Chân Sĩ Ẩn gặp nhà sư và đạo sĩ. |
Hồi 103.
Giở
kế độc ác, Kim Quế tự giết mình;
Không
hiểu đạo thiền, Vũ Thôn gặp người cũ.
Giả Liễn sang nhà Vương phu nhân nói rõ đầu đuôi. Đến hôm
sau anh ta vào trong bộ thu xếp ổn thỏa rồi, về nhà đem việc thu xếp ở bộ lại
nói với Vương phu nhân. Vương phu nhân liền hỏi:
Cháu dò chắc rồi à? Nếu quả như thế, chú cũng bằng lòng, mà cả nhà cũng yên tâm. Còn làm quan ngoài thì thật là không làm được! Nếu không gặp việc như thế mà về thì có lẽ bọn tầm bậy kia còn chôn cả mạng chú đi nữa kia.
Sao thím biết?
Từ khi chú Hai cháu đi làm quan ngoài tới nay, chẳng thấy
gửi một đồng tiền nào về nhà, mà lại lấy mất bao nhiêu tiền nhà đem đi. Cháu
xem đấy, bọn đi theo chú thì chồng ở ngoài chưa được mấy lâu mà vợ ở nhà đã hoa
vàng xuyến bạc, trang điểm lộng lẫy. Không phải chúng ở ngoài che mắt chú mà
làm tiền là gì? Thế mà chú cháu cũng để mặc cho chúng làm bậy. Nếu xảy ra chuyện
chẳng lành thì chẳng những mất chức quan của mình, mà cả chức quan của cha ông
để lại cũng mất luôn nữa.
Thím nói cũng phải. Vừa rồi cháu nghe chú bị hặc, cũng sợ
cuống lên. Đến khi dò hỏi rõ ràng mới yên tâm. Cháu cũng muốn chú làm quan ở
kinh yên ổn mấy năm, mới giữ tròn được thanh danh cả đời người. Dầu cụ có nghe
thấy, chắc cũng yên lòng, chỉ cần thím lựa lời nói cho nhẹ nhàng một chút.
Ta hiểu rồi, cháu lại đi dò hỏi thêm nữa xem.
Giả Liễn vâng lời, định ra đi. Bỗng thấy một bà già ở bên
nhà Tiết phu nhân, ra vẻ hoảng hốt, chạy đến. Vào đến nhà Vương phu nhân, bà ta
cũng không hỏi thăm sức khỏe, mà nói ngay:
Bà nhà chúng tôi bảo đến trình với bà lớn ở đây, bên nhà
chúng tôi nguy lắm, lại xảy ra việc rồi!
Vương phu nhân vội hỏi: Có việc gì thế?
Nguy lắm, nguy lắm!
Vương phu nhân hừ một tiếng, bảo:
Đồ lẩm cẩm! Có việc gì quan hệ thì mụ cứ nói ra xem nào?
Cậu Hai nhà tôi đi vắng, không có người đàn ông nào ở
nhà, việc này xảy ra biết làm thế nào! Nhờ bà lớn cho mấy cậu sang lo liệu giùm
cho.
Vương phu nhân nghe nói, chẳng hiểu ra sao, hoảng lên
nói:
Mời các cậu sang để làm gì chứ?
Mợ cả nhà tôi chết mất rồi!
Vương phu nhân nghe nói, nhổ toẹt một cái rồi nói: Cái thứ
đàn bà ấy chết đi thì thôi, có đáng gì mà cũng làm rầm lên như thế?
Không phải chết bình thường mà là chết một cách ám muội.
Nhờ bà lớn mau cho người sang lo liệu hộ.
Bà ta nói xong định chạy về.
Vương phu nhân vừa tức, vừa buồn cười, liền nói: Bà già
này rõ lẩn thẩn! Anh Liễn ạ, anh sang xem, đừng nghe cái mụ ngu ngốc ấy.
Bà già kia không nghe câu “cho người sang”, mà chỉ nghe
“đừng nghe mụ ấy”, liền đâm giận, bỏ chạy về.
Bên này Tiết phu nhân đang lúc cuống quít, chờ mãi không
thấy ai đến. Vừa thấy bà già về, bà ta hỏi ngay: Dì sai ai đến?
Bà già thở dài:
Người ta khi có việc nguy cấp mới biết. Bà con thân thiết
xem chừng cũng chẳng ăn thua gì. Dì chẳng những không chịu giúp đỡ nhà ta mà
còn mắng tôi là ngu ngốc.
Tiết phu nhân nghe nói vừa tức vừa hoảng, liền bảo:
Dì không nhìn thì cô nói thế nào?
Dì đã không nhìn thì chắc rằng cô nhà ta lại càng không
nhìn nốt, nên tôi không đến nói.
Tiết phu nhân nhổ toẹt một cái và nói:
Dì là người ngoài. Cô là con ta, sao lại không nhìn được.
Bà già nghe nói mới nhớ ra: Phải rồi! Đã thế thì để tôi
đi nói.
Đang nói thì thấy Giả Liễn đến chào Tiết phu nhân, ngỏ lời
hỏi thăm rồi nói:
Thím cháu nghe nói mợ nó mất đi, hỏi bà già không rõ gì cả.
Thím cháu rất sốt ruột, sai cháu sang hỏi lại cho rõ ràng, và bảo cháu ở đây lo
dùm, nên như thế nào, dì cứ nói để liệu.
Tiết phu nhân đang tức, ngồi khóc thầm, nghe Giả Liễn
nói, vội vàng trả lời:
Thật làm phiền cậu. Tôi đã nói dì đối đãi với tôi rất tử
tế nhưng mụ già ấy nói không rõ, suýt nữa làm hỏng việc. Mời cậu ngồi xuống, để
thong thả tôi nói cho cậu nghe.
Đoạn lại nói tiếp:
Không có việc gì khác, chỉ vì con dâu tôi chết không phải
bình thường!
Chắc là vì chú em mang tội, mợ ta buồn giận mà chết chứ
gì?
Nếu được như thế thì đã phúc! Mấy tháng trước đây, ngày
nào nó cũng cứ đi chân không, bỏ xoã tóc làm như con điên. Sau nghe em cậu77 bị
tội chết, nó có khóc một trận, nhưng sau đó lại bôi son đánh phấn. Tôi nói thì
nó làm ầm lên. Không chịu nổi nên tôi cứ để mặc. Hôm gần đây không biết tại
sao nó bảo con Hương Lăng đến ở chung với nó. Tôi bảo nó: “Mày có con Bảo Thiềm
rồi, còn gọi con Hương Lăng làm gì? Vả lại mày vẫn không thích con Hương Lăng,
tội gì mà làm cho thêm tức giận?” Nó nhất định không nghe. Tôi không biết làm
thế nào, đành phải bảo Hương Lăng tới phòng nó. Tội nghiệp con Hương Lăng,
không dám cưỡng lời tôi, phải mang bệnh mà đến. Ai ngờ nó đãi Hương Lăng rất tốt,
tôi cũng vui mừng. Cô em của cậu78 biết thế liền nói: “Chỉ sợ
chẳng phải tốt thật đâu”. Tôi cũng không để ý. Mấy hôm đầu, Hương Lăng ốm nằm,
nó tự tay đi nấu canh cho Hương Lăng ăn. Không ngờ Hương Lăng vô phúc, vừa bưng
canh thì tay nó bị bỏng, vỡ cả bát canh. Tôi chắc rằng nó sẽ giận lây Hương
Lăng. Nhưng nó không giận rồi tự lấy chổi quét sạch, múc nước chùi đất. Hai đứa
vẫn tử tế với nhau như thường. Chiều hôm qua, nó lại bảo con Bảo Thiềm làm hai
bát canh để ăn chung với Hương Lăng. Cách một lúc thấy bên nhà nó ồn lên. Con Bảo
Thiềm hoảng hốt kêu to. Sau đó con Hương Lăng cũng kêu và vịn tường đi ra gọi
người. Tôi vội vàng sang thì thấy con dâu tôi lỗ mũi con mắt đều chảy máu, đang
vật vã giữa đất, hai tay cào bụng, hai chân giãy đành đạch, làm cho tôi chết
khiếp đi được. Tôi xem bộ dạng thì rõ là nó uống phải thuốc độc. Bảo Thiềm liền
khóc lên và níu lấy Hương Lăng, nói là Hương Lăng bỏ thuốc độc giết chết mợ nó.
Tôi xem Hương Lăng không phải là người như thế. Vả chăng nó ốm, dậy cũng không
được, làm sao mà bỏ thuốc độc giết người được. Khốn nỗi, con Bảo Thiềm cứ nói
chắc chắn như thế. Cậu Hai xem, tôi làm thế nào bây giờ. Tôi đành phải bảo bọn
bà già trói con Hương Lăng lại, giao cho con Bảo Thiềm và khoá trái cửa phòng lại.
Tôi và em hai cậu79 ngồi giữ suốt đêm, chờ cho bên phủ mở cửa mới
đi nói được. Cậu Hai ạ! Cậu là người thông hiểu, việc này bây giờ làm thế nào
đây?
Giả Liễn nói: Bên nhà họ Hạ đã biết chưa?
Cũng phải xử trí thế nào cho rõ ràng đã rồi mới báo tin
cho họ được.
Theo tôi thì việc này phải báo quan mới xong. Chúng ta cố
nhiên là nghi cho con Bảo Thiềm. Nhưng người ta sẽ hỏi tại sao con Bảo Thiềm lại
bỏ thuốc độc giết chết cô nó. Nếu mà gán cho Hương Lăng thì đáng còn có lý.
Đang nói chuyện thì thấy bọn con gái hầu ở bên phủ Vinh
đi vào thưa:
Mợ Hai chúng tôi đến đấy!
Giả Liễn tuy là anh chồng, nhưng vì hai bên đã biết nhau
từ lúc nhỏ, nên cũng không cần tránh. Bảo Thoa vào chào mẹ và Giả Liễn, rồi vào
nhà trong ngồi với Bảo Cầm.
Tiết phu nhân theo vào, đem chuyện vừa rồi nói lại cho Bảo
Thoa nghe, Bảo Thoa liền nói:
Nếu bắt trói Hương Lăng thì ra mình cũng nói Hương Lăng bỏ
thuốc giết người à? Mẹ nói canh ấy do Bảo Thiềm nấu thì nên trói nó lại mà hỏi,
một mặt cho người báo tin với nhà họ Hạ; một mặt đi báo quan mới phải.
Tiết phu nhân nghe nói có lý, liền hỏi Giả Liễn. Giả Liễn
nói:
Em Hai nói rất phải. Việc báo quan thì tôi phải đi, phải
dặn trước những người bộ hình thì khi khám nghiệm và lấy khẩu cung họ mới giúp
đỡ mình. Còn việc trói Bảo Thiềm, tha Hương Lăng thì hơi khó.
Tiết phu nhân nói: Không phải là tôi muốn trói Hương
Lăng, nhưng sợ Hương Lăng trong khi ốm lại bị oan, hoảng lên mà tự tử, thì lại
thêm một nhân mạng nữa, nên mới trói mà giao cho Bảo Thiềm, đó cũng là có ý.
Giả Liễn nói: Tuy nói như vậy, nhưng làm như thế thì lại
hoá ra mình giúp cho Bảo Thiềm rồi. Nếu tha thì tha cả; trói thì trói cả; vì ba
người ấy ở chung một chỗ. Chỉ nên sai người yên ủi riêng Hương Lăng là được.
Tiết phu nhân liền sai người mở cửa đi vào. Bảo Thoa sai
mấy người đàn bà theo đến giúp sức trói Bảo Thiềm.
Lúc đó, thấy Hương Lăng đã khóc lóc, chết đi sống lại.
Còn Bảo Thiềm thì hớn hở đắc ý, sau nó thấy người ta định trói mình thì gào
lên, nhưng người phủ Vinh quát nạt, rồi trói lại và mở cửa ra để sai người
trông nom cho tiện.
Người tin cho nhà họ Hạ cũng đã đi. Nhà họ Hạ trước kia
không ở trong kinh, nhân vì gần đây cảnh nhà sa sút, lại nhớ con gái nên mới dọn
vào ở kinh. Người cha đã mất, chỉ còn có mẹ, lại lập tự Hạ Tam là một đứa tầm bậy,
phá sạch cơ nghiệp. Hắn cũng thường đến nhà họ Tiết. Kim Quế vốn là người dâm
đãng, chịu cảnh phòng không sao nổi. Chị ta ngày ngày tơ tưởng Tiết Khoa không
được, nên có vẻ như người đói không chọn thức ăn. Nhưng khốn nỗi, Hạ Tam lại là
một thằng ngốc, tuy có hiểu biết ít nhiều, nhưng cũng chưa dám ăn nằm với nhau.
Vì thế, Kim Quế thường về nhà, giúp hắn ít nhiều tiền bạc.
Hôm đó, Hạ Tam đang mong Kim Quế về, thì thấy người nhà họ
Tiết đến, bụng hắn nghĩ thầm: “Chừng lại mang cái gì về đây?” Không ngờ nghe
nói là cô uống thuốc độc chết, hắn liền nổi nóng, kêu gào ầm ĩ. Mẹ Kim Quế nghe
nói cũng vừa khóc vừa gào:
Con gái ta ở nhà nó vô duyên vô cớ, tại sao lại uống thuốc
độc?
Bà ta vừa kêu vừa khóc, rồi cùng người con đi ngay không
chờ thuê xe nữa. Họ Hạ nguyên là một nhà buôn bán, nay không có tiền thì còn giữ
sĩ diện gì. Con bà ta chạy trước, còn bà ta thì cùng một bà già ăn mặc rách rưới
ra khỏi cửa, dọc đường phố, vừa khóc vừa kêu rồi thuê một cái xe xộc xệch đi thẳng
đến nhà họ Tiết. Vào nhà, bà ta cũng chẳng bắt chuyện với ai, liền gọi: “Con
ơi, con hỡi!” và bắt đền người.
đến phòng con gái, thì thấy chị ta đầy mặt máu đen, nằm sóng sượt trên giường. Bà ta liền khóc và gào ...
Lúc đó Giả Liễn còn đến bộ hình nhờ người ta giúp đỡ, ở
nhà chỉ có Tiết phu nhân, Bảo Thoa và Bảo Cầm, họ chưa bao giờ thấy cái cảnh tượng
như thế, nên đều khiếp sợ không dám lên tiếng. Muốn nói phải chăng với bà ta,
nhưng bà ta không chịu nghe, cứ một mực nói:
Con gái tôi ở nhà bà có được sung sướng gì đâu? Hai vợ chồng
nó bấy nay cứ sớm tối đánh chửi nhau như mổ bò. Các người lại không để cho hai
vợ chồng nó ở một chỗ, bàn cách đem rể tôi nhốt vào nhà giam, lâu ngày không thấy
mặt nữa. Mẹ con các người có bà con tốt, hưởng sung sướng đã đành, sợ để nó đấy
gai mắt, nên sai người đánh thuốc giết chết nó đi, rồi nói là nó uống thuốc độc!
Con tôi làm sao mà lại uống thuốc độc?
Vừa nói bà ta vừa đâm bổ đến trước mặt Tiết phu nhân. Tiết
phu nhân đành phải lùi lại sau, nói:
Bà thông gia này! Bà hãy nhìn con một chút, hỏi lại con Bảo
Thiềm rồi hãy nói nhảm cũng chưa muộn!
Bảo Thoa và Bảo Cầm vì có đứa con nuôi họ Hạ ở ngoài nên
không tiện ra can ngăn, bênh vực, chỉ ở trong nhà hoảng hốt.
May sao Vương phu nhân cho vợ Chu Thụy đến trông nom. Mụ
vừa vào cửa, trông thấy một bà già, đang chỉ vào mặt Tiết phu nhân vừa khóc vừa
mắng. Vợ Chu Thụy biết là mẹ Kim Quế, liền chạy lại nói:
Đây là bà thông gia đấy à? Mợ cả uống thuốc độc có can gì
đến bà dì chúng tôi đâu? Bà không được làm ầm ĩ như thế!
Mẹ Kim Quế hỏi: Bà là ai?
Tiết phu nhân thấy có người, mạnh dạn hơn, liền nói:
Bà này người bên phủ Giả, là bà con chúng tôi đấy.
Ai không biết nhà bà có bà con nương tựa. Có như thế mới
bắt thằng rể tôi vào nhà giam được chứ? Không lẽ bây giờ để cho con gái tôi chết
oan hay sao?
Nói đến đó, bà ta liền nắm lấy Tiết phu nhân mà bảo:
Bà giết con gái tôi bằng cách nào, để cho tôi xem! Vợ Chu
Thụy khuyên:
Bà cứ đi xem, không cần phải lôi lôi kéo kéo nữa.
Rồi mụ giơ tay đẩy ra. Con nuôi họ Hạ liền chạy lại,
quát:
Nhà mụ cậy thế bên phủ Giả, đến đánh mẹ tôi à?
Nói xong, nó vác ghế ném một cái, nhưng không trúng. Bọn
người theo hầu Bảo Thoa nghe bên ngoài làm ồn lên, vội vàng ra xem, sợ vợ Chu
Thụy bị lép vế, đều kéo bè, nửa khuyên nửa quát. Mẹ con nhà họ Hạ nổi khùng
lên, nói:
Biết thế lực của phủ Vinh rồi đấy! Nhưng con gái nhà
chúng tao đã chết rồi, giờ đây chúng tao không cần gì đến tính mạng nữa.
Nói xong, chúng định chạy lại liều mạng với Tiết phu
nhân. Người ở đấy tuy nhiều nhưng không sao cản nổi. Đúng như người xưa nói: “Một
người liều mạng, muôn người khó chống”. Đang lúc gay go thì Giả Liễn dẫn bảy
tám tên gia nhân đến. Trông thấy thế, Giả Liễn bảo kéo con họ Hạ ra và nói:
Các ngươi không được làm càn, có điều gì cứ nói tử tế.
Mau mau dọn dẹp trong nhà, các quan trong bộ hình sắp đến khám nghiệm rồi đấy.
Mẹ Kim Quế đang hung hăng, chợt thấy Giả Liễn đến quát nạt,
mọi người đều buông tay đứng hầu. Bà ta thấy tình hình này cũng không biết Giả
Liễn là người nào ở bên phủ Giả. Lại thấy con mình đã bị mọi người tóm lấy, và
nghe nói bộ hình sắp đến khám. Bà ta vốn định hễ thấy xác của con là trước hết làm
cho một trận tan nát rồi mới đi kêu oan. Không ngờ ở đây họ đã đi báo quan trước,
nên bà ta cũng non đi ít nhiều.
Tiết phu nhân khiếp sợ, đâm ra ngơ ngác, vợ Chu Thụy nói:
Bọn họ đến, không nhìn con gái họ mà lại dày vò dì. Chúng
tôi có lòng tốt đến khuyên, lại có một tên đầu bò ở đâu chạy đến, đánh bậy, nói
bậy ở giữa chỗ các mợ. Thì ra không còn có phép vua gì nữa.
Giả Liễn nói:
Giờ đây không cần nói lý với nó nữa, chỗc nữa sẽ đánh nó
và hỏi: đàn ông thì có chỗ của đàn ông. Trong này đều là các cô các mợ cả, vả
có mẹ nó rồi lại không nhìn được chị nó hay sao? Nó chạy vào đây để mà ăn cướp
à?
Bọn người nhà vừa đổ vừa tìm cách đe nẹt nó. Vợ Chu Thụy
cậy có nhiều người, liền nói:
Bà Hạ! Bà không hiểu gì cả? Đã đến đây bà cũng nên hỏi
cho rõ đen trắng chứ? Cô gái nhà bà tự mình uống thuốc độc mà chết, không thì
cũng là con Bảo Thiềm giết chết chủ nhà. Tại sao bà không hỏi rõ ràng, không
nhìn xác chết con gái mà đã vu vạ cho người ta? Không lẽ chúng tôi lại chịu cho
con dâu tự nhiên vô cớ mà chết oan hay sao? Hiện nay đã bắt Bảo Thiềm trói lại
rồi. Vì cô gái nhà bà muốn lây bệnh, gọi Hương Lăng đến ở chung một nhà, cho
nên cả hai người đều bị bắt giữ lại ở đây. Chúng tôi vẫn định chờ bà đến chính
mắt trông thấy bộ hình khám nghiệm rồi hỏi cho ra manh mối mới được!
Bà mẹ Kim Quế lúc bấy giờ thế cô, đành phải theo vợ Chu
Thụy đến phòng con gái, thì thấy chị ta đầy mặt máu đen, nằm sóng sượt trên giường.
Bà ta liền khóc và gào. Bảo Thiềm thấy người nhà nó đến, cũng gào lên:
Cô nhà ta có bụng tốt đối với con Hương Lăng, bảo nó ở
chung, ai ngờ nó lại thừa dịp thuốc chết cô!
Lúc đó, người nhà họ Tiết đều ở đấy, liền đồng thanh quát
bảo: Nói nhảm! Hôm qua mợ ăn phải canh mới bị chết. Canh ấy không phải là mày nấu
hay sao?
Bao Thiềm nói: Canh thì do tôi nấu, khi bưng lên, tôi có
việc đi ra, không biết Hương Lăng dậy bỏ gì vào trong ấy.
Bà mẹ Kim Quế chưa nghe nói hết, đã vội chạy lại chỗ
Hương Lăng. Mọi người ngăn lại. Tiết phu nhân liền nói:
Xem bộ dạng này thì bị thạch tín thuốc chết đấy. Vật này
trong nhà quyết không có, bất luận là Hương Lăng hay Bảo Thiềm thế nào cũng có
đứa mua cho nó. Chốc nữa ra bộ hình hỏi, sẽ không chối được. Giờ hãy đem con
dâu đặt nằm ngay ngắn để quan đến khám.
Bọn bà già tới sửa sang ngay ngắn. Bảo Thoa nói: Chốc nữa
toàn là đàn ông vào đấy. Các bà hãy đi thu xếp các đồ dùng của phụ nữ lại.
Khi xem thì thấy dưới nệm giường có cái gói giấp vo tròn
thành một cục. Bà mẹ Kim Quế trông thấy, liền nhặt lên mở ra xem, thấy không có
gì, liền vứt đi. Bảo Thiềm trông thấy, nói:
Bằng cứ ở đây rồi! Tôi biết gói giấy ấy: Mấy hôm trước
đây, chuột phá dữ lắm, mợ về bên nhà nhờ cậu tìm cho, đem về để trong hộp đồ
trang sức. Chắc là Hương Lăng trông thấy, rồi dùng nó để thuốc chết mợ. Nếu
không tin thì các bà xem trong hộp trang sức xem còn có nữa không?
Bà mẹ Kim Quế nghe lời nói của Bảo Thiềm, lấy hộp ra thì
chỉ có mấy cái trâm bạc. Tiết phu nhân liền nói:
Tại sao những đồ trang sức khác đâu không còn nữa?
Bảo Thoa gọi người mở rương và tủ ra, đều trống không, liền
nói:
Đồ đạc của chị, ai lấy đi thế? Cái này thì phải hỏi Bảo
Thiềm mới được.
Bà mẹ Kim Quế trong bụng hơi lo, thấy Tiết phu nhân tra hỏi
Bảo Thiềm, liền nói:
Đồ đạc của cô nó, nó biết sao được.
Vợ Chu Thụy nói: Bà đừng nói thế. Tôi biết cô Bảo ngày
nào cũng ở cạnh mợ cả, sao lại không biết?
Bảo Thiềm thấy hỏi găng quá, chối quanh cũng không được
đành phải nói:
Mợ thường mang về bên nhà, tôi giữ được à? Mọi người liền
nói:
Giỏi thật! Phỉnh lấy của con gái hết rồi, bảo con tự tử để
vu vạ cho chúng tôi? Giỏi thật! Chốc nữa, quan khám xong có hỏi, chúng tôi cứ
nói như thế.
Bảo Thoa bảo người nhà:
Ra ngoài kia, nói với cậu Hai Liễn. Đừng có thả người nhà
họ Hạ ra. Trong này bà mẹ Kim Quế cuống lên, liền mắng Bảo Thiềm:
Con ranh kia đừng có nói nhảm, cô đem đồ đạc về nhà bao
giờ thế? Bảo Thiềm nói:
Giờ đây đồ đạc là việc nhỏ, đền mạng cho cô là việc lớn.
Bảo Cầm nói: Có đồ đạc là có người đền mạng. Mau mau nói
với anh Hai Liễn hỏi cho rõ việc con nhà họ Hạ mua thạch tín, để chốc nữa trả lời
với bộ hình cho tiện.
Bà mẹ Kim Quế hoảng hốt nói: Con Bảo Thiềm nhất định là bị
quỉ ám, nói nhảm, nói bậy. Cậu nhà ta có mua thạch tín bao giờ? Nói như thế,
thì nhất định là Bảo Thiềm thuốc chết đấy!
Bảo Thiềm tức quá, kêu ầm lên:
Người khác vu vạ cho tôi đã đành, sao bà cũng vu vạ cho
tôi? Nhà bà chẳng đã thường nói với cô tôi rằng: chẳng tội gì mà chịu khổ, phá
cho nó một trận. Người mất, của hết, rồi cứ cuốn đồ đạc vào một gói, đi lấy chồng
khác tốt hơn. Bà có nói câu ấy không?
Bà mẹ Kim Quế còn chưa trả lời, thì vợ Chu Thụy đã nói
ngay:
Đấy là người nhà bà nói đấy nhé, còn chối đằng trời.
Bà mẹ Kim Quế tức quá, nghiến răng nghiến lợi, mắng Bảo
Thiềm:
Tao đối xử với mày không đến nỗi tệ bạc, sao mày dám
buông lời định chôn chết tao? Chốc nữa hầu quan, tao sẽ nói là mày thuốc chết
cô đấy!
Bảo Thiềm tức trợn mắt, nói: Xin bà lớn thả Hương Lăng
ra, không việc gì mà làm tội oan người khác. Lúc hầu quan tôi sẽ có cách nói.
Bảo Thoa bắt được đầu mối, liền sai người thả Bảo Thiềm
ra, và nói:
Chị là người sáng suốt, linh lợi, tội gì mà chịu oan. Có
việc gì thì cứ nói trắng ra cho mọi người rõ, có phải là xong việc không?
Bảo Thiềm cũng sợ đến cửa quan sẽ chịu khổ, liền nói:
Mợ cả chúng tôi ngày nào cũng oán trách, nói: “Mình thế
này, làm sao lại gặp phải bà mẹ đui mắt, không gả mình cho cậu Hai, lại gả cho
con người u mê bậy bạ ấy? Nếu mà được ở chung với cậu Hai một ngày, thì có chết
cũng cam!” Hễ nói đến đó mợ lại giận Hương Lăng. Ban đầu tôi cũng chẳng để ý,
sau thấy mợ thân mật với Hương Lăng, tôi tưởng là Hương Lăng bày vẽ gì cho mợ ấy
rồi. Không ngờ việc nấu canh hôm qua có dụng ý không tốt.
Bà mẹ Kim Quế nói chẹn ngay:
Lại càng nói nhảm! Nếu nó muốn thuốc Hương Lăng, sao lại
thuốc lấy mình? Bảo Thoa liền hỏi: Chị Hương Lăng, hôm qua chị có ăn canh
không?
Hương Lăng nói:
Mấy hôm trước đây, tôi ốm không cất đầu dậy được, mợ bảo
tôi ăn canh, tôi không dám nói không ăn, vừa định gượng dậy thì bát canh đã đổ
mất, lại làm cho mợ phải dọn dẹp khó khăn, trong lòng tôi áy náy mãi. Hôm qua,
nghe gọi tôi ăn canh, tôi ăn không được, không biết làm thế nào, lúc đang định
ăn thì đầu lại choáng váng. Thấy chị Bảo Thiềm bưng đi, tôi đang mừng thầm, vừa
nhắm mắt thì mợ ăn canh và bảo tôi nếm thử, tôi cũng cố gắng nuốt hai ngụm.
Hương Lăng nói chưa xong thì Bảo Thiềm đã đỡ lời:
Phải rồi, tôi nói thật ra thôi. Hôm qua mợ bảo tôi làm
hai bát canh, nói là để ăn chung với Hương Lăng. Tôi tức quá, nghĩ bụng: “Hương
Lăng là cái thứ gì mà mình phải nấu canh cho nó ăn?” Tôi cố ý bỏ thêm mắm muối
vào một bát, làm dấu sẵn: chính là để cho Hương Lăng ăn. Tôi vừa định bưng lên
thì mợ ngăn lại, bảo ra ngoài gọi đứa bé thuê chiếc xe, hôm nay về bên nhà. Tôi
đi ra nói xong trở về, thì thấy cái bát nhiều muối để trước mặt mợ. Tôi sợ để mợ
ăn thấy mặn thì lại mắng tôi. Đang lúng túng không biết làm thế nào thì mợ đi
ra, tôi nhân khi mợ sơ ý không nhìn thấy, liền đánh tráo bát canh chỗ Hương
Lăng qua chỗ mợ. Thật cũng là số mệnh xui nên như thế. Mợ trở vào cầm bát canh
đến bên giường Hương Lăng, quát: “Mày phải nếm một tý chứ?” Hương Lăng cũng
không biết mặn, hai người đều ăn xong. Tôi còn cười Hương Lăng miệng không biết
mùi gì, ai ngờ cái mợ chết tiệt ấy muốn thuốc Hương Lăng, chắc chắn là nhân lúc
vắng tôi, mợ rắc thạch tín vào, cũng không biết là tôi đánh tráo bát. Thật là:
“Lẽ trời rõ rệt, mình lại tự hại mình vậy!”
Mọi người nghe nói, nghĩ lại trước sau, thật là không sai
một chút nào, liền thả Hương Lăng ra, đỡ cho cô ta nằm lên giường như trước.
Bà mẹ Kim Quế có tật giật mình, việc lại rõ ràng, còn
toan chối cãi. Bọn Tiết phu nhân mỗi người một điều, định bắt con bà ta đền mạng
cho Kim Quế.
Đang lúc lời qua tiếng lại ồn ào thì Giả Liễn ở ngoài kêu
lên:
Không cần nói nhiều làm gì, mau mau thu xếp cẩn thận,
quan lớn bộ hình sắp đến đấy.
Mẹ con họ Hạ hoảng sợ, nghĩ rằng đường nào mình cũng phải
chịu thiệt, bất đắc dĩ quay lại xin với Tiết phu nhân:
Muôn ngàn điều không phải, cũng là do con gái tôi hư
thân. Đó là tự nó làm nó chịu, nếu để bộ hình khám nghiệm thì thể diện nhà ta
cũng khó coi. Xin bà thôi việc ấy đi cho!
Bảo Thoa nói:
Cái đó không được, đã cáo quan rồi, làm sao mà thôi được?
Bọn vợ Chu Thụy vừa dọa vừa khuyên:
Nếu muốn thôi việc, chỉ có cách bà Hạ tự mình đứng ra xin
đừng khám, chúng tôi không nói gì phải trái là thôi.
Giả Liễn ở ngoài cũng dọa thằng con. Thằng này tình nguyện
đến gặp quan bộ hình, làm giấy cam kết xin đừng khám.
Mọi người đều bằng lòng. Tiết phu nhân sai người mua quan
tài chôn cất Kim Quế. Giả Vũ Thôn được thăng chức phủ doãn ở kinh và coi luôn
việc thu thuế. Một hôm Vũ Thôn đi khám đất ruộng khai khẩn ở ngoài Kinh Đô, dọc
đường qua huyện Tri Cơ, đến bến Cấp Lưu, đang định đi đò sang bờ bên kia, nhưng
chờ dân phu nên tạm dừng kiệu lại. Vũ Thôn thấy bên đường có một toà miếu nhỏ,
tường vách sụp đổ, để lộ ra mấy cây thông già, xem bộ cũng xanh um cổ kính, ông
ta xuống kiệu, thong thả đi vào, thấy trong miếu tượng thần đã bị tróc mất lớp
sơn trên mình, nhà cửa xiêu vẹo, một bên bia đá đã vỡ, dấu chữ lờ mờ, xem không
rõ nữa. Ông ta định đi ra sau miếu thì thấy có một cây bách xanh biếc, dưới có
một gian nhà tranh, trong nhà có một vị đạo sĩ, đang nhắm mắt ngồi nhập định.
Vũ Thôn lại gần thì thấy người này diện mạo rất quen, mường tượng hình như đã gặp
ở nơi nào, nhưng nghĩ không ra. Người đi theo định quát. Vũ Thôn ngăn lại, rồi
thong thả đi tới nơi, gọi:
Vị đạo sĩ già ơi!
Đạo sĩ hé mở hai mắt, khẽ cười và nói: Quan lớn có việc
gì?
Tôi từ Kinh Đô ra tra xét công việc, dọc đường qua đây,
thấy vị đạo sĩ già yên lặng tu hành, có vẻ đắc đạo, chắc là đạo hạnh sâu rộng.
Tôi muốn đánh bạo xin ngài dạy bảo.
Đến có chỗ đến, đi có phương đi.
Giả Vũ Thôn gặp lại Chân Sĩ Ẩn.
Vũ Thôn biết người này chắc có lai lịch gì đây, liền vái dài một cái và hỏi:
Đạo sĩ già bắt đầu đi tu từ đâu mà làm nhà ở đây? Miếu
này tên là gì? Trong miếu cả thảy có mấy người? Hoặc muốn tu thật, thiếu gì núi
cao? Hoặc muốn kết duyên sao không chọn chỗ đường lắm ngã?
“Hồ Lô”80 còn có thể yên mình, hà tất phải
làm nhà ở núi cao. Miếu mất tên đã lâu, bia vỡ còn đấy, hình bóng theo nhau, hà
tất phải tu hành mộ hoá81. Có phải như bọn “Ngọc giấu đáy hòm chờ
giá bán, thoa nằm trong hộp đợi thời bay” đâu82.
Vũ Thôn vốn là người thông minh, ban đầu nghe nói hai chữ
"Hồ lô", sau lại nghe câu “thoa, ngọc”, chợt nhớ đến việc Chân Sĩ Ẩn,
lại ngắm nghía kỹ người đạo sĩ một hồi nữa, thấy dung mạo của ông ta vẫn giống
như trước, liền đuổi người đi theo ra, và hỏi:
Ngài có phải là Chân lão tiên sinh không?
Đạo sĩ kia mỉm cười, và nói:
“Chân” là gì, “Giả” là gì. Phải biết rằng “Chân” tức là
“Giả”, “Giả” tức là “Chân”. Vũ Thôn nghe nói đến chữ “Giả”, càng không nghi ngờ
gì nữa, liền lại vái chào và nói:
Học sinh này từ khi nhờ tiên sinh khảng khái giúp đỡ, vào
kinh may mắn thi đậu, được bổ nhậm ở quý huyện, mới biết lão tiên sinh đã thoát
nơi phàm tục, lên đến cõi tiên. Học sinh tuy băn khoăn tưởng nhớ, nhưng nghĩ
mình là kẻ tục, lại ở chốn phong trần, không thể nào được thấy mặt tiên. May
sao lại gặp ở đây, xin tiên ông dạy bảo cho kẻ ngu muội này. Nếu được tiên ông
đoái đến, học sinh xin thờ phụng để sớm tối được nghe lời dạy bảo.
Vị đạo sĩ kia đứng dậy đáp lễ, nói:
Bần đạo ngoài cái chiếu bồ ra, không còn biết trong thiên
hạ này có vật gì. Những điều quan lớn nói vừa rồi, bần đạo này không hiểu gì cả.
Nói xong, lại ngồi xuống như trước.
Vũ Thôn trong lòng ngờ vực, nghĩ thầm: “Nếu không phải là
Sĩ Ẩn thì sao diện mạo nói năng giống hệt như thế? Từ khi cách biệt đến nay đã
mười chín năm, mà sắc mặt như cũ, chắc là ông ta tu luyện thành công cho nên
không chịu nói rõ việc trước. Nhưng mình đã gặp ân nhân, không thể để lỡ mất dịp.
Xem chừng thì không thể lấy việc giàu sang làm cho ông ta động lòng, còn về
chuyện vợ con, lại càng không cần nói nữa”.
Vũ Thôn nghĩ rồi. lại nói: Tiên sư đã không chịu nói rõ
việc trước, trong lòng kẻ học sinh này sao đành được?
Vũ Thôn đang định nói thì thấy người nhà vào thưa:
Trời sắp tối, mời quan lớn mau mau qua sông.
Vũ Thôn bối rối chưa biết nghĩ sao, thì người đạo sĩ kia
nói:
Mời quan lớn mau qua bờ bên kia, sẽ có lúc gặp mặt, chậm
trễ thì sẽ nổi sóng gió. Nếu quả có lòng tưởng đến thì ngày khác bần đạo này sẽ
xin chờ ở bến đò để nói chuyện.
Nói xong, ông ta nhắm mắt lại, ngồi im.
Vũ Thôn chẳng có cách gì, đành phải cáo từ đi ra. Đang định
đi qua đò, thì thấy một người chạy đến như bay.
Chú thích.
[←77]
Tức Tiết Bàn.
[←78]
Tức Bảo Thoa.
[←79]
Tức Bảo Cầm.
[←8r0]
Cái bầu. Ở đây có ý nhắc
đến cái miếu Hồ Lô mà Vũ Thôn trọ trước kia.
[←r81]
Mộ hoá là một danh từ đạo
Phật, nghĩa là tìm người có duyên tu hành, có khi chỉ việc tìm kiếm vật chất.
[←82]
Hai câu thơ cũ của Giả
Vũ Thôn ngâm hồi ở trong miếu Hồ Lô (xem hồi một).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét