Đoạn mở đầu của truyện, vừa thể hiện sự chân tình, "Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết/ Cay đắng mười năm khéo lạ lùng." của tác giả vừa độc đáo, thể hiện tầm vóc của tác phẩm. Tiểu thuyết cổ điển thường sử dụng cách kể chuyện tuyến tính chứ không phức tạp, nhiều biến thể như tiểu thuyết hiện đại.
"Hồi thứ nhất này là hồi mở đầu của cuốn sách.
Người làm sách xin nói: “Trải qua quãng đời mộng ảo, nên có ý giấu những việc thực, mượn chuyện “Hòn đá thiêng” mà viết ra bộ Thạch đầu ký này; vì vậy tôi đặt nhân vật của tôi là Chân Sĩ Ẩn.... Trong sách chép việc gì? Người nào? Người làm sách lại xin nói: “Nay tôi đã sống cuộc đời gió bụi, không làm nên trò trống gì. Chợt nghĩ đến những người con gái ngày trước cùng sống với tôi, so sánh kỹ lưỡng, thấy sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn tôi. Tôi đường đường là bậc tu mi, lại chịu kém bạn quần thoa, thực rất đáng thẹn! Bây giờ hối cũng vô ích, biết làm thế nào! Tôi nghĩ trước kia được ơn trời, nhờ tổ, mặc đẹp, ăn ngon, mà phụ công nuôi dạy của cha mẹ, trái lời răn bảo của thầy bạn, đến nỗi ngày nay một nghề không thành, nửa đời long đong, nên muốn đem những chuyện đó chép thành một bộ sách bày tỏ với mọi người. Tôi biết rằng mang tội rất nhiều. Nhưng trong khuê các còn biết bao người tài giỏi, tôi không thể nhất thiết mượn cớ ngu dại muốn che giấu lỗi mình, để cho họ bị mai một. Cho nên, đám cỏ lều tranh, giường tre bếp đất, cùng cảnh gió sớm trăng chiều, sân hoa thềm liễu, đều thúc giục tôi thực hiện lòng mong ước dúng bút mực viết ra lời. Dù tôi học ít, hạ bút không viết nên văn, tôi cũng chẳng ngại gì mượn lời nôm na thêu dệt bày tỏ ra đây câu chuyện để mua vui cho mọi người. Vì vậy tôi lại đặt nhân vật là Giả Vũ Thôn...”.
Đó là đầu đề và ý chính của hồi này. Mở đầu cuốn truyện, thấy câu phong trần mơ người đẹp, chắc ai cũng biết người viết sách vốn chỉ ghi chép những chuyện bạn bè, tình tứ trong khuê các, chứ không có ý chửi đời. Tuy có một vài chỗ nói đến nhân tình thế thái, nhưng đó là bất đắc dĩ, mong độc giả nhớ cho.
Lẵng dẵng trên đời khéo khổ công,
Tiệc tùng rốt cuộc chỉ là không.
Muôn trò mừng tủi đều hư ảo,
Một giấc xưa nay rõ viển vông.
Vạt thắm nào riêng người đẫm lệ,
Tình ngây còn vướng hận ôm lòng.
Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết,
Cay đắng mười năm khéo lạ lùng.
Độc giả! Các bạn bảo sách này do đâu mà ra? Nói nguồn gốc nó thì dáng như hoang đường; nhưng xem kỹ rất thú vị."
Sự phát triển của hội họa cổ điển Trung Quốc, luôn luôn và chưa bao giờ tách rời bối cảnh văn hóa theo từng thời đại, đồng thời mang tính kế thừa và phát huy rất cao, mà trong đó 3 yếu tố Thi – Thư – Họa như một sự đồng nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật, tương hỗ và làm nổi bật nhau lên. Xuất phát từ điểm này, thấm đẫm trong mình rất nhiều dòng chay văn học, đặc biệt ấn tượng với tuyển phẩm văn chương “Hồng Lâu Mộng”, Lưu Đán Trạch đã lấy họa để vẽ lại và làm nổi bật lên những nhân vật trong kiệt tác văn học này.
Thành tựu nghệ thuật của một họa gia, một nghệ sỹ được đánh gia từ nhiều khía cạnh, trong đó có phông văn hóa cũng là một thước đo nói lên được nhiều điều xuyên suốt tư tưởng, ý đồ sáng tác nghệ thuật của tác giả. Là một họa gia, nhưng cũng là một nhà thơ, ông quan niệm “thi cao ư họa”, nhưng dưới cây bút lông của mình khi vẽ nên những bức tranh, ta lại thấy điều đó như hòa làm một, trong thơ có họa mà trong họa hình như có cả nguồn thơ.
Nhắc đến Hồng lâu mộng, khán giả nhớ đến nàng Đại Ngọc mong manh, nhớ đến nàng Phượng “ớt” sắc sảo, và không thể nào quên những ca khúc sâu lắng, được sử dụng xuyên suốt bộ phim.
Đại đa số các bài hát được sử dụng trong Hồng lâu mộng đều được phổ lời dựa trên các bài thơ mà tác giả Tào Tuyết Cần đã viết. Nhưng quan trọng hơn cả, người viết nhạc và làm nhạc Vương Lập Bình đã thổi vào hồn thơ những nốt nhạc đầy tình ý và tâm huyết. Thơ và nhạc, dù được viết cách nhau hàng thế kỷ, vẫn như có thể hòa vào làm một. Các bài hát như Táng hoa ngâm, Uổng ngưng mi, Chung thân ngộ… đã trở thành những ca khúc kinh điển gắn với Hồng lâu mộng. Sau này, nhiều phiên bản khác của Hồng lâu mộng không thể có được âm nhạc đạt đúng chất của tác phẩm như thế.
Khúc mở đầu
Cách đây gần 30 năm, Hồng lâu mộng 1987 đến với khán giả và ngay lập tức gây ấn tượng mạnh bởi khúc nhạc mở đầu không lời. Đoạn nhạc Hồng lâu mộng dẫn khúc được tấu lên, lồng trong hình ảnh hòn đá chông chênh giữa đất trời, gợi cho người xem về nỗi cô đơn, chống vắng, bấp bênh và tàn lụi giữa cuộc đời. Đó cũng là tinh thần chung bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Hồng lâu mộng.
Uổng ngưng mi
Uổng ngưng mi (Hoài công biết nhau) là ca khúc dành riêng cho hai nhân vật chính Bảo Ngọc và Đại Ngọc, nhạc Vương Lập Bình, lời thơ của Tào Tuyết Cần.
Cũng giống như nhiều ca khúc khác của Hồng lâu mộng, Uổng ngưng mi mang nỗi buồn mênh mang, da diết, nói về đôi tình nhân lỡ làng hữu duyên, vô phận. “Một bên hoa nở vườn tiên, một bên ngọc đẹp không hoen ố màu. Bảo rằng chẳng có duyên đâu, thì sao lại được gặp nhau kiếp này? Bảo rằng sẵn có duyên may, thì sao sau lại đổi thay lời nguyền?...” là những ca từ nói về mối tình của Bảo Ngọc – Đại Ngọc. Những tưởng cặp đôi thanh mai trúc mã sẽ nên duyên cầm sắt, nhưng vì những âm mưu toan tính, những áp đặt của lề lối phong kiến, mà kết thúc trong bi kịch.
Táng hoa ngâm
Táng hoa ngâm (Khúc hát chôn hoa) là ca khúc được sử dụng trong đoạn phim Đại Ngọc chôn hoa, khóc thương hoa – một trong những cảnh quay đắt giá nhất của Hồng lâu mộng.
Lời nhạc, ý thơ nhẹ nhàng, buồn mang mác khiến người xem không khỏi ngậm ngùi, thương những cánh hoa tàn, thương nàng Đại Ngọc mong manh, và cả phận nữ nhi long đong trong xã hội phong kiến. “Chôn hoa ai bảo mộng mơ, sau này ta chết ai là người chôn”… mang một sức ám ảnh lớn, khiến nhiều năm khán giả vẫn không thể quên được bài hát này.
Nhà soạn nhạc cho biết, trong số các ca khúc mà ông đã sáng tác cho Hồng lâu mộng, Táng hoa ngâm đã lấy đi của ông 1 năm 9 tháng để suy nghĩ, viết nhạc, làm bản phối và là ca khúc ông tâm đắc nhất.
Thông minh lụy
Thông minh lụy (Cái lụy thông minh) là ca khúc được phổ lời dựa trên bài thơ cùng tên mà Tào Tuyết Cần đã viết, nói về tính cách và số phận của nàng Vương Hy Phượng trong phủ nhà họ Giả.
Sắc sảo, thông minh, tài cán, nàng là hạng quần thoa nhi nữ mà không kém gì trang hải hán nam tử. Nhưng cuối cùng, trong vòng xoáy của xã hội phong kiến, nàng vẫn phải chịu một kết cục thương đau. Người đời tự hỏi, nếu nàng không thông minh như thế, liệu số phận của nàng sẽ ấm êm hơn?
“Việc đời tính rất thông minh; việc mình, mình tính phận mình vẫn sai… Vừa vui vẻ đã âu sầu, đời người biến đổi biết đâu mà lường…” lồng trong điệu nhạc buồn nhưng có phần mạnh mẽ hơn những ca khúc khác của Hồng lâu mộng, đã phần nào khắc họa rõ hơn tính cách, con người và số phận của nàng Phượng “ớt”.
Tình Văn ca
Tình Văn ca là ca khúc dành riêng cho nàng a hoàn sắc sảo, thông minh, sống trong bùn lầy, bị người đời hãm hại mà vẫn sáng mãi một tấm tình thanh bạch. Ca khúc có giai điệu trẻ trung, vui tươi hơn so với những bài hát khác, trong khi lời ca là bài thơ viết dành riêng cho nàng Tình Văn: “Trăng trong khó gặp, mây đẹp dễ tan; Lòng sao cao quý, phận lại hèn…”
Phân cốt nhục
Phân cốt nhục (Cốt nhục phân ly) là ca khúc làm nền cho cuộc đời của nàng tiểu thư khuê các Thám Xuân. Trong số các tiểu thư nhà họ Giả, Thám Xuân là cô gái thông thạo văn thơ, sâu sắc và cá tính, nhưng luôn mặc cảm với phận làm con vợ lẽ. Sau này, Thám Xuân bị gả đi lấy chồng xa, phục vụ những mục đích chính trị của thời phong kiến, vĩnh viễn không được gặp lại gia đình.
Phân cốt nhục được tấu lên trong trường đoạn Thám Xuân mặc áo tân nương, cúi lậy cha mẹ, lên thuyền đi xa, lòng đầy ai oán biết rằng đây sẽ là lần ra đi không có sự trở về trong cuộc đời nàng.
Trích bất tận, tương tư huyết lệ phao hồng đậu Khai bất hoàn, xuân liễu xuân hoa mãn hoạch lâu Thuỵ bất ổn, sa song phong vũ hoàng hôn hậu Vong bất liễu, tân sầu dữ cựu sầu Yến bất há, ngọc lạp kim ba ế mãn hầu Chiếu bất tận, lăng hoa kính lý hình dung sấu Triển bất khai để my đầu Nhai bất minh để canh lậu Nha! Kháp tiện tự: già bất trú để thanh sơn ẩn ẩn Lưu bất đoạn để lục thuỷ du du.
Dịch nghĩa
Nhỏ không dứt, dòng huyết lệ tương tư rơi xuống như những hạt đậu đỏ Nở không trọn, liễu xuân, hoa xuân khắp chốn lầu son Ngủ không yên, mưa gió bên ngoài màn song sau buổi hoàng hôn Quên chẳng được, sầu mới lẫn sầu cũ Nuốt chẳng trôi, những gạo ngọc miệng vàng nghẹn đầy cổ họng (ko nuốt được) Soi chẳng hết, hình dung gầy võ trong gương hoa ấu Đầu mày giương chẳng mở Canh khuya cứ lần lữa không sáng A! Vừa đúng như: non xanh thấp thoáng không ngăn lại được Nước biếc mênh mang trôi đi không ngừng
Đậu đỏ (hồng đậu) là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca Trung Quốc, dùng để chỉ nỗi nhớ nhau. Thơ Tương tư của Vương Duy:
Hồng đậu sinh nam quốc, Xuân lai phát kỷ chi, Nguyện quân đa thái biệt, Thử vật tối tương ti (tư).
Bài này của Giả Bảo Ngọc, nằm trong hồi 28.
Bản dịch của nhóm Vũ Bội Hoàng
Bao giờ hết, giọt lệ tương tư rơi đỏ ngòm, Bao giờ nở, xuân về hoa liễu trước lầu son, Nằm trằn trọc, song the, mưa gió buổi hoàng hôn. Nghĩ vẩn vơ, mối sầu mới cũ cùng đổ dồn! Nuốt không trôi, rượu vàng gạo ngọc nào biết ngon, Soi không rõ, đứng trước gương lăng mặt héo hon! Nét ngài cau cau lại, Giọt đồng hồ dồn dập hơn. Chao ôi! Nào khác gì: trôi đi, nước biếc dòng man mác, Dừng lại, non xanh bóng chập chờn.
Triển bất khai đích mi đầu nhai bất minh đích cánh lậu nha!
恰 便 似 遮 不 住 的 青 山 隐 隐
Kháp tiện tự già bất trú đích thanh sơn ẩn ẩn.
流 不 断 的 绿 水 悠 悠
Lưu bất đoạn đích lục thủy sầu sầu
.绿 水 悠 悠 绿 水 悠 悠
Lục thủy sầu sàu, lục thủy sầu sầu.
Dịch nghĩa:
Bài ca đậu đỏ
Lời thơ: Tào Tuyết Cần
Huyết lệ tương tư nhỏ hoài không dứt, đậu đỏ vứt rồi
Nở chưa đều khắp, liễu xuân, hoa xuân đầy lầu vẽ.
Giấc ngủ không thành, cửa sổ buông màn, gió mưa hoàng hôn theo đến.
Chưa nguôi được sầu cũ lại chất chồng thêm sầu mới.
Dẫu hạt ngọc vàng ròng nuốt cũng không trôi , nghẹn đầy ứ họng.
Soi vào mặt kính không thấy rõ hình dung tiều tụy.
Mắt mở không ra, chịu mờ thêm ánh lệ.
Dịp may không giữ lại, bóng non xanh mờ ẩn.
Dòng nước biếc buồn buồn trôi chảy mãi.
Nước biếc sầu dâng, nước biếc sầu dâng!
Dịch thơ:
Vì lượng nghĩa trong mỗi câu quá nhiều, có câu không thể dịch rút ngắn thành một câu nên chúng tôi tạm phân câu và dịch thành thơ Việt như sau:
Bài ca đậu đỏ
Lệ máu tương tư cứ nhỏ hoài.
Đậu hồng đã bỏ, biết còn ai?
Hoa xuân tơ liễu bên lầu vẽ
Như biết lòng người, chưa nở sai.
Giấc ngủ không yên, cửa kín màn
Hoàng hôn chậm đến, gió mưa chan.
Sầu chưa nguôi được thêm sầu mới.
Rượu ngọc cơm vàng chả thiết ăn.
Soi gương nào thấy rõ hình mình.
Tiều tụy gầy hao, nỗi khổ tình.
Mắt mở không ra, mờ ánh lệ.
Dịp may mờ ẩn bóng non xanh.
Nước biếc đẫm sầu trôi chảy mãi.
Sầu dâng ! nước biếc tiếp sầu dâng !
* HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch
*Chú thích:
1) Nguyên tác Hồng đậu khúc là lời thơ của Tào Tuyết Cần trong tác phẩm Hông lâu mộng được Vương Lập Bình phổ nhạc để hát theo nội dung phim. Đây là bài ca mà Giả Bảo Ngọc (nhân vật chính trong HLM) đã hát lên trong một buổi tiệc để nhớ người yêu là Lâm Đại Ngọc.
2) Hồng đậu: Đậu hồng, Việt nam ta chỉ gọi đậu đỏ, là hình ảnh tượng trưng cho lòng nhớ nhau (cho sự tương tư của nam nữ). Theo phong tục ở đất Giang Nam khi người ta xa nhau, họ thường cài đậu hồng trên tóc để tỏ lòng nhớ nhau. Khi đậu hồng bị vứt bỏ là biểu hiện lòng không còn nhớ nhau nữa. Đây là hình ảnh đã trở thành ẩn dụ trong văn họcTrung Quốc, xuất hiện từ thời nhà Đường.
Mỗi thời có một lời mời, và mỗi thời có một nhân vật của nó. Giờ đây nhìn lại, mới thấy rõ tại sao đầu thập niên 80, Dương Thu Hương lại thu hút đến thế.
Tôi cố gắng lắm cũng chỉ đọc được mấy tác giả hồi ấy làm mưa làm gió trên văn đàn được dăm chục trang, cùng lắm trăm trang. Toàn nói những cái gỉ cái gì. Ví dụ Nguyễn Mạnh Tuấn Đứng trước biển, Nguyễn Khắc Phê Những cánh cửa đã mở, và nhất là một nhà văn sau này thấy nhiều người ca ngợi nhưng nuốt không trôi, là Ngô Ngọc Bội.
Được viết ra liên tục trong khoảng mươi năm gần đây, các truyện ngắn của Dương Thu Hương thường miêu tả đời sống qua trường hợp của những con người ở lứa tuổi khoảng 30-40.
Thời thanh niên sôi nổi của họ đã trôi qua trong chiến tranh.
Từ các đơn vị quân đội, thanh niên xung phong chiến đấu ở chiến trường trở về (hoặc không đi đâu xa, nhưng nếm trải mọi vất vả ngay trên quê hương hậu phương), họ có nhiều chỗ giống nhau, chẳng hạn bề ngoài không còn cái vẻ trẻ trung mau mắn như trước nữa.
"Làn da mầu hồng tươi tắn xưa kia đã sạm lại, xanh mét. Cặp môi đỏ mọng cũng nhợt nhạt khô đi. Mái tóc dày đen nhánh giờ thưa hẳn…". – Nhân vật chính trong Một bờ cây đỏ thắm như vậy, mà nhiều nhân vật khác cũng vậy.
Chỉ riêng có những ao ước, những hy vọng ở họ là vẫn còn, nếu không nói là có phần mãnh liệt hơn bao giờ hết!
... lời văn nhẹ nhàng cho ta cảm giác xa xôi nhưng gần gũi ... Cái "Nhớ" của Vũ Bằng thật da diết, thật nồng nàn nhưng vương vấn đâu đây những xót xa!
"... Từ tháng giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhuỵ thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước nữa. Đó là mùa “lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó”: trên các cành bàng, lá non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây đầu đâu thì vào khoảng này cũng trổ lá non nhưng chụm lại với nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết. Cũng như người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết, chỉ vào khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non xanh màu cốm giót dún dẩy đu đưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng, vẫy gọi…"
Vũ Bằng
Hoa Xoan - tranh ĐặngTiến
Mùa Hoa Xoan - 2017 Tranh ĐặngTiến
BUỔI SÁNG TRÊN CÁNH ĐỒNG Sơn dầu, 115cmx145cm, 2019
Buổi sáng yên tĩnh.
Chềeu Mường Hịch (120x150cm) 2020
Dang Tien - Chiều Mai Hịch, 80x100cm 2018
ĐặngTiến, Sương sớm 100x120cm, 2017
Mai Châu mùa hoa xoan Đặng Tiến
Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân
THUNG LŨNG XANH - Sơn dầu, 90cmx120cm, 2021
Sương tan, Oil (90x100cm) 2020
Nắng xuân Mường Hịch
Sáng xuân Mường Hịch
Quán nước bên đường 80x100
Đang là mùa Xuân- sơn dầu 100x100cm-2017, DangTien