Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

IX. SÔNG NGÒI KHU VỰC TÂY NAM BỘ (ĐBSCL)


Sông Gành Hào

 

IX. SÔNG NGÒI KHU VỰC TÂY NAM BỘ (ĐBSCL):


1. Tại Long An: 

Sông Vàm cỏ (Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây), Sông xoài Rạp thuồc hệ thống Sông Đồng Nai.

1.1. Sông Trà: 

Trà là một con sông nhỏ chạy giữa hai tỉnh Long An và Tiền Giang.Sông được bắt đầu từ từ rạch Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang chảy tới địa phận xã Đồng Sơn, Gò Công Tây và xã Thanh Vĩnh Đông, Châu Thành, Long An. Từ đây sông chảy ngoằn ngoèo theo hướng đông đổ ra sông Vàm Cỏ. Sông có chiều dài khoảng 12km, làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Châu Thành, Long An và Gò Công Tây, Tiền Giang.

1.2. Rạch LáNgã ba sông Vàm Cỏ Ngã kênh Chợ Gạo.

1.3. Rạch Kỳ Hôn. Ngã ba kênh Chợ Gạo Ngã ba sông Tiền.

1.4. Kênh Thủ Thừa: Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông  đến Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây.

1.5. Rạch Ông Lớn: Ngã ba kênh Tẻ Ngã ba kênh Cây Khô.

1.6. Kênh Cây Khô: Ngã ba sông Cần Giuộc Ngã ba rạch Ông Lớn.

1.7. Kênh Nước Mặn: Ngã ba kênh Nước Mặn - Cần Giuộc Ngã ba kênh Nước Mặn –Vàm Cỏ.


1.8. Kênh Bo Bo: Kênh Bo Bo bắt nguồn từ một nhánh kênh ở xã Bình Thành, huyện Đức Huệ, chảy dọc theo hướng Đông Nam, qua địa bàn huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Kênh Bo Bo cắt ngang rạch Cây Sơn, kênh Bà Giãi và kênh Trà Cú. Đây là nguồn cung cấp nước và tuyến giao thông thuỷ quan trọng của huyện,kênh có chiều dài 30km và chiều rộng 8m.


1.9. Kênh Bảy Thước: Kênh Bảy Thước bắt nguồn từ một con kênh khác ở xã Vĩnh Bửu, huyện Tân Hưng. Phần lớn chiều dài chảy qua địa bàn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, phía Bắc Kênh Dương Văn Dương. Kênh nối liền Kênh Nguyễn Văn Tiếp với sông Vàm Cỏ Tây. Điểm gặp sông Vàm Cỏ Tây thuộc địa bàn xã Thạnh Phú, huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An. Đây cũng là nguồn cung cấp nước tưới và tuyến giao thông thủy của huyện Tân Thạnh.


1.10. Kênh Dương Văn Dương: Kênh Dương Văn Dương là con kênh lớn nhất chảy qua địa bàn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. mang tên anh hùng liệt sĩ Dương Văn Dương (trước đó, dòng kênh dài gần xuyên suốt vùng Đồng Tháp Mười có tên là kênh La Grandière, sau khi ông Dương Văn Dương hy sinh tại Bến Tre, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truy phong ông hàm thiếu tướng và lấy tên ông đặt cho con kênh này). Kênh nối liền với các kênh Đông Điền, kênh Nguyễn Văn Tiếp và kênh Bắc Đông ở huyện Thạnh Hoá. Dẫn nước ngọt từ sông Tiền về phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của huyện. Đây cũng là tuyến giao thông thủy quan trọng nhất của huyện, song song với đường tỉnh 837. Thông qua hệ thống kênh Đông Điền-Dương Văn Dương-Bắc Đông, thuyền bè có thể qua lại từ sông Tiền đến sông Vàm Cỏ Tây rất thuận lợi.


Kênh Nguyễn Văn Tiếp giao với Kênh 10.

1.11. Kênh Nguyễn Văn Tiếp: Kênh Nguyễn Văn Tiếp (trước là kênh Cậu Mười Hai) cắt ngang Đồng Tháp Mười, nối liền sông Vàm Cỏ Tây với sông Tiền. Kênh Dương Văn Dương chạy tới Gãy Cờ Đen thì giao thủy với kênh Tháp Mười rồi ăn thông với kênh Nguyễn Văn Tiếp (Kênh Dương Văn Dương song song với kênh Nguyễn Văn Tiếp).


2. Tại Tiền Giang:

- Sông Tiền Giang, Sông Rạch Gầm, Sông Soài Rạp, Sông Mỹ Tho thuộc hệ thống Sông Mê Kông.

- Sông Bảo Định, Sông Trà, Sông Gò Công, Sông Vàm cỏ, Sông Vàm Cỏ Đông, Sông Vàm Cỏ Tậy thuộc hệ thống Sông Đồng Nai.

Sông Bảo Định & Chợ Mỹ Tho 1905

2.1. Sông Bảo Định:

- Tục gọi là kênh Vũng Gù, Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, sông này chỉ là một con mương đào (hào) là thủy lộ nối liền rạch Vũng Gù với rạch Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang.Đến năm 1819 được vua Gia Long cho nạo vét và nó trở thành con kênh đào đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Thời Pháp thuộc, sông Bảo Định lại là con kênh đầu tiên ở Nam Bộ được dùng phương tiện cơ giới là chiếc xáng múc để nâng cấp dòng chảy. Kể từ khi hoàn thành, sông Bảo Định luôn giữ một vai trò quan trọng về các mặt: quân sự, thủy lợi, giao thông và cung cấp một phần nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng.

- Trước khi có sông Bảo Định, tại đây đã có rạch Vũng Gù ở về phía Đông Bắc, chảy từ sông Vàm Cỏ Tây đến xóm Thị Cai; và rạch Mỹ Tho ở về phía Nam, chảy từ sông Tiền tới Bến Tranh (vì bán tranh lợp nhà, nay là chợ Lương Phú thuộc xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo). Khoảng giữa, tức từ xóm Thị Cai đến Bến Tranh thuộc thôn Lương Phú, là ruộng vườn liên tiếp.

- Năm Ất Dậu (1705), vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu, Vân Trường hầu Nguyễn Cửu Vân đem quân sang bình định đất Chân Lạp. Xong việc, để phòng giữ miền biên cảnh và vùng đất Mỹ Tho, được tạo lập và phồn vinh từ thời Dương Ngạn Địch (một võ tướng nhà Minh chạy sang xin thần phục Đại Việt thời chúa Nguyễn Phúc Tần) đến coi quản, Nguyễn Cửu Vân cho đắp một chiến lũy dài từ Thị Cai đến Bến Tranh. Bên ngoài lũy, ông còn cho đào một hào sâu rộng nối liền rạch Vũng Gù (Tân An) và rạch Mỹ Tho. Sau một thời gian dài, con mương (hào) xưa bị bùn cỏ tích tụ gây cạn lấp, thuyền lớn đi đến đây phải đợi nước lên đầy mới đi được.

- Ngày 28 tháng giêng (âm lịch) năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long đã sai quan trấn thủ Định Tường là Bửu Thiện hầu Nguyễn Văn Phong lo việc nạo vét và nới rộng dòng chảy này. Công trình khởi công ngày 23 tháng 2 năm 1819 và kết thúc ngày 28 tháng 5 năm 1819. Vua Gia Long cho đặt tên là Bảo Định hà (sông Bảo Định), và cho phép Huỳnh Công Lý được dựng bia ghi công ở bên bờ kênh gần chợ Thang Trong. Năm Ất Tỵ (1835), vua Minh Mạng cho đổi tên lại là Trí Tường giang (sông Trí Tường), có tạc bia đá dựng nơi bờ sông thôn Phú Kiết. Đời vua Thiệu Trị, không rõ năm nào, lại đổi tên thành sông An Định. Đến khi quân Pháp sang xâm lấn Việt Nam, họ lại cho đổi tên là Arroyo de la Poste (kênh Bưu Điện).

- Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là sông Bảo Định hay kênh Trạm (vì trên bờ sông có đặt trạm để chuyển công văn của triều Nguyễn và sau nữa là của Pháp).


2.2. Sông Rạch Gầm:

- Sông Rạch Gầm là một con sông nhỏ tại tỉnh Tiền Giang. Sông được bắt đầu tại một phân lưu của sông Tiền thuộc địa phận xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy. Từ đây sông qua xã Long Trung-Cai Lậy, xã Vĩnh Kim-huyện Châu Thành và đổ ra sông Tiền tại địa phận xã Kim Sơn-Châu Thành cách cầu Rạch Miễu khoảng 15km về hướng đông. Sông có chiều dài khoảng 30km, lòng sông nhỏ hẹp.

- Nơi đây là vị trí của trận thuỷ chiến nổi tiếng năm 1785 giữa Đại Việt và Xiêm, trận Rạch Gầm - Xoài Mút.


2.3. Sông Gò Công:

- Sông Gò Công là một con sông nhỏ tại tỉnh Tiền Giang. Sông được bắt đầu từ một con rạch nhỏ tại huyện Gò Công Tây, chảy vào thị xã Gò Công tại địa phận xã Long Chánh, thị xã Gò Công. Từ đây sông chảy theo hướng tây bắc nhập với sông Trà và đổ ra sông Vàm Cỏ.

- Sông có chiều dài khoảng 12km, một đoạn ngắn làm thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây, đoạn còn lại chảy trong huyện Gò Công Đông.


3. Tại Bến Tre:

- Sông Ba Lai, Sông Bến Tre, Sông Cổ Chiên, Sông Hàm Luông, Sông Mỹ Tho thuộc Hệ thống Sông Mê Công.

- Sông khác tại Bến Tre có Sông Bến Tre.


Một góc thành phố Bến Tre nhìn từ sông Bến Tre

3.1. Sông Bến Tre:

- Sông Bến Tre là một con sông nhỏ tại tỉnh Bến Tre.Sông bắt đầu từ xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm, chảy quanh co theo hướng tây bắc đến địa phận thị xã Bến Tre thì chia làm hai nhánh, một nhánh theo hướng bắc đổ ra sông Ba Lai tại ngã tư An Hoá, một nhánh theo hướng tây-nam đổ ra sông Hàm Luông tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre.

- Sông có chiều dài khoảng 30km, là tuyến đường thuỷ nội tỉnh quan trọng của Bến Tre.


4. Tại Vĩnh Long.

- Sông Hậu, Sông Cổ Chiên thuộc hệ thống Sông Mê Công.

- Sông khác tại Vĩnh Long có Sông Mang Thít.



Cầu Mới (cầu Mang Thít) qua sông Mang Thít ở Q. Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, 1968

Nay không còn. Cầu hiện nay ở cùng vị trí trên QL53 là Cầu Măng Thít, tục gọi cầu Mới, ở gần chợ Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long,

4.1. Sông Mang Thít:

- Sông Mang Thít, còn gọi là sông Măng Thít hay sông Mân Thít, là một con sông nhỏ, dài khoảng 47 km, nối sông Tiền (nhánh Cung Hầu, Cổ Chiên) với sông Hậu, chảy trên địa phận tỉnh Vĩnh Long.

- Sông là ranh giới tự nhiên giữa các huyện Tam Bình và Mang Thít ở bờ bắc với các huyện Trà Ôn và Vũng Liêm ở bờ nam. Con sông này từng là ranh giới hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh (Vĩnh Bình), khi hai huyện Trà Ôn và Vũng Liêm còn thuộc tỉnh Trà Vinh.

- Sông Mang Thít là một nhánh của sông Hậu, không chỉ là một tuyến đường thủy quan trọng của cả đồng bằng sông Cửu Long mà còn có trữ lượng thủy sản lớn, cung cấp nguồn phù sa dồi dào; cho gạo thơm, trái ngọt đồng thời cung cấp diện tích mặt nước cho nghề nuôi cá bè đạt năng suất cao.


5. Tại Đồng Tháp:

- Sông Tiền, Sông Hậu thuộc hệ thống Sông Mê Công.

- Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình". Sông Đồng Nai hoà với nước của sông.

- Các sông khác tại Đồng Tháp:

+ Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi tuôn ra biển Đông.

+ Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp.


Sông Bình Di, đoạn chảy qua thị trấn Long Bình của huyện An Phú, An Giang, Việt Nam. Đến đây, con sông này trở thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia.

6. Tại An Giang:

- Các Sông tại An Giang gồm: Sông Bình Di, Sông Châu Đốc, Sông Hậu, Sông Vàm Nao thuộc hệ thống Sông Mekong.

- Các sông khác tại An Giang gồm: Kênh Thoại Hà, Kênh Vĩnh Tế.

- Sông Bình Di: Sông Bình Di là một chi lưu của sông Hậu khi vào địa phận Việt Nam tại huyện An Phú. Bắt nguồn từ biên giới Campuchia, sông Hậu chia làm hai nhánh tại xã Khánh Bình, bao trọn cù lao An Phú rồi hợp lưu lại tại ngã ba sông Châu Đốc. Nhánh nhỏ bên trái gọi là sông Bình Di (hoặc còn gọi là sông Châu Đốc, nhánh lớn bên phải gọi là sông Hậu. Từ nhánh sông nhỏ phía bên trái này, xuôi theo hạ lưu khoảng 7 km sẽ có một nhánh sông nhỏ dẫn vào hồ nước ngọt rộng lớn gọi là Búng Bình Thiên, xuôi tiếp theo hạ lưu khoảng hơn 3 km nữa sẽ đến ngã ba sông Châu Đốc, nơi có cửa khẩu Bắc Đai (xã Nhơn Hội), rẽ trái 25 km là đến thị xã Châu Đốc, rẽ phải là vào địa phận nước Campuchia, hai bên bờ là 2 tỉnh của Campuchia bờ trái là tỉnh Takeo, còn bờ phải là tỉnh Kaldal. Từ ngã ba sông Châu Đốc-Bình Di tại cửa khẩu Bắc Đai theo hướng thị xã Châu Đốc chừng 12 km sẽ có một cửa khẩu Dung Thăng thuộc xã Vĩnh Hội Đông huyên An Phú. Tổng chiều dài sông Bình Di khoảng 33 km, trong đó đoạn đầu tiên chỉ 10 km từ xã Khánh Bình đến địa phận cửa khẩu Bắc Đai (xã Nhơn Hội) có hơn 10 khúc cua kiểu tay áo. Mùa lũ nước chảy xiết, nhiều đoạn lòng sông hẹp nhưng rất sâu. Khu vực này khi nước rút, ở các khúc sông (thường là các hàm ếch ăn sâu vào đất liên, là nơi trú ngụ của nhiều loài đá đặc dụng của sông Mê Kông như: các cóc, ngát, cá tra, cá trèn, cá heo... đó là chưa kể đến các đặc sản phổ biến như cá linh, tôm càng... Đây là một trong những khu vực còn thuần đặc sản nhất của An Giang nói riêng và Mê Kông nói chung.


6. Tại Cần Thơ: Sông Hậu thuộc hệ thống Sông Mekong.

7. Tại Hậu Giang:

- Sông Hậu, Sông Cổ Chiên thuộc hệ thống Sông Mê Công.

- Sông khác tại Vĩnh Long có Sông Mang Thít.

8. Tại Sóc Trăng: Sông Hậu thuộc hệ thống Sông Mekong.

8.1. Sông Mỹ Thạnh:

- Sông Mỹ Thạnh là một con sông nhỏ tại tỉnh Sóc Trăng Sông được bắt đầu từ sông Cổ Cò tại địa phận xã Thạnh Thới Thuận, huyện Mỹ Xuyên, chảy theo hướng đông bắc tới địa phận xã Viên Bình, Mỹ Xuyên đổi sang hướng đông nam và đổ ra biển Đông tại cửa Mỹ Thạnh.

- Sông có chiều dài khoảng 25km, làm ranh giới tự nhiên giữa huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên, giữa huyện Vĩnh Châu và Long Phú.

8.2. Sông Cổ Cò:

- Sông Cổ Cò là một con sông nhỏ tại tỉnh Sóc Trăng Sông được bắt đầu từ kênh Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu, chảy vào Sóc Trăng tại địa phận xã Hoà Tú 2, huyện Mỹ Xuyên. Từ đây sông chảy theo hướng đông bắc và nhập vào sông Mỹ Thạnh tại địa phận xã Thạnh Thới Thuận, huyện Mỹ Xuyên.

- Sông có chiều dài khoảng 25km, làm thành ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu.


9. Tại Bạc Liêu:

- Hệ thống kênh gồm: Kênh Quản Lộ- Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai.

- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu nối với biển bằng cửa Gành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng.


10. Tại Cà Mau:

 
Cầu Năm Căn bắc qua sông Cửa Lớn.      Ảnh: Duy Khải 

10.1. Sông Cửa Lớn:

- Sông Cửa Lớn hay Đại Môn Giang là một con kênh dài 58 km rộng 600 m và sâu 12 m ở tỉnh Cà Mau, nối biển Đông với biển Tây. Con kênh này đầu bên biển Đông là cửa Bồ Đề. Còn đầu bên biển Tây là cửa Mũi Ông Trang, gần mũi Cà Mau. Đoạn từ ngã ba sông Đầm Dơi và sông Cửu Lớn đến cửa Bồ Đề còn được gọi là sông Bồ Đề.

- Đại Môn Giang là ranh giới tự nhiên giữa huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển, tách khu vực cuối cực nam của bán đảo Cà Mau thành một đảo, hiện chưa có cầu bắc qua đây.

- Nước ở đây là nước lợ vì có một số sông nhỏ là sông Đầm Dơi, sông Đầm Chim và sông Cái Ngang đổ nước ngọt vào lẫn nước biển ở kênh này. Sông Bồ Đề là một phân lưu ra biển của sông Cửa Lớn.

- Đại Môn Giang là một nơi khai thác các loại thủy sản nước lợ của cư dân sống quanh khu vực này. Cảng Năm Căn nằm trên sông Cửa Lớn, phía tả ngạn gần thị trấn Năm Căn.


10.2. Sông Bảy Hạp: Sông Bảy Hạp, chảy từ Quản Long (An Xuyên) ra vịnh Rạch Giá ở cửa Bảy Hạp.

10.3. Kênh Cái Nháp: Từ Ngã ba sông Bảy Hạp đến Ngã ba sông Cửa Lớn.

10.4. Sông Gành Hào: Sông Gành Hào, cũng từ Quản Long, nhưng chảy về phía Đông Hải, ra biển ở cửa Gành Hào.

10.5. Sông Bồ Đề: Sông Bồ Đề là một con sông nhỏ tại tỉnh Cà Mau.Sông được bắt đầu tại đoạn giao nhau giữa sông Cửa Lớn và sông Đầm Dơi, tại địa phận xã Tam Giang, huyện Ngọc Hiển. Từ đây sông chảy theo hướng đông nam đổ ra biển Đông. Sông có chiều dài khoảng 10km, hai bên bờ là rừng ngập mặn.


10.6. Sông Trẹm:

- Sông Trẹm (còn gọi là sông Tràm Trẹm) là một chi lưu dài 36 km của sông Ông Đốc, có nguồn là sông Cái Lớn qua kênh Chắc Băng. Sông chảy qua và làm ranh giới của huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) và huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), hội lưu với sông Ông Đốc tại ráp gianh giữa xã Khánh An và xã Hồ Thị Kỷ. Sông Trẹm chia Rừng U Minh thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang. Cầu Vĩnh Thuận trên quốc lộ 63 được khánh thành năm 2002 bắc qua sông Trẹm, nối Cà Mau với Kiên Giang.

- Hệ thống rừng ở đây có gần 300 loài thực vật và động vật phong phú. Khu vườn sưu tập này tựa như một khu rừng nguyên sinh chưa bị tác động của bàn tay con người. Vườn động thực vật Sông Trẹm có tới 30 loài bò sát cùng 21 loài thú rừng lớn nhỏ,chim có 96 loài. Ngoài ra vườn sưu tập động thực vật Sông Trẹm còn du nhập được nhiều loài mới lạ từ các hệ sinh thái khác đem về thuần dưỡng như nai rừng, cá sấu, vượn, gấu, đà điểu... Đặc biệt, đàn đà điểu ở đây phát triển rất tốt, ăn khoẻ, mau lớn. Trong đàn hiện có những con nặng trên 100 kg.

- Sông Trẹm là bối cảnh cho tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm của nhà văn nhà văn Dương Hà và các vở cải lương và phim truyện cùng tên.


10.7. Sông Ông Đốc:

- Sông Ông Đốc hay Sông Đốc là tên một con sông tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Sông dài 58 km, đổ ra vịnh Thái Lan. Hai bên sông có nhiều rạch: rạch Cái Tàu, rạch Giếng, rạch Cui...

- Sông này vốn có tên là Khoa Giang. Tương truyền ngày trước, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh đến đây. Đô đốc thủy binh Nguyễn Văn Vàng đã xin Nguyễn Ánh được mặc hoàng bào để nghi binh cho Nguyễn Ánh trốn. Vị đô đốc này hy sinh; sau này được lập miếu thờ tại vùng này vào năm 1802. Từ đó, sông này được dân gian gọi là sông Ông Đốc.

- Hiện nay thị trấn Sông Đốc đang có thủ tục đề nghị Chính phủ nâng lên thị xã.


11. Tại Kiên Giang:

- Sông Trẹm (10.6).


Kênh Vĩnh Tế đoạn qua xã An Phú,
 bên trái kênh là nhánh dẫn dòng khi kênh chính bị rút nước để phá đá ngầm.

11.1. Kênh Vĩnh Tế:

- Kinh Vĩnh Tế là một con kênh đào nổi tiếng, nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

- Vào năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên, vua Gia Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to vậy.

- Mãi đến tháng 9 năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long mới cho lệnh đào kênh, và công việc được bắt đầu khởi công vào tháng Chạp năm ấy, trải qua mấy giai đoạn trong suốt 5 năm, đến tháng 5 năm Nhâm Thân (1824), dưới triều vua Minh Mạng mới xong.

- Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam- Campuchia, từ bờ tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu cùng với hai ông là Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên (1763-1831), Điều Bát Nguyễn Văn Tồn (1763–1820). Sau có thêm Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt (1764-1832) cùng hai Phó tổng trấn là Trương Tấn Bửu, Trần Văn Năng và Thống chế Trần Công Lại góp sức.

- Sau khi lên ngôi, năm 1822, vua Minh Mạng lập tức ra lệnh cho Tổng trấn Lê Văn Duyệt huy động thêm nhiều dân binh thi công suốt ngày đêm. Cho nên khi tin vui về đến Huế, vua Minh Mạng rất đổi mãn nguyện vì nối được chí cha, liền sắc khen thưởng, dựng bia ở núi Sam và ở bờ kênh mới đào để ghi nhớ thành quả to lớn này. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua cho đúc Cửu đỉnh để làm quốc bảo và tượng trưng cho sự miên viễn của hoàng gia, hình kênh Vĩnh Tế được chạm khắc vào Cao đỉnh.

- Kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6 thước (3m) và hiện nay nhờ nhiều lần nạo vét, nên đã sâu hơn nhiều.



Kênh Thoại Hà đoạn chảy qua thị trấn Núi Sập

11.2. Kênh Thoại Hà:

- Kênh Thoại Hà (hay kênh Thụy Hà, kênh Tam Khê, kênh Đông Xuyên,Đông Xuyên Cảng đạo) nối liền Thoại Sơn (An Giang) với Rạch Giá (Kiên Giang), là một công trình thoát lũ đầu tiên của nhà Nguyễn ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Năm 1817, khi Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, thấy việc giao thông thương mại ở vùng đất này gặp nhiều khó khăn do phải đi vòng đường biển thật bất tiện. Và cũng nhận thấy cần phải khơi nguồn để tháo bớt một phần nước lụt của sông Hậu ra biển Rạch Giá. Vì hai lẽ đó, ông đã nghĩ ngay đến việc phải đào một con kênh.

- Kênh khởi công vào đầu năm 1818, nối rạch Đông Xuyên (nay là sông Long Xuyên) ở Tam Khê  với ngọn Giá Khê, Rạch Giá (Kiên Giang). Kênh đào xong, ông được vua Gia Long khen ngợi và cho phép Ông lấy tên mình để đặt tên cho con kênh mới đào là Thoại Hà và núi Sập là Thoại Sơn.

- Để đánh dấu một công trình nhiều ý nghĩa này, Thoại Ngọc Hầu cho soạn một bài văn khắc vào bia đá. Đầu bia chạm to hai chữ Thoại Sơn. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), ông long trọng làm lễ dựng bia tại miếu thờ Sơn thần (nay là ngôi đình thờ ông làm Thành Hoàng) bên triền núi Sập.


Một đoạn sông Cái Lớn, đoạn thông ra biển Tây. Ảnh: Lục Tùng

11.3. Sông Cái Lớn:

- Sông Cái Lớn là một con sông lớn tại tỉnh Kiên Giang. Sông được bắt nguồn từ rạch Cái Lớn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây - bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.

- Sông có chiều dài khoảng 60km, chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa các huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận, An Biên và giữa huyện Châu Thành, An Biên.


11.4. Sông Giang Thạnh: Sông Giang Thạnh phát nguyên từ Campuchia vào Việt Nam ở đỉnh Bắc tỉnh Kiên Giang, đổ ra vịnh Rạch Giá ở Hà Tiên.


11.5. Sông Cái Bé: Sông Cái Bé cũng  phát nguyên từ tỉnh Hậu Giang đổ ra biển ở Rạch Giá.

1 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa