
giậu trúc nhưng lòng vẫn vui”. Lại chua thêm: “Tự mình uống một chén, người ngồi
dưới gieo xúc xắc”.
Lý Hoàn cười nói:
Rất là thú! Các cô cứ gieo đi. Tôi tự uống một chén, dở
hay mặc các cô.
Nói xong uống chén rượu, đưa xúc xắc cho Đại Ngọc. Đại Ngọc
gieo được số mười tám điểm, tính đến lượt Tương Vân.
Tương Vân cười, xoa tay xắn áo rút ra một cái thẻ. Mọi
người xem, thấy cành hải đường, có đề bốn chữ "mộng thơm say
tít". Mặt sau có đề một câu thơ: “Chỉ sợ đêm khuya hoa ngủ mất”.
Đại Ngọc cười nói:
Hai chữ “đêm khuya” nên đổi là “đá lạnh” thì hay hơn.
Mọi người biết Đại Ngọc nói chọc Tương Vân say rượu ngủ
trên hòn đá giữa ban ngày, đều cười ầm lên. Tương Vân cười chỉ cho Đại Ngọc xem
cái thuyền rồi nói:
Thôi xuống cái thuyền này mà đi về nhà, đừng nói nhảm nữa.
Mọi người đều cười. Lại xem thấy lời chú: “Đã gọi là “mộng
thơm say tít” thì người nào rút được thẻ này không nên uống rượu, chỉ để cho
người ngồi trên, ngồi dưới, mỗi người uống một chén thôi”.
Tương Vân vỗ tay cười nói:
A Di Đà Phật! Thẻ này hay quá!
Vừa đúng Đại Ngọc ngồi trên. Bảo Ngọc ngồi dưới hai người
rót hai chén rượu, đành phải uống vậy. Bảo Ngọc uống được nửa chén, thấy không
ai nhìn đến, liền đưa cho Phương Quan. Phương Quan cầm lấy, ngửa mặt lên uống hết.
Đại Ngọc giả vờ nói chuyện với người khác, rồi đổ hết rượu vào trong ống nhổ.
Tương Vân lấy xúc xắc gieo được chín điểm, đếm số đến lượt
Xạ Nguyệt. Xạ Nguyệt rút một cái thẻ, mọi người xem thấy một cành hoa đồ
mi, có đề bốn chữ "Cảnh xuân đẹp tuyệt". Lại có một câu thơ
cổ: “Hoa đồ mi nở là ngày xuân đi”. Lại có chua thêm: “Mỗi người trong tiệc uống
ba chén tiễn xuân”.
Xạ Nguyệt hỏi: Nói thế nào?
Bảo Ngọc cau mày, giấu thẻ đi, nói: Thôi, chúng ta cứ uống
rượu đi. Mọi người uống đủ ba nhấp thay cho ba chén.
Xạ Nguyệt gieo được mười điểm, đếm số đến lượt Hương
Lăng. Hương Lăng rút được một cái thẻ vẽ cành hoa “tịnh đế” có đề
bốn chữ “Điềm xuân liên tiếp”. Mặt sau có một câu thơ cổ: “Liền cành hoa nọ
vừa đua nở”. Lại chua thêm: “Cùng mừng người rút uống ba chén, sau đó mọi người
đều uống một chén”.
Hương Lăng lại gieo được sáu điểm, tính đến lượt Đại Ngọc.
Đại Ngọc nghĩ thầm: “Không biết còn thẻ gì hay nữa!” Rồi rút được một thẻ vẽ một
cành hoa phù dung, có đề bốn chữ “sương gió buồn tênh”. Mặt sau có một câu thơ
cổ: “Thương mình nào dám giận gì gió đông”. Lại chua thêm “Tự uống một chén,
hoa mẫu đơn uống tiếp một chén”.
Mọi người cười nói:
Hay quá! Trừ cô ấy ra, không còn có ai đáng làm hoa phù
dung nữa.
Đại Ngọc cũng cười thầm, cùng Bảo Thoa uống một chén, rồi
gieo được mười hai điểm, tính đến lượt Tập Nhân.
Tập Nhân rút ra một cái thẻ vẽ cành hoa đào, đề bốn chữ
“Phong cảnh Vũ Lăng”. Mặt sau có đề một câu thơ cổ: “Hoa đào lại báo một mùa
xuân sang”. Lại chua thêm: “Hoa hạnh uống tiếp một chén, người nào cùng tuổi
hay cùng họ đều uống tiếp một chén”.
Mọi người cười nói: Lần này nhộn nhịp quá, rất vui.
Tính tất cả thì Hương Lăng, Tình Văn và Bảo Thoa đều cùng
tuổi với Tập Nhân, Đại Ngọc thì đẻ cùng ngày, nhưng không có người nào cùng họ.
Phương Quan vội nói:
Tôi cũng họ Hoa, để tôi uống tiếp với chị ấy một chén. Rồi
mọi người đều rót rượu uống.
Đại Ngọc cười bảo Thám Xuân: Cô số lấy được chồng sang.
Cô là hoa hạnh phải uống đi để cho chúng tôi cùng uống.
Thám Xuân cười nói: Nói gì thế! Chị Cả tiện tay tát cho
nó một cái! Lý Hoàn cười nói:
Người ta đã không lấy được chồng sang, lại còn bị đánh,
tôi không nỡ đâu. Mọi người đều cười.
Tập Nhân đương định gieo, chợt có người gọi cửa, bọn bà
già ra hỏi thì té ra Tiết phu nhân sai người sang đón Đại Ngọc về. Mọi người hỏi:
Canh mấy rồi?
Có người nói: “Quá canh hai. Đồng hồ đã điểm 11 tiếng”.
Bảo Ngọc không tin, bảo mang đồng hồ đến xem, thì đã quá
giờ tý. Đại Ngọc đứng dậy nói:
Tôi không thể ngồi nán được nữa, còn phải về uống thuốc.
Mọi người đều nói: Cũng nên về cả thôi.
Bọn Tập Nhân, Bảo Ngọc còn muốn giữ lại, nhưng Lý Hoàn,
Thám Xuân đều nói: –
Đêm đã khuya, thế này cũng quá lắm rồi.
Tập Nhân nói: Đã thế mỗi người uống thêm một chén nữa rồi
hãy về. Bọn Tình Văn vội rót đầy chén, mọi người uống rồi, đều sai thắp đèn đi
về.
Bọn Tập Nhân tiễn họ đến bờ sông đình Thấm Phương, mới
quay về, đóng cửa lại, đánh đố rượu. Tập Nhân rót mấy chén to, lấy mấy thứ ăn,
đưa cho các bà già hầu ở đấy ăn uống. Ai cũng ngà ngà say, vừa đánh toan vừa
hát. Bấy giờ đã đến canh tư, các bà già vừa ăn thật, vừa ăn vụng, vò rượu hết sạch.
Mọi người thấy thế, mới thu dọn rửa ráy đi ngủ.
Phương Quan uống nhiều quá, mặt đỏ dừ, đầu mày cuối mắt,
càng nhìn càng xinh. Nó cố gượng không đứng dậy được, liền nằm ngả vào người Tập
Nhân, nói: Chị ơi! Bụng tôi cồn cào quá!
Ai bảo mày cứ nốc cho lắm vào!
Xuân Yến và con Tư cũng say mềm, đi ngủ cả rồi. Tình Văn
thì cứ kêu mãi. Bảo Ngọc nói: Đừng kêu nữa, chúng ta cứ nằm bừa ra đây mà ngủ.
Nói xong, gối đầu vào cái gối thơm màu đỏ, nằm ngả ra ngủ
ngay. Tập Nhân thấy Phương Quan say quá, sợ nó bị nôn, bèn khẽ nâng nó dậy, đặt
nằm ngủ cạnh Bảo Ngọc, còn mình sang nằm ngủ ở cái giường trước mặt. Mọi người
ngủ say không biết trời đất gì cả.
Tập Nhân choàng mắt dậy, trời đã sáng bạch, nói: Muộn mất
rồi!
Trông sang giường trước mặt, thấy Phương Quan gối đầu vào
thành giường, vẫn ngủ say, vội gọi nó dậy. Bảo Ngọc cũng giở mình tỉnh dậy, cười
nói:
Muộn mất rồi!
Bèn lay Phương Quan. Phương Quan ngồi dậy giật mình dụi mắt.
Tập Nhân cười nói: Rõ không biết xấu hổ! Say rượu không
biết đi tìm chỗ ngủ, lại nằm lăn ra đấy.
Phương Quan nhìn ra mới biết là mình nằm cũng giường với
Bảo Ngọc, xấu hổ tụt xuống đất cười nói: Tôi ăn uống ra làm sao lại chẳng biết
gì cả.
Bảo Ngọc cười nói:
Tôi cũng không biết gì; nếu biết đã bôi mực vào mặt cô rồi.
Bọn a hoàn lên hầu rửa mặt chải đầu. Bảo Ngọc cười nói:
Hôm qua làm phiền các chị, tối nay tôi xin giả tiệc.
Tập Nhân cười nói: Thôi, thôi! Hôm nay đừng quấy nữa, nếu
còn quấy thì người ta sẽ nói cho đấy.
Bảo Ngọc nói: Sợ cái gì! Chẳng qua mới có hai lần thôi.
Chúng ta kể cũng uống được rượu đấy. Thế nào lại uống hết cả một vò kia à? Tiếc
đương lúc vui rượu lại hết!
Tập Nhân cười nói:
Uống vừa vừa thế mới thú, chứ uống quá lại mất vui. Hôm
qua hứng lên, Tình Văn cũng không biết xấu hổ nữa. Tôi nhớ nó còn hát một bài
gì đó?
Con Tư cười nói: Chị quên rồi, chị cũng có hát một bài đấy!
Trong tiệc rượu ai mà chẳng hát?
Mọi người nghe nói, đều đỏ mặt, lấy tay bưng mặt cười rũ
rượi. Chợt Bình Nhi cười hì hì chạy đến, nói:
Hôm nay tôi thân đến mời trả lại những người dự tiệc hôm
qua, thiếu một vị cũng không được.
Mọi người mời chị ta ngồi uống nước. Tình Văn cười nói:
Tiếc rằng hôm qua không có chị!
Bình Nhi vội hỏi: Tối hôm qua các chị làm trò gì? Tập
Nhân nói:
Không thể kể hết với chị được. Hôm qua vui nhộn lạ thường,
dù những ngày cụ và bà Hai cho mọi người đi dự tiệc cũng không vui bằng. Cả một
vò rượu cũng nốc sạch. Ai cũng say không biết xấu hổ, lại còn hát nữa cơ. Đến
quá canh tư mới nằm ngổn ngang ra ngủ.
Bình Nhi cười nói: Giỏi nhỉ! Chỉ biết lấy rượu lại không
mời tôi, còn kể ra để trêu tức người ta!
Tình Văn nói:
Chiều nay hắn mời trả lại, thế nào cũng sang mời chị, chị
hãy chờ đấy. Bình Nhi cười hỏi: Hắn là ai? Ai là hắn?
Tình Văn nghe nói, đỏ bừng mặt lên, chạy lại đánh, cười
nói:
Chị thính tai quá, nghe rõ thế! Bình Nhi cười nói:
Con ranh này không biết xấu hổ! Bây giờ đương bận đây
không nói chuyện với cô vội! Tôi đi có việc, lúc về sẽ cho người lại mời. Người
nào không đến tôi vào tận nhà kéo cổ bắt đi!
Bảo Ngọc vội giữ lại, nhưng Bình Nhi đã đi rồi. Bảo Ngọc
tắm gội xong, đương uống nước, nhìn dưới nghiên mực có một tờ giấy, liền nói:
Các chị cứ để bừa bãi thế này không được đâu. Tập Nhân và
Tình Văn vội hỏi:
Lại cái gì đấy? Chắc có ai làm điều gì không đúng rồi? Bảo
Ngọc trỏ tay nói:
Dưới cái nghiên kia là cái gì? Chắc là miếng giấy mẫu của
cô nào bỏ quên không cất. Tình Văn vội nhấc cái nghiên ra, thấy một tờ thiếp,
đưa cho Bảo Ngọc xem, một tờ giấy hoa tiên màu phấn hồng, có viết: “Người ngoài
cửa là Diệu Ngọc kính chúc ngày sinh nhật”.
Bảo Ngọc xem xong, nhảy lên hỏi: Ai nhận được giấy này lại
không cho tôi biết?
Tập Nhân và Tình Văn thấy thế, tưởng là cái thiếp của người
nào quan hệ đưa đến có việc gì, liền cùng hỏi: Hôm qua ai nhận được cái thiếp
này?
Con Tư vội chạy đến cười nói: Hôm qua cô Diệu Ngọc sai bà
già đưa đến, chứ cô ấy không đến đây. Tôi để ở đấy, không ngờ uống rượu say
quên mất.
Mọi người đều nói: Cứ tưởng là ai, đâm ra nhớn nhác như
thế! Chứ biết của người ấy thì đáng kể gì.
Bảo Ngọc liền sai: Mang giấy đến đây.
Trong khi sắp giấy mài mực, nhìn thiếp, thấy Diệu Ngọc viết
ba chữ “người ngoài cửa”. Bảo Ngọc cầm bút nghĩ mãi không biết dùng chữ gì để
đáp lại được. Lúc lâu vẫn chưa biết viết chữ gì. Liền nghĩ: “Nếu đi hỏi Bảo
Thoa, chắc cô ấy lại trách mình là gàn dở, chi bằng đi hỏi Đại Ngọc”. Bèn bỏ
thiếp vào tay áo, chạy đến tìm Đại Ngọc. Vừa đến đình Thấm Phương, thấy Tụ Yên
thướt tha đi đến. Bảo Ngọc hỏi: Chị đi đâu đấy?
Tôi đến thăm Diệu Ngọc đây.
Bảo Ngọc lấy làm lạ nói: Cô ấy khó tính, không hợp với đời,
không coi ai ra gì cả. Vậy mà cô ấy lại quý trọng chị! Thế mới biết chị không
phải là hạng tục như chúng tôi!
Tụ Yên cười nói:
Chưa chắc cô ấy thực bụng quý trọng tôi, nhưng chúng tôi
đã ở gần nhau hàng mười năm trời, chỉ cách nhau có một cái tường thôi. Cô ấy tu
ở chùa Bàn Hương, nhà tôi vốn nghèo, phải thuê một gian buồng ở trong chùa ấy
suốt mười năm. Lúc rỗi tôi thường đến chơi với cô ấy. Tôi biết ít chữ cũng là
nhờ cô ấy dạy cho cả. Tôi đối với cô ấy đã là bạn chơi lúc nghèo hèn, lại có
tình thầy trò nữa. Khi chúng tôi đi đến nhà cô tôi, có nghe nói cô ấy không hợp
với đời, bọn quyền thế không ưa, nên phải đến ở đây. May sao chúng tôi lại gặp
nhau, tình cũ vẫn chưa thay đổi, cô ấy đối với tôi mối tình lại hơn ngày trước.
Bảo Ngọc nghe vậy, choáng tai lên, mừng nói:
Không trách được, cách ăn nói đi đứng của chị như là hạc
nội mây ngàn. Té ra là có lai lịch. Tôi đương băn khoăn vì một việc của cô ấy,
định đi hỏi người khác. May được gặp chị, thực là duyên trời đem lại, nhờ chị bảo
giúp cho.
Nói xong cầm thiếp đưa cho Tụ Yên xem. Tụ Yên cười nói:
Tính nết cô này chẳng đổi tí nào, vẫn giữ cái thói ngông
gàn kỳ quặc. Xưa nay chưa thấy ai viết thiếp mà lại đề biệt hiệu. Thực đúng như
tục ngữ nói: “Sư không phải sư, tục không phải tục, gái không phải gái, trai
không phải trai”, chẳng ra nghĩa lý gì cả!
Bảo Ngọc cười nói:
Chị không biết, cô ấy không phải là người trong đám trần
tục, mà là đứng ngoài cuộc đời, vì thấy tôi cũng hiểu biết một đôi chút, nên mới
đưa đến cái thiếp này. Tôi không biết hàng chữ gì để trả lời cho phải,
nghĩ mãi không ra, đương định đi tìm cô Lâm, may sao lại gặp chị.
Tụ Yên nghe vậy, đưa mắt ngắm nghía Bảo Ngọc một lúc, cười
bảo:
Tục ngữ nói: “Tai nghe không bằng mắt thấy”, không trách
được Diệu Ngọc lại đưa cái thiếp này cho cậu, cũng không trách được năm ngoái
cô ấy cho cậu cành hoa mai. Đã vậy tôi xin nói rõ đầu đuôi câu chuyện cho cậu
nghe. Cô ấy thường nói: người xưa từ đời Hán, Tấn, Ngũ Đại, Đường, Tống đến
nay, chẳng có bài thơ nào hay, chỉ có hai câu dưới đây là hay thôi:
Cửa
sắt nghìn năm dầu vững chắc,
Đốt
bùn một nắm cũng chôn vùi.
Vì thế cô ấy tự xưng là “người ngoài cửa”. Lại thường
khen: Văn của Trang Tử là hay nhất, nên cũng tự xưng là “kỳ nhân”. Nếu trong
thiếp cô ấy xưng “kỳ nhân” tức cho mình là người kỳ quặc, thì cậu nên khiêm tốn
xưng “thế nhân”, tức là người nhiều tục lụy, như vậy cô ấy sẽ thích. Nhưng bây
giờ, cô ấy lại xưng là “người ngoài cửa”, nghĩa là cô ấy đứng ở ngoài cửa sắt,
thì cậu nên xưng là “người trong cửa”, tất sẽ hợp ý cô ấy.
Bảo Ngọc nghe xong tỉnh ngộ ngay, liền “úi chà” một tiếng,
rồi cười nói:
Thảo nào chùa nhà tôi đặt tên là “Thiết Hạm”, tức là “cửa
sắt”, té ra như thế đấy! Xin chị cứ đi, để tôi về nhà viết thiếp trả lời.
Bảo Ngọc về nhà viết thiếp, ngoài đề mấy chữ “Người trong
cửa là Bảo Ngọc kính cẩn bái tạ”, tự mình mang thiếp đến am Lũng Thúy, từ ngoài
khe cửa đưa qua rồi về98. Xong bữa cơm, Bình Nhi mời đãi tiệc, lại
bày mấy mâm rượu, hoa quả trong Du Ấm đường, vì cho vườn Hồng Hương nóng lắm,
Vưu thị cũng đem theo hai người nàng hầu là Bội Phượng, Giai Loan đến chơi ngắm
cảnh. Hai người nàng hầu này cũng là bọn con gái trẻ tuổi láu lỉnh không hay đến
đấy. Nay vào vườn gặp bọn Tương Vân, Hương Lăng, Phương Quan, Nhụy Quan thực là
“người họp theo loại, vật chia theo đàn”, hai câu nói ấy quả không sai. Thấy mọi
người cười đùa, hai người này không nghĩ gì đến Vưu thị có mặt ở đó, cứ để mặc
cho đám a hoàn phục dịch, rồi chơi đùa khắp nơi.
Bây giờ họ đều đã ở trong Du Ấm đường, mượn tiếng uống rượu,
mọi người chơi đùa, bảo các cô xẩm đánh trống. Bình Nhi ngắt một cành thược dược,
tất cả độ hai mươi người, chuyền tay cành hoa làm tửu lệnh, vui đùa với nhau một
lúc. Khi đó có người vào trình:
Bên nhà họ Chân cho hai người đàn bà đem lễ đến. Thám
Xuân, Lý Hoàn và Vưu thị cùng ra tiếp ở nhà khách.
Mọi người trong nhà đều ra ngoài chơi, Bội Phượng và Giai
Loan đi ra đánh đu, Bảo Ngọc nói: Hai cô cứ trèo lên, để tôi đẩy cho.
Bội Phượng cuống lên, nói: Thôi, đừng quấy rối chúng tôi
nữa! Chợt thấy mấy người bên phủ Đông hớt hải chạy đến nói:
Ông99 đã quy tiên rồi.
Mọi người giật mình nói: Lạ nhỉ, chẳng thấy ốm đau gì,
sao lại mất ngay! Người nhà nói: Ngày nào ông cũng tu luyện, chắc là thành quả
lên tiên.
Vưu thị thấy thế, nghĩ ngay bố con Giả Trân và Giả Liễn
không có ai ở nhà. Lại không có một người đàn ông nào lo lắng cho mình, nên
cũng không khỏi bối rối. Chị ta vội bỏ ngay đồ trang sức, sai người đến quán
Huyền Chân giam tất cả bọn đạo sĩ lại, chờ Giả Trân về xét hỏi; một mặt vội lên
xe, dẫn bọn vợ Lai Thăng và những người hầu già trong nhà đi ra ngoài thành. Lại
mời thầy thuốc đến xem chết vì bệnh gì. Thầy thuốc thấy người đã chết rồi, còn
bắt mạch vào đâu được nữa. Họ vốn biết thuật “đạo khí” của Giả Kính rất là hão
huyền, đến cả những việc lễ sao, giữ giờ, uống linh sa, nhiều sự nhảm nhí hư tổn
tinh thần, hại cả đến tính mệnh. Nay ông ta đã chết, bụng cứng như sắt, mật và
môi sém nứt cả ra. Các thầy thuốc bảo bọn bà già:
Đó là do ông nuốt vàng, uống linh sa, theo phép đạo, đâm
ra chảy ruột trương bụng mà chết.
Các đạo sĩ sợ quá nói:
Đó là vì ông nuốt đan sa theo phép bí truyền mới, đến nỗi
bị hại. Bọn tiểu đạo chúng tôi thường khuyên: “Công tu luyện chưa đến ngày thì
không nên uống”. Không ngờ hôm nay vào lúc giữa giờ, người lẻn đi uống, liền
quy tiên ngay. Việc ấy là do thành tâm đắc đạo, ra ngoài bể khổ, thoát khỏi thể
xác đấy.
Vưu thị cũng không nghe, cứ bảo giam họ lại, rồi sai người
cưỡi ngựa đi báo tin. Thấy trong quán chật hẹp không để được áo quan và cũng
không thể rước vào thành được, Vưu thị cho người chết mặc quần áo cẩn thận, đặt
vào kiệu êm đưa về để ở chùa Thiết Hạm. Bấm đốt ngón tay sớm nhất cũng phải nửa
tháng nữa Giả Trân mới về đến nhà, hiện giờ trời đương nồng nực, không thể chờ
được. Vưu thị liền đứng lên lo liệu, bảo thầy cúng chọn ngày khâm liệm. Áo quan
thì sắp sẵn từ lâu, đã để sẵn ở chùa này, nên cũng rất tiện. Sau ba ngày sẽ
phát tang và đặt đàn làm chay.
Vưu thị cho người chết mặc quần áo cẩn thận,
đặt vào kiệu êm đưa về
để ở chùa Thiết Hạm.
Phượng Thư ở bên phủ Vinh ốm, nên không đi được. Lý Hoàn
phải trông nom bọn chị em, Bảo Ngọc chẳng biết việc gì cả, nên công việc bên
ngoài đành phải tạm giao cho mấy người quản lý hạng nhì. Bọn Giả Thiên, Giả Quang,
Giả Hành, Giả Anh, Giả Xương, Giả Lăng mỗi người giữ một việc. Vưu thị không về
nhà được, liền mời kế mẫu của mình đến phủ Ninh trông nom hộ. Bà kế mẫu đem
theo hai người con gái chưa có chồng đến ở cả đấy, mới yên lòng.
Được tin cha chết, Giả Trân xin phép nghỉ. Giả Dung cũng
là một viên chức. Bộ Lễ thấy nhà vua coi trọng đạo hiếu, nên không dám tự quyết,
phải tâu lên xin ý chỉ. Nhà vua là bậc nhân hiếu hơn trời, trọng đãi dòng dõi
những bậc công thần, tiếp được sớ tâu liền xuống chiếu hỏi Giả Kính giữ chức
gì? Bộ Lễ tâu: “Giả Kính là tiến sĩ xuất thân, còn quan chức của ông ta đã
phong ấm cho con là Giả Trân rồi. Giả Kính tuổi cao nhiều bệnh, thường tịnh dưỡng
ở quán Huyền Chân ngoài đô thành, nay bị ốm chết ở đó. Con là Trân, cháu là
Dung, nhân có quốc tang, đều chực hầu ở đây cả, nên mới xin phép về khâm liệm”.
Nhà vua nghe nói, đặc cách xuống chiếu chỉ: “Giả Kính tuy
không có công gì với nước, nhưng nghĩ đến lòng trung thành của ông cha, truy tặng
cho hàm ngũ phẩm, cho phép con cháu đem linh cữu qua cửa Bắc vào đô thành, được
khâm liệm ở nhà riêng. Con cháu phát tang, làm lễ xong rồi, rước linh cữu về
quê quán. Lại truyền cho Quang Lộc tự chiếu lệ đến tế. Trong triều từ Vương
công trở xuống cho phép đến tế riêng. Phải theo chỉ thi hành”.
Chỉ vua vừa xuống, không những người nhà phủ Giả tạ ơn,
mà cả bậc đại thần trong triều cũng không ngớt lời reo mừng ca tụng.
Cha con Giả Trân ngày đêm lật đật trở về. Giữa đường thấy
Giả Thiên, Giả Quang cưỡi ngựa dẫn người nhà đi đến. Trông thấy Giả Trân, họ đều
xuống ngựa chào hỏi.
Giả Trân hỏi: Đi làm gì thế?
Giả Thiên trình: Chị Cả sợ anh và cháu về trước rồi, cụ
đi đường không có người trông nom, nên bảo hai chúng tôi đến đây để hộ tống.
Giả Trân nghe thấy nói thế, khen ngợi không ngớt. Lại hỏi:
“Ở nhà lo liệu ra sao rồi?” Giả Thiên kể lại việc giam bọn đạo sĩ; việc rước cữu
về gia miếu, lại sợ trong nhà không có người trông nom, nên đã mời bà thông gia
cùng hai dì đến lo liệu giúp. Lúc đó Giả Dung xuống ngựa, nghe thấy hai dì đến ở
nhà mình, nét mặt tươi cười hớn hở. Giả Trân khen luôn miệng: “Thu xếp ổn đấy!”
Rồi ra roi chạy liền, suốt đêm thay đổi ngựa để phóng về không nghỉ lại ở trạm
nào cả.
Hôm sau đến cửa thành, Giả Trân đi thẳng vào chùa Thiết Hạm.
Bấy giờ đã canh tư, người gác nghe thấy, liền gọi mọi người dậy. Giả Trân xuống
ngựa cùng Giả Dung khóc ầm lên, từ cửa ngoài, quỳ đi vào đến trước cữu, đập đầu
khóc lóc thảm thiết cho đến sáng; khóc khản tiếng mới thôi. Bọn Vưu thị đều ra
chào. Cha con Giả Trân vội mặc đồ tang, đến trước cữu quỳ lạy. Đứng trước công
việc, Giả Trân không thể nhắm mắt bịt tai được, đành phải nén bớt nỗi đau
thương, tự mình cắt đặt mọi người. Rồi hắn kể lại việc ân chỉ nhà vua cho họ
hàng bạn hữu nghe, lại sai Giả Dung về nhà lo liệu việc quàn cữu.
Giả Dung lập tức cưỡi ngựa về nhà, sai người thu dọn bàn
ghế, bỏ vách chắn đi, treo màn tang, trước cửa dựng nhà tang. Rồi vội vàng chạy
vào chào bà ngoại và hai dì. Bà Vưu tuổi già hay ngủ, cứ nằm luôn; dì Hai và dì
Ba đương làm việc với bọn a hoàn, thấy hắn vào, đều tỏ lời chia buồn.
Giả Dung trông thấy dì Hai, hì hì cười nói:
Dì Hai, dì đã sang đấy à? Cha tôi đang mong dì đấy. Dì
Hai đỏ mặt lên mắng:
Thằng ranh con này! Cứ vài hôm tao không mắng là mày
không chịu được, càng ngày càng tệ, chẳng giữ thể thống gì cả! Mày là một vị
công tử nhà đại gia, ngày nào cũng đọc sách học lễ, thế mà không bằng con nhà
ti tiện!
Nói xong, tiện tay cầm cái bàn là đánh vào đầu Giả Dung.
Hắn vờ làm bộ run sợ, ôm đầu lăn xả vào lòng dì Hai xin tha tội. Dì Ba quay mặt
đi, nói:
Chờ chị về sẽ mách cho nó!
Giả Dung cười, quỳ xuống giường xin tha tội, làm cho cả
hai người cười ồ lên. Giả Dung lại vồ nắm sa nhân của dì Hai để ăn. Dì Hai nhai
bã sa nhân đầy mồm nhổ toẹt vào mặt, hắn thè lưỡi liếm hết. Bọn a hoàn thấy
trái mắt, đều cười, nói:
Cậu vừa có tang, bà ngoại lại mới ngủ. Hai cô tuy trẻ tuổi
nhưng đều là bậc dì. Cậu không coi bà ra gì à! Khi ông về bà sẽ mách, liệu cậu
chạy đằng nào cho thoát!
Giả Dung buông dì hắn ra, ôm lấy a hoàn hôn, nói:
Em ơi! Em nói phải đấy. Chúng ta buông hai dì ấy ra! Bọn
a hoàn giận quá, đẩy hắn ra, mắng:
Anh đốn kiếp này! Anh đã có vợ và a hoàn, lại còn chòng
ghẹo chúng tôi! Người biết ra cho là đùa, người không biết hay những hạng người
thối bụng, thối dạ, thích ngồi rồi mách lẻo, vắng mặt nói xấu, sẽ đồn đại sang
phủ bên kia, cho là bên này chúng ta hay bậy bạ.
Giả Dung cười nói:
Đèn nhà ai rạng nhà ấy, ai còn hơi đâu lo chuyện nhà người.
Từ xưa đến nay, dù nhà Hán, nhà Đường, người ta cũng còn chê là “Đường dở, Hán
thối” nữa là nhà chúng ta. Nhà nào mà chẳng có chuyện phong lưu? Đừng để tôi phải
nói ra. Ngay ông Cả phủ bên kia cũng là tay đáo để, thế mà chú Liễn dám tằng tịu
với dì bé đấy! Thím Phượng đanh đá như thế mà chú Thụy còn hòng gạ gẫm! Có việc
gì giấu được tôi đâu!
Giả Dung cứ nói huênh hoang bậy bạ, dì Ba sa sầm mặt, bước
xuống giường, vào nhà trong đánh thức bà già Vưu dậy.
Giả Dung thấy bà ngoại dậy rồi, liền vào chào hỏi, nói:
Làm bà phải bận lòng, lại làm hai dì phải vất vả, cha con
cháu rất là cảm động! Để khi xong việc cả nhà cháu sẽ sang tạ ơn bà. Bà già Vưu
gật đầu nói:
Cháu ơi, cháu khéo nói lắm! Chỗ thân thuộc thì phải thế
chứ.
Lại hỏi: Cha cháu có mạnh khỏe không? Biết tin bao giờ mà
về ngay thế?
Giả Dung cười, nói: Cũng vừa mới về. Cha cháu bảo cháu về
thăm bà, nhờ bà trông nom hộ việc nhà cho, khi xong việc bà hãy về.
Nói xong hắn lại nháy mắt nhìn dì Hai. Dì Hai khẽ nghiến
răng mắng:
Thằng ranh con lém lỉnh này! Giữ chúng tao ở đây để làm mẹ
bố mày à? Giả Dung lại nói với bà ngoại:
Xin bà cứ yên tâm. Cha cháu ngày nào cũng nghĩ đến hai
dì, muốn kén hai người con nhà giàu sang, vừa trẻ vừa đẹp để gả hai dì. Thế mà
mấy năm nay vẫn chưa kén được. May sao hôm nọ đi đường mới tìm được một người vừa
mắt.
Bà già Vưu tưởng thực hỏi: Con nhà ai đấy?
Dì Hai bỏ việc, vừa cười, vừa chạy đến đánh, nói:
Mẹ ơi, đừng nghe thằng trời đánh ấy.
Bọn a hoàn đều nói: Ông trời có mắt, liệu coi chừng đấy.
Chợt có người vào thưa: Mọi việc xong cả, mời cậu ra xem
rồi đi trình ông. Giả Dung cười hì hì đi ra.
Chú thích.
[←98]
Trong
nguyên bản, chỗ này còn thêm một đoạn: Bảo Ngọc cho Phương Quan ăn mặc giả trai
và đổi tên là Hung Nô, sau lại đổi thành tên Thổ Phồn là “Da luật hung nô”. Mọi
người thấy vậy cũng mến, liền cho Quỳ Quan, Đậu Quan cũng ăn mặc giả trai và đổi
tên… Nhưng các bản Hồng Lâu Mộng khác đều lược đi. Chúng tôi thấy đoạn này
không cần thiết lắm, nên cũng không dịch thêm nữa.
[←99]
Tức
Giả Kính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét