Giả Nghênh Xuân (phần 2): hiền quá khó
mà gặp lành
Anh Nguyễn
(Tiếp theo phầntrước)
Nghênh Xuân
Tào Tuyết Cần không chỉ dụng công đặt
tên cho bốn cô Xuân, mà còn chú ý cả tên … bốn a hoàn phục vụ nữa. Người hầu
thân tín của Nguyên Xuân, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân lần lượt là Bảo Cầm,
Tư Kỳ, Thị Thư, Nhập Họa, ghép thành Cầm-Kỳ-Thi-Họa là bốn thú vui tao nhã của
các tiểu thư con nhà quý tộc. Chữ Kỳ trong tên Tư Kỳ vừa là cờ (vì thế mà trong
bản dịch tiếng Anh tên nàng là Chess,) vừa đồng âm với chữ kỳ trong kỳ lạ. Khác
hẳn với người chủ yếu đuối, Tư Kỳ có tính cách mạnh mẽ không nhường ai, nhưng lại
một mực trung thành với Nghênh Xuân. Tình thầy trò khăng khít trong truyện giữa
Nghênh Xuân-Tư Kỳ giống của chị em hơn là chủ tớ. Nhìn bên ngoài, Tư Kỳ dường
như lấn át cả chủ, nhưng trên thực tế đó là sự bảo vệ. Về sau Tư Kỳ tư tình với
anh họ nên bị đuổi khỏi Giả phủ, Nghênh Xuân từ đó mất đi một chỗ dựa. Thử nghĩ
mà xem, vú nuôi phản bội, người hầu thân tín bị đuổi đi, cha ruột hờ hững, mẹ
đã qua đời, một người nhút nhát như Nghênh Xuân làm sao có thể tự chủ? Bi kịch
hôn nhân của nàng chỉ là chuyện một sớm một chiều mà thôi.
Giả
Xá đã hứa gả Nghênh Xuân cho nhà họ Tôn. Họ Tôn người ở phủ Đại Đồng, ông cha
xuất thân quan võ, là môn sinh của hai phủ Vinh, Ninh ngày trước, kể ra cũng là
chỗ thân. Hiện giờ nhà họ Tôn chỉ có một người ở Kinh tập chức chỉ huy, người ấy
tên là Tôn Thiệu Tổ, mặt mũi khôi ngô, thân thể hùng tráng, theo nghề cung mã,
giao thiệp tinh khôn, chưa đầy 30 tuổi, nhà lại giàu có, hiện đương hậu bổ ở bộ
binh để đợi thăng chức.
Giả
Xá thấy anh ta chưa có vợ, lại là con cháu nhà thế gia, nhân phẩm và gia thế
cũng đều xứng đáng, nên chọn làm giai tế. Việc này cũng đã trình Giả mẫu. Giả mẫu
không bằng lòng, nhưng nghĩ việc vợ chồng là tự ý trời, cha nó đã đứng làm chủ
thì việc gì phải dây vào cho lắm chuyện? Vì thế chỉ nói “biết rồi”, ngoài ra
không tỏ ý gì nữa.
Giả
Chính xưa nay vẫn ghét nhà họ Tôn, tuy là chỗ thế gia, chẳng qua ông nó ngày
trước hâm mộ thế lực phủ Vinh, phủ Ninh, có những việc không thu xếp được, phải
đến xin làm môn hạ, chứ không phải là dòng dõi thi thư. Ông ta đã khuyên ngăn mấy
lần, nhưng Giả Xá không nghe, nên đành phải chịu.
Nguyên Xuân chịu bất hạnh khi lấy chồng
Những người lớn trong nhà đã phủi tay
bỏ mặc Nghênh Xuân từ đó. Nghênh Xuân xuất giá theo chồng, Tử Lăng Châu quạnh
quẽ đìu hiu chỉ có Bảo Ngọc lâu lâu nhớ chị ra thăm chốn cũ. Tôn Thiệu Tổ là
người thế nào?
Nghênh
Xuân đã về nhà được lúc lâu, đã dọn cơm chiều cho bọn bà già và người nhà họ
Tôn ăn xong, và cho họ về cả. Nghênh Xuân mới khóc nức nở, ngồi ở trong buồng
Vương phu nhân, kể lể những nỗi uất ức: “Tôn Thiệu Tổ một mực ham gái mê say cờ
bạc rượu chè, bao nhiêu đàn bà con gái ở trong nhà bị nó hiếp dâm gần khắp lượt.
Cháu mới khuyên nó vài ba lần, nó mắng cháu là hạng ‘đàn bà ghen tuông’. Nó lại
nói cha cháu mượn của nhà nó năm nghìn bạc định ăn không, nó đến hỏi hai ba lần
không trả. Nó lại còn trỏ vào mặt cháu nói: ‘Mày đừng có lên mặt bà với tao! Bố
mày đã lấy của tao năm nghìn bạc, đem mày gạt cho tao đấy. Coi chừng tao đánh một
trận, tống cổ xuống nhà dưới mà nằm! Ngày trước, ông mày còn sống, thấy nhà tao
phú quý, nên chiều chuộng làm thân. Nói đúng ra thì tao với bố mày ngang hàng
nhau, giờ lại dúi đầu tao, bắt tao tụt xuống một bực. Không thể có thông gia
như thế được, để người ta nhìn vào lại cho là nhà tao chạy theo thế lợi'”.
Đây là câu thơ mô tả Tôn Thiệu Tổ:
Người
đâu hung ác lạ lùng
Khác
gì giống sói ở vùng Trung San
Bấy
lâu tình ái quên tràn
Kiêu
dâm chỉ việc mê man tháng ngày
Bảo Ngọc thương xót chị lấy phải chồng
hung ác nên van xin mẹ can thiệp. Vương phu nhân chỉ đáp rằng:
“Con
gái lấy chồng cũng như bát nước đã bị đổ. Đã là con gái ai chẳng phải đi lấy chồng;
đã về nhà người ta thì bên nhà gái còn nhìn ngó gì được, cái đó chẳng qua là do
số phận nó thế, được người chồng tốt thì hay, nhưng gặp phải đứa xấu cũng đành
chịu vậy, người ta hay nói: “Lấy gà phải theo gà, lấy chó phải theo chó.”
Tôn Thiệu Tổ đánh Nghênh Xuân
Đến đây cần phải bàn một chút về hệ thống
hôn nhân trong Hồng Lâu Mộng. Như chúng ta đã biết, ở Kim Lăng có bốn
gia đình danh gia vọng tộc Giả Sử Vương Tiết, trong đó nhà họ Giả là đứng đầu.
Theo học giả Eugene Cooper đã chỉ ra trong nghiên cứu Patterns of
Cousin Marriage in Rural Zhejiang and in Dream of the Red Chamber, những
người đàn ông thuộc chi trưởng trong nhà họ Giả đều lấy vợ là tiểu thư của ba
gia tộc còn lại. Bốn thế hệ con dâu trong Hồng Lâu Mộng lần lượt thuộc họ Sử
(Giả mẫu), họ Vương (Vương phu nhân và Phượng Thư), họ Tiết (Tiết Bảo Thoa). Chỉ
cần chiếu theo thứ tự đó cũng đủ thấy Đại Ngọc hoàn toàn không có cơ hội trở
thành vợ của Bảo Ngọc. Ngược lại, những người con gái trong nhà họ Giả lại đều
kết hôn với những người nằm ngoài bốn họ trên. Nguyên Xuân được tuyển vào cung,
Thám Xuân gả cho một viên võ quan ở xa, Nghênh Xuân lấy con trai nhà họ Tôn, chỉ
riêng Tích Xuân đến tuổi lấy chồng khi gia cảnh mạt vận nên ở vậy đi tu theo
đúng ý nguyện của nàng. Tất cả đều có lý do của nó.
Nói một cách ngắn gọn, khi gả con
trai, cái mà nhà họ Giả nhắm đến là tài sản. Những nàng dâu thuộc họ Sử, họ Tiết,
họ Vương, không chỉ mang về món hồi môn béo bở mà còn là chỗ dựa vững chắc về
tài chính nhỡ có lúc nhà họ Giả sa cơ lỡ vận. Tuyển vợ từ ba gia tộc giàu có là
cách nhà họ Giả quy tụ hết tiền của về một mối. Ngược lại, khi gả con gái, cái
mà nhà họ Giả nhắm đến là quan hệ. Vì vậy những bậc trưởng bối trong nhà khi ấn
định chuyện trăm năm của con gái thường chọn những gia đình quyền thế ở xa, thậm
chí càng xa càng tốt. Đó là cách họ mở rộng phạm vi quyền lực thông qua hôn
nhân. Ta có thể thấy điểm tương đồng trong những câu chuyện gả công chúa cho
phiên bang để đổi lấy hòa bình trong lịch sử Trung Quốc. Thế nên đừng tưởng
“môn đăng hộ đối” là đơn giản, bản thân cái gì “đăng,” cái gì “đối” cũng rất lắm
vấn đề.
Theo quan niệm của người Trung Quốc
(cũng như của Việt Nam), con gái là con người ta, vì một khi đã xuất giá thì lập
tức trở thành người nhà chồng. Con dâu thì ngược lại, họ trở thành những người
giữ tay hòm chìa khóa, quán xuyến mọi việc trong nhà. Ta có thể thấy điều này rất
rõ trong Hồng Lâu Mộng: quyền lực trong Giả phủ chủ yếu nằm trong
tay những người đàn bà ngoại tộc (Giả mẫu, Vương phu nhân, Phượng Thư). Trong
khi đó mấy cô tiểu thư mang họ Giả hầu như không nhúng tay vào các việc trong
nhà, ngoại trừ Thám Xuân có thể hiện bản lĩnh tí chút. Vai trò người phụ nữ được
phân định rạch ròi dựa trên địa vị con gái-con dâu của họ, tất nhiên ở từng hạng
mục lại chia ra chi trưởng-chi thứ, vợ cả-vợ lẽ, v.v,…Con dâu mang của cải về
nên được lãnh nhiệm vụ cai quản tiền bạc, còn con gái đằng nào cũng gả đi nên
chỉ cần tập trung làm đẹp, may vá thêu thùa, điểm thêm chút tài năng là được.
.
Những cô tiểu thư trong Giả phủ, vì thế,
chẳng khác nào những món hàng được bày bán, chỉ chờ ngày “xuất xưởng”. Họ là những
con tốt được người lớn dùng để đổi lấy địa vị và uy quyền, còn bản thân họ có hạnh
phúc trong hôn nhân không thì nào ai quan tâm đến. Số phận của Nghênh Xuân thế
là đã được an bài. Người họ Giả xót xa thương cảm cho nàng nhưng không phẫn nộ
hay tìm cách trả thù nhà họ Tôn, bởi việc nàng bị Tôn Thiệu Tổ hành hạ đến chết
chỉ là một thứ tổn thất ngoài dự kiến (collateral damage). Là một người đàn bà
trong xã hội phong kiến, dù là một người đàn bà quý tộc đi chăng nữa, thì sướng
khổ phụ thuộc chủ yếu vào may mắn mà thôi. “Thân em như hạt mưa sa, hạt vào đài
các, hạt ra ruộng cày”. Ra ruộng cày còn đỡ, đằng này Nghênh Xuân rơi vào móng
vuốt của loài hùm sói.
Hình tượng Nghênh Xuân và Tôn Thiệu Tổ
Đây là lá số tiền định của Nghênh Xuân:
Mặt
sau lại vẽ một con lang dữ, đuổi bắt một mỹ nữ, định ăn thịt. Dưới có câu:
Rõ
ràng giống sói Trung Sơn,
Gặp
khi đắc ý ngông cuồng lắm thay.
Làm
cho hoa liễu thân này,
Hoàng
lương giấc mộng mới đầy một năm.
Sói Trung Sơn (Trung Sơn lang) là một
nhân vật phản diện trong truyện cổ Trung Quốc, được dùng để chỉ hạng người độc
ác, ăn cháo đá bát. Ông Đông Quách cứu nó khỏi tay thợ săn, nó lại trở mặt đòi
xơi tái ông. Loài sói thường gắn với những gì xấu xa, dữ tợn, trong văn học
phương Tây cũng có chó sói lớn Big Bad Wolf ăn thịt cô bé quàng khăn đỏ và ba
chú heo con. Dùng sói Trung Sơn để miêu tả bản chất đê hèn, cục súc, lật lọng của
Tôn Thiệu Tổ thật là chuẩn. Trở về trước, trong lời nói đùa của Đại Ngọc đã có
dự báo về số phận của Nghênh Xuân. “Hùm sói đã đến thềm nhà” dùng để chỉ cuộc
hôn nhân bất hạnh với Tôn Thiệu Tổ đã sắp xảy ra, nhưng Nghênh Xuân vẫn nhất nhất
tin rằng chỉ cần giữ mình trong sạch, thiện lương sẽ được hưởng phúc. Đúng như
trong Hồng Lâu Mộng khúc, tình cảnh của Nghênh Xuân là “Hỉ oan
gia.” (Gặp oan gia không đáng mừng mà lại mừng). Trong vòng chưa đầy một năm,
ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, ốm không có thuốc, thường xuyên bị hành hạ,
đánh đập, chửi bới, Nghênh Xuân đã từ trần.
Thán
phương hồn diễm phách,
Nhất
tái đãng du du.
(Một
năm duyên đã bẽ bàng
Hồn
thơm phách đẹp, suối vàng xa chơi.)
Nghênh Xuân
Nếu theo quan điểm hiện đại, tích cực
kiểu “tính cách tạo nên số phận,” thì chính sự thụ động, nhu nhược của Nghênh
Xuân đã góp phần đẩy nàng đến kết cục không may. Thế nhưng nói cho cùng, ở
trong xã hội của Hồng Lâu Mộng, cho dù Nghênh Xuân có vùng vẫy thế
nào chăng nữa cũng khó thoát khỏi sự ấn định của gia tộc. Câu đố ứng với thân
phận của nàng chính là cái bàn tính:
Trời
chuyển, người xoay, lý chẳng cùng,
Người
xoay trời đứng cũng không xong,
Tại
vì tính toán quanh co mãi,
Mà
số âm dương vẫn chửa thông!
Có lẽ bởi những câu chuyện như Nghênh
Xuân mà có câu “người tính không bằng trời tính” chăng? Nữa là không tính gì cả…
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét