Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

C. HỆ THỐNG KÊNH ĐÀO MIỀN TÂY

 

C. HỆ THỐNG KÊNH ĐÀO MIỀN TÂY: 


Miền Tây Nam bộ có một hệ thống kênh đào chằng chịt, nối các sông lớn nhỏ thành một hệ thống thủy lộ và thủy nông quan trọng. Những kênh đào chính có thể liệt kê theo thứ tự địa dư từ Long An xuống tới Cà Mau như sau:

- Kênh Kỳ Hương, Mười Hai (Long An).

- Kênh Xáng An Long, Tháp Mười, Đồng Tiến (Đồng Tháp).

- Kênh Vĩnh Tế, Thần Nông, Ba Thê, Tri Tôn (An Giang).

- Kênh Mỹ Tho, Thương Mãi (Tiền Giang).

- Kênh Bốn Tổng, Kênh Cái Sắn, Kênh Thốt Nốt (An Giang - Cần Thơ).

- Kênh Lấp Vò, (Đồng Tháp).

- Kinh Hà Tiên - Rạch Giá, Rạch Giá - Thất Sơn, Rạch Giá - Long Xuyên, Cán Gáo (Kiên Giang).

- Kênh An Trường (Vĩnh Long).

- Kênh Long Vĩnh (Trà Vinh).

- Kênh Ô Môn, Kênh Xà No, Kênh Phụng Hiệp (Cần Thơ - Hậu Giang).

- Kênh Trèm, Cái Lớn (Hậu Giang - Cà Mau).

- Kênh Khánh Hưng, Quan Lộ - Phụng Hiệp, Cai Xe (Sóc Trăng).

- Bạc Liêu: Kênh Canh Đền - Quan Lộ, Quan Lộ - Bạc Liêu, Phước Long - Vĩnh Mỹ, Quan Lộ - Gia Rai, Trèm - Hộ Phòng, Gành Hào - Gia Rai, Kênh Tắc Vân.

- Cà Mau: Kênh Kiểm Lâm, Kênh Cà Mau - Gia Rai, Kênh Lương Thế Trân, Kênh Hộ Phòng - Gành Hào, Kênh Bảy Hạp - Gành Hào, Kênh Tắt - Năm Căn.


D. HỆ THỐNG SUỐI NHIỆT KHOÁNG VIỆT NAM: 

Theo đặc tính hóa chất, các suối nhiệt khoáng sulfat nằm rải rác trên các vùng cao nguyên Tây-Bắc và  Bắc Bộ, các suối nhiệt khoáng bicarbonate lại xuất hiện từ vùng cao nguyên phía Tây Trường Sơn và đồng bằng Nam Bộ:

- Loại suối sulfat calci và magné ở Yên Báy, Sơn La.

- Loại suối clorure natri, sulfure calci và magné ở Sơn La và Ninh Bình.

- Loại suối sulfure hydro và natri ở Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu.

- Loại suối bicarbonate calci ở Lào Kay, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên, và miền Nam Trung phần.

- Loại suối carbonate natri như suối Vĩnh Hảo, sông Châu Cát ở Bình Thuận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét