Hệ thống Sông ngòi Việt Nam
Ở Việt nam do điều kiện mưa nhiều đã tạo ra một số lượng sông suối rất lớn, tới khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông ra biển. Các sông lớn ở việt nam thường bắt nguồn từ bên ngoài, phần trung du và hạ du chảy trên đất việt nam. Hầu hết các sông ở việt nam chảy theo hướng tây bắc-đông nam và đổ ra biển Đông. Ngoại lệ có sông Kỳ Cùng và Bằng Giang chảy theo hướng đông nam-tây bắc.
Do các sông bắt nguồn
từ các núi cao nên sông ở thượng lưu rất dốc. Chính vì vậy vào mùa mưa sông
chảy xiết, khi chảy về đồng bằng, sông uốn khúc quanh co.
Việt Nam Có 9 hệ thống sông lớn trải từ Bắc vào Nam gồm:
III. HỆ THỐNG SÔNG HỒNG:
Hệ thống sông hồng là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam. Hệ thống
sông hồng có rất nhiều phụ lưu, hai phụ lưu quan trọng nhất là Sông Đà và Sông
Lô. Hai phụ lưu chính này cùng với các phụ lưu khác tạo thành mạng lưới sông
hình rẻ quạt và hội tụ tại việt trì. Chính dạng mạng lưới sông này đã tổ hợp lũ
các phụ lưu vói lũ của dòng chính để gây nên những trận lũ lớn ở đồng bằng bắc
bộ.
1. Sông Hồng:
- Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km với lưu vực
143.700 Km² (55.483 mi²) bắt nguồn từ dãy núi Hoành Đoạn, Nguy
Sơn, Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc chảy vào Việt Nam qua các tỉnh Lào Cai, Yên
Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và đổ ra
biển Đông tại cửa Ba Lạt giữa hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Đoạn chảy trên
đất Việt Nam dài 510 km tính từ ngã 3 Nậm Thi đến cửa Ba Lạt.
- Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà, hay sông Cái. Đoạn chảy trên
lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã
Giang. Đoạn chảy qua Phú Thọ gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ
Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.
- Dòng chính (chủ lưu) của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy
Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ
vùng núi huyện Tường Vân. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua
huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái và người Cáp Nê (Hani) (ở Việt Nam gọi
là người Hà Nhì).
- Đến biên giới Việt - Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km;
đoạn thì sang bên lãnh thổ Việt Nam, đoạn thì sang bên lãnh thổ Trung Quốc.
Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung
(huyện Bát Sát), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành
phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, khi về xuôi sông qua
phía đông thủ đô Hà Nội, cuối cùng đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa
hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
- Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông
Đà, sông Lô; đến lượt sông Lô có phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm. Ở Trung
Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm
Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số
sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào
Việt Nam.
- Các phân lưu chính của Sông Hồng có:
+ Phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải
Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải
Phòng). Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình.
+ Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay
Ninh Cơ), xuôi về hạ lưu lai có hai sông nối sông Hồng và sông Đáy là sông Phủ
Lý và sông Nam Định.
2. Nậm Thi:
Sông Nậm Thi chạy quanh phía Bắc tỉnh Lào Cai, đồng thời là ranh
giới tự nhiên Việt Nam với Trung Quốc. Nước sông quanh năm trong xanh, là nguồn
cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước của thành phố Lào Cai. Sông Nậm Thi
hợp lưu với sông Hồng ngay tại biên giới giữa thành phố Lào Cai và Trung Quốc.
Sông Hồng sau khi được Nậm Thi hợp lưu thì chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Thác
Tà Lâm là ngọn thác nguồn đẹp nổi tiếng trên sông Nậm Thi. Thác nằm phía tây
huyện Mường Khương (Lào Cai), nằm giữa hai ngọn núi như hai con rồng đang vươn
xuống, đầu rồng ngẩng cao bằng nhau. Mình và đuôi rồng vắt lên dãy núi con voi
sừng sững cõng trên mình rừng xanh bát ngát.
3. Sông Đà:
- Sông Đà, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất
của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây
bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
- Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km².
Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc
Giang hợp thành. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen
(tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: Rivière Noire). Đoạn ở Trung Quốc dài
khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo ở huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía
nam châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua Phổ
Nhĩ.
- Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên giới
Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây
Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh
Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ.
- Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Các phụ
lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn).
- Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một
nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994,
khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy.
4. Sông Nậm Na:
Sông Nậm Na dài khoảng 86km bắt nguồn từ một dãy núi cao trên
2000m của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Nậm Na là phụ lưu lớn nhất của sông Đà và
hợp lưu với dòng sông này tại Mường Lay - Lai Châu. Nằm dọc theo quốc lộ
nối hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, vẻ hiền hòa và thơ mộng của dòng sông
đã khiến cho con lộ này trở thành một trong những cung đường quyến rũ nhất của
Tây Bắc. Hình ảnh cầu Hang Tôm - cây cầu dây văng lớn nhất miền Bắc khi
xưa, mà tương lai sẽ bị chìm trong nước sau khi thủy điện Sơn La hoàn thành,
luôn gắn liền với những bức hình của Nậm Na.
5. Sông Lô:
- Sông Lô là phụ lưu tả ngạn (bên trái) của sông Hồng, bắt nguồn
từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Việt Trì, còn gọi là ngã ba Hạc,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng. Phần đầu nguồn
tại Trung Quốc có tên là Bàn Long Giang, còn phần chảy tại Việt Nam có tên là
sông Lô, sông Lô còn có tên là "Mã Giang". Tổng diện tích lưu vực:
39.000 km², trong đó phần ở Việt Nam là 22.600 km². Đoạn sông Lô chảy ở Việt
Nam có chiều dài 274 km.
- Sông Lô có hai phụ lưu lớn là Sông Chảy chi lưu phía hữu ngạn, Sông Gâm, chi
lưu phía tả ngạn. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ khác như: Sông Phó Đáy, chi
lưu phía tả ngạn, hợp lưu gần Việt Trì. Sông Con, chi lưu phía hữu ngạn, hợp
lưu tại thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
- Sông Chảy:
+ Sông Chảy phát nguyên từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.419
m) và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti (2402 m) trên khối núi thượng nguồn sông
Chảy, phía tây bắc tỉnh Hà Giang, vượt qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái rồi chảy
vào sông Lô ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Sông Chảy còn có tên là "Lôi
Hà".
+ Từ Kiều Liêu Ti nó chảy tới gần thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì
rồi chảy qua huyện Xín Mần tới huyện Si Ma Cai. Trên đoạn này, khoảng 5 km của
sông Chảy là biên giới Việt - Trung giữa tỉnh Lào Cai, Việt Nam (bao gồm ranh
giới các xã Lùng Cải, Lùng Sui, Sán Chải, Si Ma Cai và Nàn Sán), với tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc. Sông Chảy có đoạn cách Sông Hồng khoảng 15 km với dãy núi Con
Voi ở giữa ngăn lưu vực hai dòng sông. Sông chảy qua địa phận xã Việt Tiến
(huyện Bảo Yên), các xã Minh Chuẩn, An
Lạc và Tô Mậu của huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Tại địa phận huyện này và huyện
Yên Bình là hồ Thác Bà dài hơn 50 km, do đập ngăn nước của nhà máy thủy điện
Thác Bà tạo ra. Sau khi chảy qua thị trấn Thác Bà và các xã Hán Đà, Đại Minh
của huyện này thì nó chảy vào xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ để sau
đó hợp lưu với sông Lô tại ranh giới giữa thị trấn Đoan Hùng và hai xã Chí Đám,
Hữu Đô.
- Hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình (Yên Bái): Là một trong ba hồ
nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, hồ là nguồn cung cấp nước cho nhà máy Nhà máy
thủy điện Thác Bà (nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam) thuộc tỉnh Yên Bái.
Hồ nằm cách Hà Nội 140 km theo quốc lộ 2 về phía tây.
+ Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1970 ngăn
dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ: 23400 ha, diện tích mặt nước:
19050 ha, dài: 80 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9
tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà
còn có một hệ thống sông ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát,... đổ về, làm tăng
lượng phù sa lớn và các loài sinh vật phong phú cho hồ.
+ Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn
thủy hữu tình.
6. Sông Gâm:
- Sông Gâm còn gọi là Sông Gầm, là một phụ lưu của sông Lô chảy
theo hướng từ Bắc xuống Nam. Sông xuất phát từ tỉnh Vân Nam (Yunnan) (Trung
Quốc) chảy vào địa giới tỉnh Quảng Tây (Guangxi) rồi vào Việt Nam ở tỉnh Cao
Bằng. Thị trấn Bảo Lạc nằm ở tả ngạn sông. Xuôi theo dòng nước tới Na Động thì
sông Gâm nhận nước của sông Nho Quế từ Lũng Cú, điểm cực Bắc nước Việt Nam đổ
về nới rộng lòng sông. Sông Gâm quanh co chảy qua địa giới tỉnh Hà Giang trước
khi chảy vào tỉnh Tuyên Quang. Sông Gâm đổ vào sông Lô ở Bình Ca phía Bắc thị
xã Tuyên Quang.
- Sông Gâm có một phụ lưu chính bên tả ngạn là Sông Năng. Sông này rót nước từ
Hồ Ba Bể bên tỉnh Bắc Kạn vào sông Gâm.
7. Sông Nho Quế:
Sông Nho Quế (phần thượng lưu, ở Trung Quốc gọi là sông Phổ Mai)
là một con sông bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) cao
1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, xẻ qua cao nguyên Đồng Văn, qua các
huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc địa phận tỉnh Hà Giang để nhập vào sông Gâm tại
Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Là chi lưu phía tả ngạn
của sông Gâm, sông Nho Quế dài 192 km (phần ở Việt Nam là 46 km). Diện tích lưu
vực 6.052 km² (phần ở Việt Nam 2.010 km²), độ cao trung bình 1.255 m, độ dốc
trung bình 18,7%. Thung lũng dạng hẻm vực.Nho Quế có một chi lưu chính phía hữu
ngạn là sông Nhiễm.
8. Sông Phó Đáy:
- Sông Phó Đáy là một chi lưu bên tả ngạn của sông Lô, có thượng
lưu và trung lưu chảy trên địa bàn vùng núi và trung du phía Bắc, còn hạ lưu
chảy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương của tỉnh
Tuyên Quang, huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc
và nhập vào sông Lô tại giữa xã Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh
Tường) phía trên cầu Việt Trì độ 200 m. Bên kia sông Lô tại ngã ba sông là địa
phận tỉnh Phú Thọ. Từ ngã ba sông Phó Đáy và sông Lô đi tiếp về phía hạ lưu của
sông Lô chưa đến 2 km là ngã ba sông nơi sông Lô hợp lưu vào sông Hồng. Sông
Phó Đáy có nhiều phụ lưu nhỏ.
- Đoạn trên địa bàn Bắc Kạn dài 36 km, diện tích lưu vực là 250 km2, lưu lượng
bình quân là 9,7 m3/s.
- Đoạn trên địa bàn Tuyên Quang dài 84 km.
- Đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 41,5 km, lưu lượng bình quân là 23 m3/giây.
Sông Phó Đáy ở đây còn được gọi là sông Đáy, làm thành ranh giới tự nhiên giữa
Lập Thạch với Tam Đảo và giữa Lập Thạch với Tam Dương, Lập Thạch với Vĩnh
Tường.
- Mùa mưa, trên sông Phó Đáy thường hay có lũ quét và lũ ống gây nhiều thiệt
hại về tài sản và tính mạng cho người dân sống hai bên bờ.
- Sông Phó Đáy (chủ yếu là đoạn qua Tuyên Quang) được nhắc đến trong bài thơ
"Đi thuyền trên sông Đáy" và bài "Rằm tháng Giêng" của Hồ
Chí Minh.
9. Sông Con:
Sông Con (Hà Giang) phụ lưu cấp I của Sông Lô. Bắt nguồn từ sườn
tây nam vùng núi thượng nguồn Sông Chảy ở tỉnh Hà Giang, chảy theo hướng tây
bắc - đông nam, nhập vào bờ phải Sông Lô tại Vĩnh Tuy. Dài 76 km. Diện tích lưu
vực 1.370 km2, cao trung bình 430 m, độ dốc trung bình 23,6%, mật độ sông suối
1,40 km/km2. Tổng lượng nước trung bình năm là 2,06 km3, ứng với lưu lượng
trung bình năm 65,3 m3/s, môđun dòng chảy năm 47,7 l/s.km2. Sông Chảy thuộc
loại nhiều nước.
10. Sông Luộc:
Xưa kia gọi là sông Phú Nông là một trong những con sông nối
sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu là ngã ba giao với sông Hồng tại Phương
Trà - xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đoạn đầu của sông Luộc là ranh
giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Điểm cuối là chỗ gặp sông
Thái Bình tại Quý Cao, xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Sông
có chiều dài 72 km; các loại tàu thuyền, xà lan có tải trọng dưới 300 tấn đều
có thể vận tải trên sông cả 2 mùa. Sông Luộc Là đường thủy quan trọng nối Hà
Nội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và cảng Hải Phòng.
11. Sông Đáy:
- Sông Đáy rút nước từ sông Hồng ra vịnh Bắc Bộ. Sông Đáy chảy
gọn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với dòng sông chảy song song bên hữu ngạn hạ
lưu sông Hồng.
- Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km và lưu vực (cùng với phụ lưu sông Nhuệ)
hơn 7.500 km² trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình
và Nam Định.
- Là một phân lưu của sông Hồng, sông Đáy nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà
Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Quãng sông này còn có tên là sông
Hát hay Hát Giang. Chỗ sông Hồng tiếp nước là Hát môn.
- Lưu lượng của sông bất thường nên mùa mưa thì lũ quét lại thêm dòng sông
quanh co uốn khúc nên dễ tạo ra những ghềnh nước lớn. Đến mùa khô thì lòng sông
có chỗ cạn lội qua được nên thượng lưu sông Đáy thuyền bè không dùng được.
- Xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lưu lượng chậm lại nên có thể đi
thuyền được. Khúc sông này men đến vùng chân núi nên phong cảnh hữu tình. Đến
địa phận huyện Mỹ Đức, sông Đáy tiếp nhận dòng suối Yến (thủy lộ vào chùa
Hương). Vượt đến tỉnh Hà Nam khi sông chảy vào thành phố Phủ Lý thì dòng sông
Nhuệ góp nước từ phía tả ngạn. Sông Đáy tiếp tục hành trình xuôi nam đón sông
Bôi (sông Hoàng Long) bên hữu ngạn từ miền núi tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình dồn
về tại ngã ba Gián Khẩu, cách thành phố Ninh Bình khoảng 10 km về phía Bắc.
Đoạn này sông được gọi sông Gián Khẩu. Qua khỏi Ninh Bình khoảng 20 km thì bên
tả ngạn có phụ lưu là sông Đào (sông Nam Định) thêm nước. Gần đến biển, sông Đáy
chuyển hướng từ Tây Bắc-Đông Nam sang Đông Bắc-Tây Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở
Cửa Đáy, xưa gọi là cửa Đại An hay Đại Ác thuộc huyện Kim Sơn.
- Các phụ lưu lớn của sông Đáy ở phía hữu ngạn có sông Tích, sông Thanh Hà,
sông Hoàng Long.Ở phía tả ngạn có sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt và sông Đào
Nam Định. Sông Đào ở Nam Định là chi lưu của sông Hồng đổ vào sông Đáy ở Độc
Bộ. Ngoài ra sông Ninh Cơ cũng là chi lưu của sông Hồng liên hệ với sông Đáy
bởi sông Quần Liêu.
- Lưu vực dòng sông Đáy lưu giữ nhiều di tích lịch sử như:
+ Miếu Hát ở Hát Môn thờ Hai Bà Trưng. Tương truyền hai bà gieo
mình xuống dòng sông Hát tự vẫn sau khi thua giặc Đông Hán ở Lãng Bạc nên dân
chúng dựng đền thờ ở Hát Môn.
+ Vân Đình là quê hương cụ nghè Dương Khuê, tiến sĩ năm 1868 triều Tự Đức. Cụ
là bạn cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến nên khi cụ Dương Khuê mất, cụ Nguyễn
Khuyến có viết bài điếu văn "Khóc bạn" rất nổi tiếng.
+ Chùa Hương trong khu vực Suối Yến, huyện Mỹ Đức.
+ Kẽm Trống, một thắng cảnh độc đáo tạo ra bởi một đoạn sông và 2 bên bờ thuộc
ranh giới 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình.
+ Cửa sông Đáy nằm chính giữa khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.
+ Kim Sơn, vùng đất ven biển nơi doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ năm 1828 cho đắp
đê ngăn sóng biển để lập ra thôn, ấp mới.
+ Sông Đáy trong văn học.
+ Mùa hoa cải bên sông là tên một câu chuyện, một bộ phim, một bài hát nổi
tiếng về dòng sông Đáy.
+ Nguyễn Du có bài thơ chữ Nho, "Thanh Quyết giang vãn thiếu", tả
cảnh chiều trên sông Thanh Quyết, tức là sông Gián Khẩu, đoạn hạ lưu sông Đáy.
12. Sông Hoàng Long:
- Sông Hoàng Long là một chi lưu của sông Đáy, nhập vào sông Đáy
tại ngã ba Gián Khẩu. Đến lượt mình, sông Hoàng Long lại là hợp lưu của sông
Lạng và sông Bôi, hai sông nhập lại thành Hoàng Long tại Kênh Gà, xã Gia Thịnh.
Trên đường đi sông Hoàng Long còn có các nhánh là sông Chanh, sông Sào Khê,
sông Lựng, sông Đào, sông Chim, ...
- Sông Hoàng Long chảy qua địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư đều
thuộc tỉnh Ninh Bình. Đoạn từ chỗ sông Bôi và sông Lạng hợp lưu tới chỗ sông
Hoàng Long hợp lưu vào sông Đáy dài khoảng 25 km, chỗ rộng nhất 300 m.Từ sông
Hoàng Long có thể theo các nhánh dẫn vào các điểm du lịch như suối nước nóng
Kênh Gà, động Vân Trình, Cố đô Hoa Lư, hang động Tràng An, chùa Bái Đính.
- Ý nghĩa tên gọi:
+ Sông Hoàng Long từ xưa có tên là sông Đại Hoàng. Theo truyền
thuyết, Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) khi còn nhỏ đã tự xưng vương, hai bên tả
hữu có Đinh Điền và Nguyễn Bặc đứng hầu. Người chú nghe tin Đinh Bộ Lĩnh xưng
vương, thất kinh cầm gươm đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh phải chạy trốn chú từ làng
Mai Phương thuộc xã Gia Hưng ngày nay đến bến đò Trường Yên (xã Gia Thắng) thì
cùng đường bèn kêu rồng vàng (hoàng long) trợ giúp. Rồng vàng nổi lên đưa Đinh
Bộ Lĩnh qua sông, người chú nhìn thấy rồng vàng lại thất kinh lần nữa bèn cắm
gươm xuống và quỳ lạy theo. Con sông từ đó được mang tên sông Hoàng Long. Nơi
người chú cắm Gươm xuống mọc lên một ngọn núi mà người dân nơi đây gọi là núi
Cắm Gươm (núi Kiếp Lĩnh).
+ Lễ hội cố đô Hoa Lư luôn có tục rước nước từ sông Hoàng Long về đền Vua Đinh
Tiên Hoàng ở khu di tích cố đô Hoa Lư để tái hiện lại truyền thuyết này.
13. Sông Bôi:
- Sông Bôi chảy qua 2 tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình, sông là nhánh
chính đổ vào sông Hoàng Long.
- Sông Bôi bắt nguồn từ vùng Núi Hang (thuộc xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh
Hòa Bình), ở độ cao 300 m, chảy qua các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình)
và các huyện Nho Quan, Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình). Sông Bôi hợp lưu với sông
Hoàng Long tại giáp ranh giữa xã Đức Long (huyện Nho Quan) và xã Gia Phú (huyện
Gia Viễn).
- Chiều dài tổng cộng khoảng 125 km. Diện tích lưu vực 1.550 km², độ cao trung
bình 173 m. Có 2 nguồn nước khoáng đổ vào thượng lưu và hạ lưu sông Bôi là nước
khoáng Kim Bôi (Hòa Bình và nước khoáng Kênh Gà (Ninh Bình)
14. Sông Vạc:
Sông Vạc là chi lưu của sông Đáy. Sông Vạc do một số phân lưu
của sông Hoàng Long như các sông Chanh, sông Sào Khê, sông Ngô Đồng, sông Luồn,
sông Vo, sông Vân hợp lưu tại địa phận huyện Hoa Lư chảy qua ranh giới giữa hai
huyện Yên Mô và Yên Khánh, chảy qua huyện Kim Sơn rồi hội lưu vào sông Đáy.
15. Sông Sào Khê:
- Sông Sào Khê là con sông chảy qua khu di tích cố đô Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình. Đây là một con sông được công nhận là di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia. Sông Sào Khê hiện được xây kè, nạo vét dòng chảy, tôn tạo cảnh
quan để trở thành tuyến du lịch đường sông vào cố đô Hoa Lư.
- Sông Sào Khê chảy theo hướng chính Bắc Nam và ngược lại tùy theo mùa, dòng
chảy chủ yếu thuộc huyện Hoa Lư và một phần ranh giới với thành phố Ninh Bình.
Điểm khởi đầu phía bắc bắt đầu nối sông Hoàng Long từ cống Trường Yên, xuyên
dọc kinh đô Hoa Lư rồi uốn lượn bên rìa đông khu thắng cảnh Tràng An qua xã
Ninh Xuân và ranh giới giữa 2 xã Ninh Thắng, Ninh Tiến rồi cùng với sông Chanh
nối với sông Vân, sông Vạc tại cầu Vân trên quốc lộ 1A. Tổng chiều dài sông
khoảng 14 km, bề rộng lòng sông dao động từ 20 m đến 141 m. Trên sông có các di
tích khác như cầu Đông, cầu Dền, Ghềnh Tháp - phủ Vườn Thiên. Vì vậy mà toàn
cảnh sông và hai bên bờ là danh thắng tự nhiên được công nhận là di tích văn
hóa quốc gia thuộc cố đô Hoa Lư.
- Không chỉ là cửa ngõ đường thủy vào cố đô Hoa Lư và khu danh thắng Tràng An,
sông Sào Khê còn được công nhận là di tích lịch sử gắn với kinh đô Hoa Lư và sự
kiện dời đô về Thăng Long bằng đường thủy.
16. Sông Vân:
- Sông Vân (tên cổ sông Vân Sàng) là một chi lưu của sông Đáy,
chảy dọc bên 2 quốc lộ ở thành phố Ninh Bình (bắt đầu từ các sông nhánh đổ vào
sông Vạc tại cầu Yên đến cầu Lim nằm bên quốc lộ 1A, từ cầu Lim đến cửa sông
chảy bên quốc lộ 10). Sông Vân hợp lưu với sông Đáy tại ngã ba chân núi Non
Nước. Đoạn mang tên sông Vân có chiều dài trên 7 km, chỗ rộng nhất tới 300 m.
Sông Vân cũng nối thông thủy với các sông nhỏ khác là sông Sào Khê và sông
Chanh.
- Sông Vân và công viên cây xanh hai bên bờ đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa
các cặp phường Nam Thành - Thanh Bình và Vân Giang - Thanh Bình của thành phố
Ninh Bình. Có 6 cầu bắc qua sông này gồm: cầu Vòm, cầu Vũng Trắm, cầu Lim, cầu
Trà Là, cầu Vân Giang và cầu Âu Vân.
- Sông Vân là một dòng sông có giá trị lịch sử, nơi gắn với các chiến công của
Việt Nam trong kháng chiến chống quân nhà Tống dưới thời vua Lê Đại Hành. Tương
truyền, khi Lê Hoàn đánh thắng giặc Tống trở về Hoa Lư, Dương Vân Nga đã kê
giường bên bờ sông đón và giao hoan với nhà vua, lập tức có gió thổi mây bay đến
trên trời soi xuống dòng sông. Từ đó mà sông có tên là Vân Sàng (giường mây).
Ngày nay ở hạ lưu, hai bên bờ sông là hai con đường mang tên Lê Đại Hành và
Dương Vân Nga, gần đó có đền Đồng Bến là nơi ghi dấu những truyền thuyết về
thiên tình sử này.
- Sông Vân chảy qua nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử như núi Non Nước, chợ
Rồng Ninh Bình, đền Trương Hán Siêu, công viên sông Vân, nhà văn hóa thành phố.
Người ta thường nghĩ tới hình ảnh "núi Thuý, sông Vân" khi nhắc tới
thành phố Ninh Bình.
17. Sông Càn:
- Sông Càn là một phân lưu của sông Đáy, chảy qua hai tỉnh Ninh
Bình và Thanh Hóa. Sông Càn lấy nước từ sông Đáy tại Gia Viễn, chảy qua Hoa Lư,
thị xã Tam Điệp, Yên Mô (Ninh Bình) rồi qua Nga Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục chuyển
hướng Đông chảy vào ranh giới huyện này với huyện Kim Sơn (Ninh Bình) rồi đổ ra
biển Đông theo hướng Tây Nam tại cửa Càn (Kim Sơn).
- Sông Càn là sông có nhiều phụ lưu khắp chiều dài. Sông cũng có rất nhiều tên
gọi địa phương như sông Tống, sông Hoát, sông Bình Minh Tây, v.v. Sông chảy qua
nhiều địa danh nổi tiếng như cửa biển Thần Phù, hồ Đồng Thái, cố đô Hoa Lư
(Ninh Bình), động Từ Thức (Thanh Hoá), Sông cũng là một phần ranh giới tự nhiên
giữa miền Bắc và miền Trung tiếp nối theo dãy Tam Điệp, là đường biên phía tây
của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.
18. Sông Đào Nam Định:
- Sông Nam Định, với tên khác là sông Đào, là một phân lưu của
sông Hồng. Nó đưa một phần nước của sông Hồng đổ vào sông Đáy và chảy ra biển
Đông. Toàn bộ chiều dài của sông là 33 km.
- Tuy "Nam Định" là tên được sử dụng nhiều trong các bản đồ, song tên
phổ biến của nó trong dân gian là "Đào". Có hai giả thuyết về chữ
"Đào" trong tên gọi của con sông. Thuyết thứ nhất cho rằng vì đây là
sông nhân tạo, do con người đào để nối sông Hồng với sông Đáy nhằm phát triển
thủy lợi và giao thông đường thủy. Thuyết thứ hai cho rằng sở dĩ gọi là sông
Đào vì nước sông luôn có màu đỏ.
- Sông Nam Định chảy trên địa phận tỉnh Nam Định, bắt đầu từ sông Hồng đi theo
hướng Nam qua ranh giới giữa thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc, đi qua thành
phố Nam Định, qua ranh giới giữa hai huyện huyện Vụ Bản và Nam Trực, ranh giới
giữa hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng, và đổ vào sông Đáy. Ngoài cầu Đò Quan ở
thành phố Nam Định bắc qua sông, chính quyền tỉnh Nam Định còn đang triển khai
dự án bắc cầu Nam Định.
19. Sông Ninh Cơ:
- Sông Ninh Cơ là một nhánh nhỏ phía hạ lưu của sông Hồng chảy
hoàn toàn trong tỉnh Nam Định. Điểm bắt đầu của nó là nơi tiếp giáp hai xã Trực
Chính (huyện Trực Ninh) và Xuân Hồng (huyện Xuân Trường). Nó chảy qua ranh giới
hai huyện Trực Ninh, Xuân Trường, sau đó xuyên ngang qua huyện Trực Ninh rồi
đổi hướng để tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện này với huyện Nghĩa Hưng.
Đoạn cuối là ranh giới giữa hai huyện Hải Hậu (phía đông) và Nghĩa Hưng (phía
tây) và đổ ra cửa Lạch Giang, tại nơi tiếp giáp của xã Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa
Hưng) với thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu). Cầu Lạc Quần là cầu duy nhất bắc
qua sông này, phía Bắc cầu là huyện Trực Ninh, phía Nam cầu là huyện Xuân
Trường. Con sông này chảy gần như hình sin theo hướng Bắc Đông Bắc - Tây Nam
với chiều dài khoảng 55 km. Nó đem lại nguồn nước và phù sa khá tốt cho 2 huyện
Nghĩa Hưng và Trực Ninh. Vào mùa lũ, nước sông dâng khá lớn, có thể nước tới
mặt đê cao 15 m.
- Con sông này là nơi diễn ra cuộc thi bơi Trải hằng năm trong Lễ Hội Truyền
Thống Chùa Keo Hành Thiện. Đây là một trong những phong tục truyền thống hết
sức đặc sặc của người dân Hành Thiện nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
20. Kênh Quần Liêu:
Sông Quần Liêu nối thông sông Ninh Cơ với sông Đáy.
21. Sông Thanh Hà:
Sông Thanh Hà bắt nguồn từ Hoà Bình đổ vào sông Đáy tại Bạch
Tuyết.
22. Sông Đập:
Sông Đập phụ lưu của sông Hoàng Long, đổ vào sông Hoàng Long ở
gần trạm thuỷ văn Bến Đế, sông có lưu vực là 91km2, chiều dài sông là 29km.
23. Sông Lạng:
Sông Lạng là phụ lưu chính đổ vào sông Hoàng Long ở dưới trạm
thuỷ văn Bến Đế. Sông có diện tích lưu vực là 204km2, chiều dài sông 31,5km.
24. Sông Vị Hoàng:
- Sông Vị Hoàng là con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng tỉnh Nam
Định. Con sông này ngày nay không còn nữa.
- Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh
Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa.
- Năm 1832, do sông Vị Hoàng chảy xiết, làm bờ sông ngày càng xói lở và khu phố
buôn bán phía Đông Bắc thành Vị Hoàng có nguy cơ bị mất. Theo nguyện vọng của
địa phương, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để
chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng
thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều
vào sông Vị Hoàng, sông chảy chậm và bị phù sa lắng đọng, bồi lấp dần.
- Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sông Vị Hoàng đã bị lấp dần nên còn được
gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
- Sách Việt sử thông giám cương mục viết rằng: "Việc đào sông Vị Hoàng đã
chặn mất long mạch nên nhà Trần mất ngôi".
25. Sông Cửu An:
- Sông Cửu An là con sông nhỏ nằm trong hệ thống thủy nông
Bắc-Hưng-Hải, thuộc địa phận tỉnh Hải Dương, một phần chảy theo ranh giới giữa
Hải Dương và vùng phía đông tỉnh Hưng Yên.
- Sông Cửu An vốn là một phân lưu của sông Hồng, chảy về phía đông, về sau bị
vùi lấp ở phần cửa sông.
- Sông còn được gọi là sông Cửu Yên, sông Si, sông Ba Đông, sông Bằng Ngang.
- Hiện nay, sông Cửu An chảy từ Nghi Xuyên đến ngã ba Tòng Hóa (Phù Cừ), tổng
chiều dài 23,5 km. Mặc dù sông Cửu An không lớn nhưng lại đóng vai trò quan
trọng đối với sản xuất nông nghiệp tại những vùng sông chảy qua.
26. Sông Diêm Hộ:
- Sông Diêm Hộ, một con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Hồng chảy
trong tỉnh Thái Bình.
- Sông được tách ra từ sông Luộc tại địa phận xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Phụ) chảy
ngoằn ngoèo theo hướng Đông Nam qua huyện Quỳnh Phụ, xã Đông Kinh huyện Đông
Hưng đến địa phận xã Thái Giang (Thái Thụy) sông đổi hướng chảy theo hướng Tây
Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Diêm Hộ (phía nam thị trấn Diêm Điền - Thái
Thụy).
- Sông có tổng chiều dài khoảng hơn 40 km, đi qua và làm một phần ranh giới tự
nhiên giữa các huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng, Đông Hưng và Thái Thụy, sông có bề
ngang rộng ở đoạn chảy qua huyện Thái Thụy và chia đôi huyện Thái Thụy thành
hai địa phận có diện tích tương đương nhau.
27. Sông Trà Lý:
- Sông Trà Lý là một phân lưu của sông Hồng chảy ngang qua tỉnh
Thái Bình gần như theo hướng Tây Tây Bắc-Đông Đông Nam với một vài đoạn uốn
cong, chiều dài khoảng 67 km. Đoạn chảy qua thành phố Thái Bình có tên là sông
Bo gắn liền với giống ổi Bo nổi tiếng của xã Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình.
- Điểm đầu từ ngã ba Phạm Lỗ nơi giáp ranh của xã Phú Phúc (huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam) với hai xã Hồng Minh (huyện Hưng Hà), Hồng Lý (huyện Vũ Thư) cùng tỉnh
Thái Bình. Đây là điểm nối với sông Hồng.
- Điểm cuối là cửa Trà Lý đổ ra biển Đông, ranh giới giữa hai xã
Thái Đô (huyện Thái Thụy) và xã Đông Hải (huyện Tiền Hải) cùng tỉnh Thái Bình.
- Trên sông Trà Lý hiện có 4 cây cầu bắc qua, tại thành phố Thái Bình có 3 cầu
là cầu Hoà Bình, cầu Thái Bình (còn gọi là cầu Bo mới), cầu Độc Lập (cầu Bo
cũ); cầu Trà Lý phía sát cửa sông nối hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy.
- Sông Thanh Hà: Có lưu vực nhỏ 390km2, bắt nguồn từ Hoà Bình đổ vào sông Đáy
tại Bạch Tuyết.
- Các sông nội đồng: Sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt, sông Vạc, sông Càn đều là
những trục cấp và tiêu nước cho các khu vực.
28. Sông Tích:
Bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, có chiều dài 110km, đổ vào sông Đáy
tại Ba Thá.
29. Sông Nhuệ:
- Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, dài khoảng 76
km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc Tây Bắc-Nam Đông Nam qua địa phận
thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
- Điểm bắt đầu của nó là cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng trong địa phận
huyện Từ Liêm (thành phố Hà Nội) và điểm kết thúc của nó là cống Phủ Lý khi hợp
lưu với sông Đáy gần thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Sông chảy qua các quận,
huyện, thị trấn gồm quận Cầu Giấy, Hà Đông, huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức,
Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và cuối cùng đổ vào sông Đáy ở khu vực thành
phố Phủ Lý. Diện tích lưu vực của nó khoảng 1.075 km² (phần bị các đê bao bọc).
Ngoài ra, nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các sông nhỏ như sông La Khê (qua
thành phố Hà Đông), sông Tô Lịch, sông Vân Đình, sông Duy Tiên, sông Ngoại Độ
v.v...
- Năm 1831, vua Minh Mạng ra đạo dụ thành lập tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long,
phủ Lý Nhân v.v. Sông Nhuệ và sông Hồng được lấy làm gianh giới của tỉnh Hà
Nội. Tên Hà Nội có nghĩa là "bên trong sông" tức là khu vực giữa 2
con sông này.
- Do hệ thống sông Thái Bình có nối với sông Hồng bởi sông Đuống (ở Thượng Lưu)
và sông Luộc (ở hạ lưu) nên đôi khi người ta còn gọi hệ thống này là hệ thống
sông Hồng - Thái Bình và nó tạo ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống này giúp
phân nước sông Hồng khi mùa lũ, làm giảm thiệt hại ở hạ lưu sông Hồng.IV. HỆ THỐNG SÔNG MÃ:
Hệ thống sông Mã gồm dòng chính là sông Mã và 2 phụ lưu lớn là
sông Chu, sông Bưởi. Hệ thống sông này có tổng chiều dài là 881 km, tổng diện
tích lưu vực là 39.756 km², trong đó có 17.520 km² nằm trong lãnh thổ Việt
Nam..
1. Sông Mã:
- Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512
km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào
dài 102 km.
- Sông Mã có hai nguồn chính, nguồn thứ nhất từ phía Nam tỉnh Điện Biên (núi
Tuần Giáo), chảy qua huyện Sông Mã của tỉnh Sơn La rồi qua lãnh thổ Lào,nguồn
thứ hai bắt đầu từ sườn phía Bambusao. Hai nguồn này đều đổ vào Thanh Hóa qua
địa phận tỉnh Sầm Nưa-Lào. Tại Thanh Hóa, sông chảy qua các huyện phía Bắc của
tỉnh, hội lưu với sông Chu rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Hới nằm giữa huyện Hoằng
Hóa và thị xã Sầm Sơn cùng hai cửa phụ là Lạch Trường và cửa Lèn. Lưu vực của
sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km².
- Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đều hợp lưu
với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ như sông
Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi.
- Theo dân gian, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa
phi. Ở Lào, sông Mã được gọi là nậm Mã với nậm nghĩa là sông thường dùng ở miền
Trung Lào. Sử Việt còn gọi sông Mã là Lỗi Giang.
- Hệ thống sông Mã nối với sông Đáy qua các sông, kênh: Vạc, Yên Mô, kênh Ngã,
sông Lèn, kênh De, sông Trường và kênh Choán. Như vậy từ cảng Lệ Môn trên sông
Mã có thể đi bằng đường sông đến Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Phả Lại…
2. Sông Bưởi:
Sông Bưởi hay còn gọi là sông Sòi, là phụ lưu của sông Mã.
Sông này ban đầu có hai nhánh, chảy gần như song song. Một nhánh bắt nguồn từ
vùng Núi Chu, gần Suối Rút (huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình), ở độ cao 450 m,
nhánh kia bắt nguồn từ gần thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc cùng tỉnh. Cả hai
nhánh này đều nằm ở phía nam hồ Hòa Bình, cách hồ này khoảng 7-10 km. Hai nhánh
này hợp lưu tại khu vực phía tây nam thị trấn Vụ Bản thành một dòng trước khi
hợp lưu với nhánh thứ ba bên tả ngạn cách đó khoảng 2 km rồi chảy qua huyện Lạc
Sơn cùng tỉnh, vượt qua phía tây Vườn quốc gia Cúc Phương. Đến gần Dốc Lào
trong địa phận xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, nó hợp lưu với
một nhánh nhỏ phía hữu ngạn rồi chảy tiếp qua địa phận huyện Thạch Thành và
cuối cùng đổ vào bờ trái sông Mã, nơi giáp ranh các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Khang
(huyện Vĩnh Lộc) và Yên Thái (huyện Yên Định), tỉnh Thanh Hóa. Tổng chiều dài
130 km. Diện tích lưu vực 1.790 km.
3. Sông Chu:
Sông Chu hay còn gọi là sông Lường (ngôn ngữ Tày, Thái gọi là
Nậm Sam; nguyên gốc gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu), là phụ lưu lớn
nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi Houa (2.062 m), tây bắc Sầm Nưa ở Lào,
chảy theo hướng tây bắc - đông nam, đổ vào bờ phải sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Ngã
Ba Đầu, Ngã Ba Bông), cách cửa sông 25,5 km. Dài 325 km, phần chảy ở Việt Nam
là 160 km, qua các huyện Quế Phong (Nghệ An); Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh
Hóa). Diện tích lưu vực 7.580 km², phần ở Việt Nam 3.010 km².
4. Sông Cầu Chày:
Sông Cầu Chày hay sông Ngọc Chùy, là chi lưu của sông Mã. Sông
Cầu Chày dài dài 87 km, khởi nguồn từ núi Đàn thuộc huyện Ngọc Lặc, chảy qua
các huyện Lang Chánh, Thọ Xuân và Thiệu Hóa rồi hợp với sông Mã ở hạ lưu.Nước
sông Cầu Chày rất đục và cạn.
5. Sông Lèn:
- Sông Lèn là một phân lưu của Sông Mã được tách ra từ sông Mã
tại địa phận xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc và xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, chảy theo
hướng đông đổ ra vịnh Bắc Bộ tại cửa Lèn nằm giữa hai xã Nga Thủy, Nga Sơn và
Đa Lộc, Hậu Lộc. Sông Lèn là ranh giới tự nhiên của các huyện Hà Trung, Nga Sơn
(thuộc tả ngạn) với huyện Hậu Lộc (thuộc hữu ngạn).
- Sông Lèn có tổng chiều dài khoảng 34km, chảy cắt qua quốc lộ 1A tại cầu Đò
Lèn, cách Hà Nội khoảng 130km về hướng nam.
V. HỆ THỐNG SÔNG LAM:
Hệ thống sông lam có 2 nguồn chính: Nậm Nơn từ dãy Pu Lôi và Nậm
Mô từ cao nguyên Trấn Ninh. Chiều dài của sông tính theo Nậm Nơn là 530km, tính
theo Nậm Mô dài 432km. Sông Lam theo Nậm Mô qua cửa Rào-Đô Lương-Vinh và đổ ra
biển ở cửa Hội. Hệ thống sông Lam có các phụ lưu quan trọng: sông Con bên tả
ngạn, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu bên hữu ngạn.
1. Sông Lam:
- Sông Lam, (tên gọi khác là Ngàn Cả hay Sông Cả, ở Lào là Nam
Khan), là một trong 2 con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam.
- Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xieng Khuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ Lào
gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông
Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh
đổ ra biển tại cửa Hội. Trên lãnh thổ Việt Nam, nó chảy qua địa phận huyện Kì
Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh
Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào và Đức
Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
- Tổng cộng chiều dài của sông là khoảng 513 km, đoạn chảy trong nội địa Việt
Nam khoảng 361km.
- Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số đó 17.730 km²
thuộc Việt Nam. Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, khi gần tới biển chảy
ngược lên hướng Bắc. Có một số nhánh sông nhân tạo lấy nước từ Sông Lam như
sông Đào.
- Ngàn Cả hay sông Cả là tên cũ của sông Lam. Ngày nay, sông Cả chỉ phần nhánh
chính từ Nghệ An của sông Lam. Nhánh này hợp với nhánh lớn thứ hai là sông La,
từ Hà Tĩnh, để tạo thành phần hạ nguồn của sông Lam. Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là
"lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏ
đổ về như Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, và sông La. Còn tên "sông Lam"
có lẽ do màu nước xanh. Sông còn có các tên như Lam Giang, Thanh Long Giang,
Lam Thủy.
2. Sông Hiếu (Nghệ An):
Sông Hiếu, còn có tên gọi là sông Con, một trong những con sông
lớn tại Nghệ An, có tổng chiều dài khoảng 220 km, là chi lưu lớn nhất của sông
Lam. Sông được bắt nguồn từ vùng núi huyện Quế Phong, chảy quanh co theo hướng
đông - nam qua Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, đến thị trấn Thái Hòa, Nghĩa Đàn
đổi hướng chảy theo hướng tây nam qua huyện Tân Kỳ, Anh Sơn và hợp nhất với
sông Lam tại xã Đinh Sơn, Anh Sơn.
3. Sông La:
- Sông La là một phụ lưu của sông Lam, dài 12,5 km chảy qua
huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Sông La là hợp lưu của hai sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn đồ về) và sông Ngàn
Sâu (từ Hương Khê và Vũ Quang) tại bến Tam Soa (Linh Cảm, Đức Thọ). Đến lượt nó
lại hợp lưu với sông Cả (từ Nghệ An chảy sang) tạo thành dòng sông Lam nằm giữa
2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Sông La là một dòng sông rất đẹp, có phong cảnh nên thơ, sơn thủy hữu tình là
nguồn cảm ứng sáng tạo cho nhiều thi nhân và nhạc sĩ.
4. Sông Ngàn Phố:
- Sông Ngàn Phố là một phụ lưu của sông La chảy chủ yếu trong
địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Sông Ngàn Phố bắt nguồn bằng các dòng suối nhỏ từ vùng núi Giăng Màn thuộc
dãy núi Trường Sơn trong địa phận các xã Sơn Hồng, Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2 huyện
Hương Sơn, ven biên giới Việt - Lào, ở độ cao khoảng 700 m. Sông Ngàn Phố chảy
gần như theo hướng Tây - Đông tới ngã ba Tam Soa (bến Tam Soa), nơi giáp ranh
các xã Sơn Tân, Sơn Long (huyện Hương Sơn) với các xã Trường Sơn, Tùng Ảnh
(huyện Đức Thọ). Đây cũng là nơi nó hợp lưu với sông Ngàn Sâu để tạo thành sông
La.Chiều dài tối đa khoảng 71-72 km. Diện tích lưu vực 1.060 km².
5. Sông Ngàn Sâu:
- Sông Ngàn Sâu là một chi lưu chính của sông La. Sông này dài
131 km, bắt nguồn từ vùng núi Ông Giao (1.100 m) và Cũ Lân (1.014 m) thuộc dãy
núi Trường Sơn (nằm trên địa bàn giáp ranh của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình)
chảy về hướng Bắc qua huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn (tỉnh Hà
Tĩnh) rồi hợp lưu với sông Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa (hay bến Tam Soa (huyện
Đức Thọ) tạo thành dòng sông La.
- Ngàn Sâu có các phụ lưu là sông Tiêm, sông Rào Trổ, sông Ngàn Trươi. Toàn bộ
lưu vực sông Ngàn Sâu rộng 2061 km².
6. Sông Nghèn:
- Sông Nghèn là một phân lưu của sông Lam chảy qua tỉnh Hà Tĩnh.
- Sông được bắt nguồn từ địa phận xã Trung Lương, Hồng Lĩnh, chảy quanh co theo
hướng đông nam qua huyện Đức Thọ, Thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc, Lộc Hà và
hợp nhất với sông Hạ Vàng ở huyện Thạch Hà chảy theo hướng đông bắc đổ ra biển
tại cửa Sót.
- Sông có chiều dài khoảng 70km, chảy qua quốc lộ 1A tại cầu Nghèn thuộc thị
trấn Can Lộc.
VI. HỆ THỐNG SÔNG THU BỒN – VU GIA:
Hệ thống sông Thu Bồn có các chi lưu lớn: sông Cái, sông Bung, chảy vào sông Vu
Gia, nhập với sông Thu Bồn chảy ra cửa Đại và một phần chảy vào sông Hàn ra
vịnh Đà Nẵng.
1. Sông Thu Bồn:
- Sông Thu Bồn, là một trong những sông nội địa lớn nhất Việt
Nam, với diện tích lưu vực rộng 10,350km2. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh
thuộc huyện Dak Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà
Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông
Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành. Sông Thu Bồn cùng
với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn có vai trò rất
quan trọng đối với đời sống và tâm hồn người Quảng Nam. Phần lớn diện tích lưu
vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thượng nguồn
một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi.
- Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có ranh giới với các lưu vực:
+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Cu Đê.
+ Phía Nam giáp lưu vực sông Sê San, sông Trà Bồng.
+ Phía Đông giáp biển Đông và lưu vực sông Tam Kỳ.
+ Phía Tây giáp với Lào.
- Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh cao 2,598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh
Quảng Nam (Nam Quảng Nam- Bắc Kon Tum); phần thượng lưu này được gọi là Đak Di.
Sông chảy ngược lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam như Nam
Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều
chi lưu là các sông, suối nhỏ. Đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là
sông Tranh. Bắt đầu khi đi qua địa phận Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu
được gọi là Thu Bồn. Khi chảy qua ranh giới giữa Duy Xuyên và Đại Lộc, Thu Bồn
nhận chi lưu lớn nhất ở tả ngạn, đó là sông Vu Gia. Sông đổ ra biển Đông ở cửa
Đại. Cách cửa Đại không xa ngoài khơi là cù lao Chàm. Trước khi ra biển, sông
tạo ra một số phân lưu như sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò, sông
Hội An.
- Thượng lưu của sông Thu Bồn có các phụ lưu cấp II lớn như Sông Khang, sông
Vang, sông Tranh, sông Gềnh Gềnh. Tại thị trấn Vĩnh Điện, một phần nước của
sông Thu Bồn đổ vào chi lưu Vĩnh Điện dẫn nước vào sông Hàn và đổ ra cửa Đà
Nẵng.
2. Sông Vu Gia:
Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn nên cũng
gọi hệ thống sông Thu Bồn- Vu Gia. Lưu vực sông Vu Gia nằm về phía bắc lưu vực
sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc
và Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia có
các phụ lưu cấp II quan trọng gồm sông Bung, sông Kôn, sông Cái. Chiều dài dòng
chính tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà Nẵng) dài 204km. Tổng diện
tích lưu vực đến thị trấn Ái Nghĩa (huyện lị huyện Đại Lộc) đạt 5,180km2. Phần
thượng nguồn sông Vu Gia có một phần lưu vực nằm trên đất Kon Tum, thuộc huyện
Đắc Glei với tổng diện tích lưu vực đạt 500km2. Tại Ái Nghĩa, sông được gọi với
một tên khác là sông Quảng Huế và đổ nước vào sông Thu Bồn. Sông được chia
thành 2 chi lưu Sông Yên và sông Chu Bái. Sông Yên chảy về phía An Trạch, sau
đó nhập lưu với sông Túy Loan chảy vào sông Hàn, Đà Nẵng.
Theo tính toán cơ bản, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có nhiều công trình
thủy điện.
3. Sông Túy Loan:
- Sông Túy Loan, còn tên gọi khác sông Thủy Loan, là một phụ lưu
của sông Cầu Đỏ (hay sông Cẩm Lệ, sông Hàn tùy theo từng đoạn), chảy hoàn toàn
trong địa phận huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Sông này dài khoảng 30 km,
bắt nguồn từ vùng núi Bà Nà ở phía Tây Hòa Vang. Sông chảy theo hướng Tây-Đông,
đến xã xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang thì hợp lưu với sông Yên tạo thành sông Cầu
Đỏ.
- Sông Túy Loan có hai chi lưu lớn là sông Lỗ Đông ở hữu ngạn từ phía Tây Nam
Hòa Vang chảy tới và một sông nhỏ bên tả ngạn. Cả hai chi lưu này nhập vào sông
Túy Loan tại xã Hòa Phong. Sông Lỗ Đông có một chi nhỏ là sông Đồng Nghệ.Diện
tích lưu vực sông Túy Loan là 160 km².
4. Sông Hàn:
- Sông Hàn, tức Hàn Giang bắt đầu từ ngã ba sông giữa Quận Cẩm
Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa
quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc.
- Đoạn từ ngã ba sông nói trên ngược về phía thượng nguồn tới chỗ cầu Đỏ, được
gọi là sông Cẩm Lệ. Đoạn tiếp theo về phía thượng nguồn gọi là sông Cầu Đỏ.
5. Sông Cầu Đỏ:
Sông Cầu Đỏ do hai con sông Yên và sông Túy Loan (còn gọi là
sông Tuy Loan) hợp lại mà thành ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Sông Yên là một
phân lưu của sông Vu Gia chảy từ bên huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam sang. Còn
sông Túy Loan bắt nguồn từ phía Tây huyện Hòa Vang, chảy về phía Đông; đến xã
Hòa Phong thì nhận hai chi lưu là sông Lỗ Đông ở hữu ngạn từ phía Tây Nam Hòa
Vang chảy tới và một sông nhỏ bên tả ngạn.
6. Sông Yên:
- Sông Yên là một phân lưu của sông Vu Gia và là một chi lưu của
sông Cầu Đỏ. Sông tách ra khỏi sông Vu Gia ở chỗ giáp ranh giữa các xã Đại Hòa
và Đại Nghĩa (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), chảy lên phía Bắc qua giáp ranh
giữa xá Đại Hiệp (Đại Lộc) với các xã Điện Tiến và Điện Hồng (huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam), rồi chảy qua ranh giới xã Hòa Khương và xã Hòa Tiến, giữa xã
Hòa Tiến và Hòa Phong (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) rồi hội lưu với sông
Cầu Đỏ.
- Trên sông tại địa phận xã Hòa Khương và Hòa Tiến có đập thủy lợi An Trạch
được xây từ thời Pháp thuộc.
VII. HỆ THỐNG SÔNG BA (Sông Đà Rằng):
Dòng sông chính của hệ thống Sông Ba dài 388km bắt nguồn từ các
núi Kon Ka Kinh, Kon Plông, chảy ra biển ở cửa Đà Giang- Tuy Hòa. Cửa
sông khá rộng, tại đây có cầu đường bộ đi qua, một trong những cây cầu dài ở
Việt Nam.
8. Sông Đà Rằng:
- Sông Đà Rằng (phần thượng lưu gọi là Sông Ba, Ea Pa, Ia
Pa),chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên. Nguồn gốc
của tên Đà Rằng xuất phát từ chữ "Ea Rarang" trong tiếng Chăm, có
nghĩa là "con sông lau sậy".
- Sông dài 374 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, có độ
cao 1.549 mét, qua các huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum, KBang, Đắk Pơ, An Khê,
Kông Chro, La Pa, Ayun Pa, Krông Pa của tỉnh Gia Lai. Trong địa phận tỉnh Phú
Yên sông làm thành ranh giới tự nhiên giữa Sơn Hòa và Sông Hinh, giữa Sơn Hòa
và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ
ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn, phía Nam thành phó Tuy Hòa.
- Lưu vực của hệ thống sông Đà Rằng rộng 13.900 km² bao gồm cả phần phía Đông
Bắc của Đăk Lăk. Các phụ lưu quan trọng nhất của sông Đà Rằng là sông Ayun (hợp
lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa hai huyện Ayun Pa và Ia Pa), sông Krong H'Năng
(hợp lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú Yên) và sông Hinh (hợp lưu
huyện Sông Hinh).
- Vùng hạ lưu sông Đà Rằng từ nhiều nghìn năm trước đã có nhiều bộ tộc cư ngụ.
Di tích của các nền văn minh đồ đá từng tồn tại nơi đây vẫn còn được lưu giữ,
điển hình là chiếc đàn đá Tuy An. Từ thế kỷ 1, tại đây dần hình thành các quốc
gia như Lâm Ấp, Chiêm Thành. Cửa biển Đà Diễn, thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ
15, đã từng là trung tâm thương mại quốc tế sầm uất.
- Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã hành quân vào đây trừng phạt vua Chiêm
Thành vì tội quấy nhiễu vùng Hóa Châu (Quảng Nam ngày nay). Lê Thánh Tông đã
khắc lên một tảng đá lớn trên núi Thạch Bi (còn gọi là núi Đá Bia), thuộc hạ
lưu sông Ba, làm mốc ranh giới Đại Việt. Đây cũng là một dấu mốc lịch sử trong
quá trình Nam tiến của người Việt.
- Tuy đã đánh mốc như vậy, phải hơn 100 năm sau, đến năm 1578, đô chỉ huy sứ
Lương Văn Chánh, vâng mệnh chúa Nguyễn Hoàng, mới đem lưu dân từ Thanh Hóa,
Nghệ An và Thuận Quảng vào khai khẩn, lập xóm làng tại vùng đồng bằng Tuy Hòa.
- Ở hạ lưu sông Đà Rằng có công trình thủy nông Đồng Cam, đảm bảo ổn định tưới
tiêu cho toàn bộ đồng bằng Tuy Hòa. Công trình này được xây dựng bởi người Pháp
từ thập niên 1920. Các kỹ sư tham gia xây dựng công trình gồm người Pháp, Việt
và Lào; trong đó có Trần Đăng Khoa, bộ trưởng đầu tiên của Bộ Thủy lợi Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và Hoàng thân Souphanouvong, cựu chủ tịch nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào. Hiện đang xây dựng thủy điện Sông Ba Hạ, trên huyện Sơn Hòa.
9. Sông Hinh:
- Sông Hinh tức Hinh Hà là một phụ lưu cấp 1 phía hữu ngạn của
sông Đà Rằng (sông Ba). Sông này dài 88 km và có diện tích lưu vực là 1.040
km². Đầu nguồn của sông là đỉnh núi Chư H'Mu (cao 2.051 m) ở huyện M'Drăk, phía
Tây tỉnh Đăk Lăk. Cửa sông, nơi hội lưu với sông Đà Rằng, ở phía xã Đức Bình
Tây, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Đoạn thương lưu có hướng chảy cơ bản là Tây
Nam - Đông Bắc. Đoạn hạ lưu, từ vĩ độ 12°50′ đến cửa sông, có hướng chảy cơ bản
là Bắc-Nam.
- Trên sông Hinh, tại địa phận xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên có
công trình thủy điện sông Hinh công suất 70 MW và điện năng sản xuất là 370
KWh/năm.
VIII. HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI:
Hệ thống Sông Đồng Nai gồm các sông: Đồng Nai, Vàm Cỏ, Sài Gòn…
hợp thành, có chiều dài lớn nhất nước ta. Dòng chính dài khoảng 635 km. sông
bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên ở độ cao 1.770km, lưu vực sông nằm gần như
trọn ven trên lãnh thỗ Việt Nam. Diện tích lưu vực Sông Đồng Nai khoảng 23.252
km2, nếu tính cả phụ lưu sông Sài Gòn là 29.520km2.
1. Sông Đồng Nai:
- Sông Đồng Nai là con sông lớn thứ nhì đất Nam Bộ, chỉ thua
sông Cửu Long, sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo
phủ Phước Long cũ. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình
Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km,
nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Đưng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu
với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongua thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào
biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim,
sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các phân lưu
của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị
Vải, sông Soài Rạp (sông Soi) v.v…
- Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên
sông mang tên sông Đắc Dung. Đến thị trấn Uyên Hưng thì sông Đồng Nai chảy theo
hướng Bắc-Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy qua thị xã Biên
Hòa và Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.
- Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng
sông lên Biên Hòa.
- Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa
gọi sông này là "Phước Bình". Sông Đồng Nai hoà với nước của sông Vàm
Cỏ từ Long An đổ về trước khi tuôn ra biển Đông.
- Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp
tại cửa Soài Rạp (rộng 2.000 - 3.000 m, sâu 6 - 8 m) ở huyện Cần Giờ và sông
Lòng Tàu (sâu 15-20m) đổ vào vịnh Gành Rái.
- Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt
và Quốc lộ 1A vượt sông này qua cầu Đồng Nai ở Biên Hòa.
- Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là "Nông-nại". Đây là vùng
đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên.
- Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người
Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của
Đàng Trong năm 1698.
2. Sông Đa Nhim:
- Sông Đa Nhim bắt nguồn từ phía Bắc núi Gia Rích (1.923m),
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, gần ranh giới với hai tỉnh Khánh Hoà và Ninh
Thuận. Sông chảy qua các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và đổ vào sông Đa Dâng gần
thác Pongour.
- Trên sông Đa Nhim có hồ Đa Nhim (hay là hồ Đơn Dương) đây là một hồ nhân tạo
trên địa bàn huyện Đơn Dương. Ở đây có đặt nhà máy thuỷ điện Đa Nhim. Từ thành
phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, ngược quốc lộ 27 chừng 50 km, ta sẽ
nhìn thấy hai ống thủy lực chạy song song, dài khoảng 2 km, dẫn nước từ trên
núi xuống nhà máy nằm dưới chân đèo Ngoạn Mục trông rất đẹp và kỳ vĩ.
- Sông Đa Nhim không chỉ có nguồn lợi thuỷ điện, mà còn tạo ra nhiều cảnh quan
đẹp trở thành những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng. Dọc sông có 3
thác chính: thác Liên Khương, thác Gougah và thác Pongour.
- Sông Đa Nhim góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông
Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền
Nam, Hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An cũng là
nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về.
3. Sông Bé:
- Sông Bé là một phụ lưu về phía hữu ngạn sông Đồng Nai chảy qua
các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai. Sông được bắt nguồn từ hồ Thác Mơ,
huyện Phước Long, Bình Phước. Từ đây sông chảy theo hướng tây bắc đến xã Hưng
Phước, huyện Bù Đốp đổi theo hướng tây nam, chảy đến địa phận xã Bình Thắng,
Phước Long sông đổi theo hướng nam. Sông tiếp tục chảy đến huyện Phú Giáo, Bình
Dương thì đổi sang hướng đông nam và đổ vào sông Đồng Nai tại nhà máy thuỷ điện
Trị An cách hồ Trị An khoảng 10km về hướng tây.
- Sông có chiều dài khoảng 350km, chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa các
huyện Phước Long và Bù Đốp, Phước Long và Lộc Ninh, Phước Long và Bình Long,
Bình Long và thị xã Đồng Xoài, Bình Long và Phú Giáo, Bình Dương, giữa huyện
Tân Uyên, Bình Dương và Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
4. Sông La Ngà:
- Sông La Ngà là phụ lưu cấp I về phía tả ngạn của sông Đồng
Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng,
chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai với chiều dài trên 272 km và
lưu vực 4.710 km² rồi đổ vào hồ Trị An.
- Ở thượng nguồn sông La Ngà là hợp lưu của hệ thống nhiều sông suối nhỏ, nhưng
về tổng thể có thể coi là ba sông nhánh bắt nguồn từ phía tây, đông bắc và đông
thị xã Bảo Lộc. Chúng hợp lưu ở phía nam cách thị xã Bảo Lộc khoảng 7 km. Từ
đây sông La Ngà chảy khoảng 30 km thì tới hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện
Hàm Thuận công suất 300 MW của cụm nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi nằm trên
địa phận hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Từ hồ chứa nước này sông La Ngà tách
làm hai nhánh, một nhánh chảy theo hướng đông bắc-tây nam để dẫn nước tới hồ
chứa nước cho nhà máy thủy điện Đa Mi công suất 175 MW (ở phía tây tây nam hồ
chứa nước của nhà máy thủy điện Hàm Thuận). Nhánh phía đông chảy vòng thúng rồi
hợp lưu với nhánh thoát nước của nhà máy thủy điện Đa Mi trong địa phận huyện
Tánh Linh tỉnh Bình Thuận rồi chảy tới ranh giới với tỉnh Đồng Nai tiếp theo nó
tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận rồi sau đó
chảy trong địa phận tỉnh Đồng Nai tới hồ Trị An.
5. Sông Sài Gòn:
- Sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực cao nguyên Hớn Quảng, tỉnh
Bình Phước chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào
sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè và gọi là sông Nhà Bè (tức là
dòng hợp lưu của hai sông Đồng Nai và Sài Gòn).
- Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận thành phố dài khoảng 80 km,
có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m
đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km².
- Vì chảy qua nhiều vùng nên sông mang nhiều tên khác nhau:
- Từ đầu nguồn đến gần chợ Thủ Dầu Một (Bình Dương) gọi là sông Ngã Cái.
- Đoạn từ chợ Thủ Dầu Một đến cư xá Thanh Đa (Thành phố Hồ Chí Minh) gọi là
sông Thủ Khúc.
- Đoạn cư xá Thanh Đa cho đến chỗ đổ vào sông Đồng Nai (mũi Đèn Đỏ) có tên là
sông Sài Gòn hay sông Bến Nghé (tên chữ là Ngưu Chử giang, trong sách Gia Định
thành thông chí ghi làTân Bình giang, vì ngày xưa chảy qua phủ Tân Bình).
6. Sông Bến Nghé:
- Sông Bến Nghé là một đoạn sông Sài Gòn chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh trước
khi hiệp với sông Đồng Nai ở Nhà Bè.
- Tên gọi Bến Nghé hiện có hai thuyết:
+ Tục truyền sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm
như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế (nghé tức trâu con).
+ Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer: Kompong: bến, Kon
Krabei: con trâu: Bến Nghé là cái bến mà người ta thường cho trâu, bò ra tắm. Có
nhiều địa danh được gọi là bến như: rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng
(Sông Bé)... Cho nên Bến Nghé có lúc còn được gọi là Bến Trâu như trong bài.
- Tên Bến Nghé, ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con
sông, cuối cùng dùng chỉ một địa phương (vùng trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay). Và có một thời, mỗi khi người ta nói Đồng Nai-Bến Nghé tức là nói
đến cả vùng đất Nam Bộ.
- Tuy nhiên, hiện nay trên bản đồ vẫn ghi khúc sông này là sông Sài Gòn. Còn
cái tên Bến Nghé hiện chỉ còn dùng để chỉ một con rạch: rạch Bến nghé chảy từ
sông Sài Gòn (cầu Khánh Hội) đến cầu Chữ Y. Con rạch này nhận nước của sông Sài
Gòn và là ranh giới tự nhiên giữa quận 1 và quận 4.
7. Sông Đạ Huoai:
Sông Đạ Huoai phát nguyên từ suối Đạ Mri, chảy xuống qua Suối
Tiên. Khi vào địa phận Đạ Huoai, lòng sông rộng dần ra trung bình 15 m, rồi đổ
vào sông Đồng Nai. Phụ lưu chính là sông Đạ Mrê có chiều dài 50 km, rộng từ 10
m đến 12 m.
8. Sông Vàm Cỏ:
Sông Vàm Cỏ thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông này có khoảng 10
chi lưu trong đó hai chi lưu trực tiếp tạo nên dòng sông là sông Vàm Cỏ Đông và
sông Vàm Cỏ Tây. Sông Vàm Cỏ đổ nước vào sông Soài Rạp, cách cửa Soài Rạp
khoảng 22 km. Tính từ chỗ ngã ba Vàm Cỏ Đông-Vàm Cỏ Tây (Tân Trụ) đến ngã ba
sông Soài Rạp, Vàm Cỏ dài 35,5 km. Sông Vàm Cỏ chảy qua tỉnh Long An và làm
ranh giới giữa Long An và Tiền Giang.
9. Vàm Cỏ Đông:
- Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ. Sông bắt
nguồn tư vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên
Giới, huyện Châu Thành, Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu,
Trảng Bàng (đều thuộc Tây Ninh).Và đi vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện
Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước và kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông
Vàm Cỏ Sông có chiều dài 220 km trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài hơn
150 km. Lưu vực sông rộng 8.500 km².
- Sông Vàm Cỏ Đông có một số chi lưu trong đó có sông Nhật Tảo. Vì có nhiều
nhánh sông nhỏ nên Vàm Cỏ Đông nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường
thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh
đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long).
- Đây là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt trong các cuộc chiến tranh. Trong
cuộc chiến chống Pháp, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy trận đánh đốt
tàu Hy Vọng của thực dân Pháp tại vàm Nhựt Tảo. Trong chiến tranh Việt Nam, đây
cũng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt.
- Sông này nổi tiếng với bài hát cùng tên là bài "Vàm Cỏ Đông" (sáng
tác: Trương Quang Lục, thơ: Hoài Vũ), "Lên ngàn" (sáng tác: Hoàng
Việt).
10. Vàm Cỏ Tây:
- Sông Vàm Cỏ Tây là tên một con sông chảy qua tỉnh Long An và
Tiền Giang. Sông này lấy nước từ sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười[1] rồi hợp
lưu với sông Vàm Cỏ Đông tạo thành sông Vàm Cỏ. Thành phố Tân An của tỉnh Long
An nằm bên hữu ngạn con sông này.
- Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ biên giới tỉnh Svay Rieng Campuchia chảy vào
huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước,
Châu Thành và Thành phố Tân An. Sông cùng với sông Vàm Cỏ Đông hợp thành sông
Vàm Cỏ đổ ra cửa Xoài Rạp.
- Sông Vàm cỏ Tây và Đông nước có màu xanh khi thủy triều lên và vàng đục khi
thủy triều xuống. Đây là nét đặc trưng riêng của sông Vàm cỏ khác với các sông
khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền
tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt cho dân cư.
11. Sông Cần Giuộc:
- Sông Cần Giuộc (hay sông Rạch Cát, sông Phước Lộc) là một dòng
sông nhỏ, chảy qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Đoạn chảy
qua Thành phố Hồ Chí Minh chỉ dài khoảng 500 m ở ngã ba sông Chợ Đệm - Rạch
Cát, còn lại chảy trên địa phận tỉnh Long An, tiếp giáp nhiều kênh rạch của lưu
vực sông Vàm Cỏ và huyện Bình Chánh, chảy qua địa phận xã Tân Kim, huyện Cần
Giuộc, qua thị trấn Cần Giuộc tới địa phận xã Phước Đông, huyện Cần Đước đến
cách sông Vàm cỏ khoảng 12.5 km thì dòng sông này tách thành 2 con sông. Một
hướng rẽ ra sông Xoài Rạp, một hướng xuống Vàm Cỏ. Ngoài ra, nhánh chính của
dòng sông này còn có chiếc cầu Rạch Cát bắc qua.
- Xuôi dòng sông này, nếu đi theo phía Tây có thể ra sông Xoài Rạp, phía Nam ra
sông Vàm Cỏ, phía Bắc ra sông Chợ Đệm, ra Kinh Đôi và từ đó ra sông Sài Gòn.
Tính từ lưu vực sông Vàm Cỏ đến sông Chợ Đệm, tổng chiều dài dòng sông này
khoảng 38 km.
- Dòng sông này có trận đánh lịch sử giữa quân Pháp - Việt năm 1858, Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng là một tác phẩm liên quan đến dòng sông này do Nguyễn
Đình Chiểu sáng tác.
12. Sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy):
Sông Lòng Tàu là một phân lưu của sông Đồng Nai,dài khoảng 75
km, có độ sâu trung bình là 15 m, đổ ra biển Đông tại vịnh Gành Rái. Đến lượt
nó. Lòng Tàu lại có hai phân lưu là sông Ngã Ba và sông Ngã Bảy. Tính từ ngã ba
nơi sông Lòng Tàu tách ra khỏi sông Đồng Nai đến chỗ sông Ngã Bảy tách ra, Sông
Lòng Tàu chảy qua huyện Cần Giờ. Đây là một tuyến giao thông đường thủy quan
trọng ở Đông Nam Bộ, nơi các tàu biển từ biển Đông đi qua cửa sông Ngã Bảy vào
cập cụm cảng Sài Gòn.
13. Sông Ngã Bảy:
- Sông Ngã Bảy tại huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh.Sông được bắt
nguồn từ đoạn hợp lưu sông Lòng Tàu và sông Dừa từ hướng đông bắc đổ tới. Tại
đây sông chảy thêm một đoạn khoảng 2km nữa thì tiếp tục nhận nước từ sông Đồng
Tranh từ hướng bắc đổ vào. Chảy thêm khoảng 4km nữa thì sông đổi hướng nam đổ
ra biển Đông tại vịnh Rành Gái.
- Trên đường chảy ra biển Đông, ngoài các sông lớn như sông Lòng Tàu, sông Đồng
Tranh, sông Dừa, sông còn nhận thêm nước từ các con sông nhỏ khác từ hai bên đổ
vào nên có tên gọi là sông Ngã Bảy (tức có 7 nhánh sông đổ vào).
- Sông có chiều dài khoảng 15km, lòng sông rộng. Nơi đây cũng là vị trí của
trận thuỷ chiến nổi tiếng năm 1782 giữa Tây Sơn và Chúa Nguyễn, trận Thất Kỳ
Giang.
14. Sông Đồng Tranh:
- Sông Đồng Tranh là một phân lưu của sông Đồng Nai làm ranh
giới tự nhiên giữa TP.HCM và Đồng Nai.Sông được chảy tách ra từ sông Lòng Tàu
tại địa phận xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch chảy theo hướng đông - đông nam,
đến đoạn giao với sông Bà Giỏi tại xã Phước An, Nhơn trạch đổi hướng chảy theo
hướng nam và nhập vào với sông Ngã Bảy tại xã Thạch An, Cần Giờ.
- Sông có chiều dài khoảng 30km, từ đoạn sông Lòng Tàu và sông Bà Giỏi làm ranh
giới tự nhiên giữa hai huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai và Cần Giờ, TP.HCM.
15. Sông Thị Vải:
- Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên
giữa Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
- Sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng đông - nam, qua Nhơn
Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển tại vịnh Gành
Rái.
- Sông có tổng chiều dài khoảng 76km, đoạn chảy theo hướng nam làm ranh giới tự
nhiên giữa hai huyện Nhơn Trạch, TP.HCM và Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu.
16. Sông Soài Rạp:
- Sông Soài Rạp hay Xoài Rạp là một phân lưu của hệ thống sông
Sài Gòn - sông Đồng Nai.
- Sông được bắt đầu từ đoạn xã Phú Xuân, Nhà Bè và xã Bình Khánh, Cần Giờ theo
hướng nam đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp, và làm ranh giới tự nhiên giữa
huyện Cần Giờ và Nhà Bè, giữa Cần Giờ và huyện Cần Giuộc (Long An), giữa Cần
Giờ và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).
- Sông có chiều dài khoảng 40km, khúc rộng nhất của sông khoảng 3km nằm phía hạ
lưu nơi ranh giới giữa xã Lý Nhơn, Cần Giờ và xã Gia Thuận, Gò Công Đông.
- Hiện nay, sông Soài Rạp đang được tiến hành nạo vét độ sâu của lòng sông vì
tương lai sẽ có 1 hệ thống cảng biển lớn và hiện đại của quốc gia năm trên
luồng sông này đó là cảng Hiệp Phước nhằm thay thế cho hệ thống cảng Sài Gòn cũ.
- Các sông và kênh khác:
+ Kênh Choán: Nối từ Hoằng Hà đến Kênh Bà Tống.
+ Kênh Bà Tống: Nối từ kênh Tắt Ông Nghĩa đến sông Soài Rạp.
+ Sông Dần Xây:Nối từ sông Lòng Tàu đến sông Dinh Bà.
+ Sông Dinh Bà :Nối từ sông Dần Xây đến sông Lò Rèn.
+ Sông Lò Rèn: Nối từ sông Dinh Bà đến sông Vàm Sát.
+ Sông Vàm Sát: Nối từ sông Lò Rèn đến sông Soài Rạp.
IX. HỆ THỐNG SÔNG MÊ KÔNG (Cửu Long):
- Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, có chiều dài hơn
4.800 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Diện tích lưu vực 795.000 km2
rộng gần bằng nước Pháp và Đức cộng lại. Sông MêKông chảy qua lãnh thổ của
6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đây là
nơi sinh sống của trên 65 triệu người và có nguồn tài nguyên phong phú, đa
dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của các nước ven sông.
- Tính theo độ dài, sông Mêkông đứng thứ 12 thế giới và thứ 7 châu Á, còn tính
theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới. Sông này xuất phát từ vùng núi
cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam.
Các quốc gia kể trên (trừ Trung Quốc) nằm trong Ủy ban sông Mê Kông. Đặc điểm
thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé
Sap - hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á - người Việt thường gọi là "Biển
Hồ".
- Thượng nguồn Sông Mê Kông gồm hai nhánh: nhánh tây bắc và nhánh bắc, nhánh
tây bắc được biết đến nhiều hơn, vị thế gần đèo Lungmug với chiều dài 87,75 km.
Nhánh bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5.224 m,
gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km. Đầu nguồn của dòng sông
đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây. Năm 1994, một
phái đoàn Trung Quốc và Nhật Bản đã đến nguồn phía Bắc đồng lúc phái đoàn Pháp,
do M. Peissel dẫn đầu, đến nguồn mạch phía tây với cùng một mục đích: chứng
minh nguồn mạch chính của sông Mê Kông. Sau đó, những cuộc thám hiểm kế tiếp
cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Hoa, Mỹ và Nhật Bản đã chính
thức xác minh nguồn mạch sông Cửu Long thuộc nhánh bắc. Các con số về độ dài
của sông dao động trong khoảng 4.200 km đến 4.850 km.
- Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, đoạn đầu
nguồn được gọi là Trát Khúc, có nghĩa là "con sông cuộn sóng".
Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc tạo ra Lan Thương
Giang. Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, và con sông này rời Trung
Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển.
- Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước
Myanma và Lào. Tại điểm cuối của biên giới, con sông này hợp lưu với sông nhánh
Ruak tại Tam giác vàng. Điểm này cũng là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ
của Mê Kông.
- Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng
chảy chạy vào đất Lào. Nó được người Lào và người Thái gọi với tên Mènam Khong
(Mènam nghĩa là "sông"). Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung. Ngoài ra
một nhánh nhỏ thượng lưu sông Mê Kông bắt nguồn từ Điện Biên, đó là sông Pa
Thơm do sông Nậm Rốn ở thung lũng Mường Thanh và sông Nậm Lúa nhập làm một, khi
sang đất Lào nó gặp nhánh sông Mê Kông ở BanChum. Khoảng sông ở Lào đặc trưng
bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước sâu khoảng nửa mét
vào mùa khô. Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prabang, ở đó nó có thể rộng tới 4
km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau.
- Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua
Viêng Chăn, sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này có chi
lưu chính hữu ngạn từ Thái Lan đổ vào: Mènam Mun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu
vực Si Phan Đôn (bốn ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia.
Thác nước này dài 15 km, cao 18 m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối
với giao thông bằng đường thủy.
- Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk hay Tông-lê Thơm (sông
lớn). Vùng nước chảy xiết Sambor phía trên Kratie là cản trở giao thông cuối
cùng. Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính
của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê
Sáp.
- Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang
Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam
gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu
thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam,
sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.
- Người châu Âu đầu tiên thám hiểm sông Mê Kông là người Bồ Đào Nha có tên là
Antonio de Faria vào năm 1540; bản đồ của người châu Âu năm 1563 có vẽ lại con
sông này, mặc dù chỉ có một đoạn nhỏ ở khu vực đồng bằng châu thổ.
- Vào lãnh thổ việt nam sông Tiền Giang và sông Hậu Giang chia thành 6 nhánh
phụ đổ ra biển đông qua 9 cửa biển lần lượt từ bắc xuống nam: cửa Tiểu, của Đại,
cửa Ba Lạt, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hẫu, cửa Định An, cửa Bassac
và cửa Trần Đề. Vì vậy sông Mê Kong trên đất Việt Nam mang tên Cửu Long.
1. Sông Tiền:
Sông Tiền hay Tiền Giang là tên của đoạn chảy trên lãnh thổ Việt
Nam của dòng chính của sông Mê Kông. Đoạn đầu nguồn của sông Tiền Giang trên
đất Campuchia kể từ Phnom Penh được gọi là Tonlé Bassac Thượng. Sông Tiền Giang
chảy qua Tân Châu, Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang; Cao Lãnh, Sa Đéc thuộc tỉnh
Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đổ ra biển qua 6 cửa. Từ
Vĩnh Long về hạ lưu, sông Tiền có bốn phân lưu và đổ ra biển Đông qua sáu cửa
sông, tính từ phía bắc xuống là:
- Sông Mỹ Tho, chảy qua Mỹ Tho và phía Nam Gò Công, ra biển bằng cửa Tiểu và
cửa Đại.
- Sông Ba Lai chảy qua phía Bắc tỉnh Bến Tre , đổ ra cửa Ba Lai.
- Sông Hàm Luông, chảy qua phía Nam tỉnh Bến Tre đổ ra cửa Hàm Luông.
- Sông Cổ Chiên, là ranh giới tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, đổ ra biển bằng hai cửa
Cổ Chiên và Cung Hầu.
- Sông Cửa Tiểu, là một phân lưu của sông Tiền tách ra từ Sông Mỹ Tho, có chiều
dài khoảng 45 km, chảy theo hướng Tây-Đông bắt đầu từ cù lao Tấu (cách cầu Rạch
Miễu khoảng 14 km về phía hạ lưu của sông Tiền (Sông Mỹ Tho), chảy qua các
huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông của Tiền Giang và đổ vào biển Đông tại
cửa Tiều, huyện Gò Công Đông.
2. Sông Hậu:
- Sông Hậu, hay Hậu Giang, đổ ra biển Đông qua cửa Tranh Đề và
cửa Định An. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn
nữa.
- Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu Giang chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên thuộc
tỉnh An Giang; qua TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, làm ranh
giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu
Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Đoạn rộng nhất của con sông nay là
giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km. Và
đổ ra biển bằng 2 cửa chính là cửa Định An và cửa Trần Đề.
- Sông Tiền Giang và Hậu Giang được nối với nhau bằng hệ thống sông tự nhiên và
kenh đào như: kênh Tân Châu, Châu Đốc, sông Vàm Nao, kênh Lấp Vò- Sa Đéc, kênh
Chợ Lách, sông Măng Thít và rạch Trà Ôn.
- Hai hệ thống sông Cửu Long và Đồng Nai được nối với nhau bằng kênh Chợ Gạo.
3. Sông tại Serepôk (sông Đăk Krông):
- Serepôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle
Xrepok, là dòng sông lớn nhất ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông
Mekong. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk được gọi là sông Đăk Krông. Tính từ chỗ
hợp lưu của sông Krông Ana và sông Krông Nô tới chỗ hợp lưu với Sông Mê Kông
dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn
chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km.
- Sông được hình thành hoàn toàn trên địa phận Đăk Lăk và được hợp thành từ hai
dòng sông nhỏ là sông Krông Ana và sông Krông Nô (sông Mẹ và sông Bố). Sông
chảy qua các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp của Đăk Lăk. Vừa ra khỏi lãnh
thổ Việt Nam, Serepôk được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea
H'leo. Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng.
Trước khi nhập vào, nó còn nhận nước từ sông Sesan và sông Sekong (hai sông này
cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam).
- Sông Serepôk có nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như: thác
Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H'linh, thác Gia Long, thác
Bảy Nhánh... là những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.
- Dòng sông này có lưu lượng nước rất lớn, hệ sinh thái của sông cũng rất phong
phú và đa dạng, tạo nên một nguồn lợi to lớn về thủy sản và thủy điện. Ở đây có
các loài cá đặc sản như cá lăng và đặc biệt là cá mõm trâu (loài cá nhiều người
vẫn đinh ninh là cá anh vũ tiến vua). Serepôk là nguồn nước mặt quan trọng của
Đắk Lắk.
- Cuối thế kỷ 19, khi đường bộ còn chưa phát triển, sông Serepôk là một trong
những đường giao thương quan trọng trong vùng. Người Lào và Cao Miên thường đi
thuyền ngược dòng sông để đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với vùng cao nguyên
Đắk Lắk của Việt Nam. Bản Đôn ngay từ ngày ấy đã trở thành một thương cảng sầm
uất; nơi đây lúc ấy có thể ví như Hội An của Đà Nẵng hay Phố Hiến - Hưng Yên. Người
Lào khi đến buôn bán đã định cư ở đây rất đông, góp phần xây dựng lên một Bản
Đôn nổi tiếng với những bản sắc văn hóa đặc trưng như ngày nay.
4. Sông Sê San:
- Sông Sê San là chi lưu lớn của sông Mekong bắt nguồn từ Bắc và
Trung Tây Nguyên rồi chảy sang lãnh thổ Campuchia và nhập vào sông Serepok gần
Stung Treng.
- Sông Sê San có lưu vực rộng 17.000 km². Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Sê San
nằm trên hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum với tổng chiều dài sông chính là 237 km,
diện tích lưu vực là 11.450 km². Sông Sê San có hai chi lưu là Krong Pô Kô ở
phía hữu ngạn và Dak Bla phía tả ngạn. Trên lãnh thổ Campuchia, sông chảy qua
tỉnh Ratanakiri và Stung Treng.
- Phần phía thượng lưu của sông nằm trong vùng đồi núi thấp, độ dốc địa hình
trung bình. Trên phía Đông-Bắc của phần thượng lưu, sông tiếp giáp với vùng
phân thuỷ giữa Đông và Tây của dải Trường sơn. Phần phía hạ lưu, thung lũng
sông nằm trong các hẻm sâu của các dãy núi cao, độ dốc địa hình khá lớn.
5. Sông Pô Kô:
Sông Pô Kô ở phía tây tỉnh Kon Tum, nó là một phụ lưu của sông
Sê San. Sông Pô Kô bắt nguồn từ vùng núi ở huyện Đắk Glei, chảy qua huyện Ngọc
Hồi, huyện Đắk Tô và làm thành ranh giới tự nhiên giữa Đắk Tô với Đắk Hà, giữa
Sa Thầy với Đắk Hà, giữa Sa Thầy với thành phố Kon Tum rồi hợp với sông Dak Bla
tạo thành sông Sê San.
Trên địa phận huyện Đắk Glei, sông còn có tên Đak Pô Kô, và đoạn gần chỗ hợp
lưu với Dak Bla, sông còn có tên krong Pô Kô.Trên sông Pô Kô có công trình thủy
điện Plei Krông.
6. Sông Đắk Bla:
- Sông Đắk Bla nổi tiếng khắp Tây Nguyên vì chảy ngược lên hướng
Tây.Nếu như nhiều dòng sông khác ở Việt Nam bắt nguồn từ Trường Sơn chảy về
biển Đông thì sông Đắk Bla lại theo hướng Tây Trường Sơn, lẻ loi một mình,
trượt dài 100km, từ địa phận huyện Kon Plong ở phía Tây tỉnh Kon Tum về thị xã,
rồi lượn sang hướng Tây-Tây Nam hợp với con sông Krông Pô Kô từ hướng bắc đổ
xuống thành con sông lớn Sê Sang hùng vĩ.
- Trước đây người dân Kon Tum quen gọi là Đắk Bla - Ya Ly và sau này gọi là
sông Sê San. Đắk Bla chảy sang Campuchia rồi hòa cùng dòng Mê Kông. Đắk Bla gắn
liền với nhiều huyền thoại của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dọc triền
sông. Đắk Bla còn là dòng sông có loài cá quý, bao đời dùng để "tiến
vua", mang tên Anh Vũ...
7. Sông Hàm Luông:
Là một phân lưu của sông Tiền chảy qua tỉnh Bến Tre.Sông bắt đầu
từ địa phận xã Tân Phú-Châu Thành, chảy qua địa phận các huyện như Châu Thành,
Chợ Lách, Mỏ Cày, thị xã Bến Tre, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri đổ ra biển Đông
tại cửa Hàm Luông. Sông có chiều dài khoảng 70 km, giữa sông có các cù lao lớn
như cù lao Đất, cù lao Linh, cù lao Ốc
8. Sông Cổ Chiên:
- Sông Cổ Chiên là một phân lưu của sông Tiền , chảy qua các
tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.
- Sông bắt đầu từ thành phố Vĩnh Long ,đổ ra biển Đông qua 2 cửa sông là cửa
Cung Hầu và cửa Cổ Chiên. Cửa Cổ Chiên ở phía tỉnh Bến Tre và cửa Cung Hầu ở
phía Trà Vinh. Con sông này có chiều dài khoảng 82 km, là ranh giới tự nhiên
giữa các tỉnh Vĩnh Long với Bến Tre, Trà Vinh với Bến Tre.
9. Sông Vàm Nao:
- Sông Vàm Nao, hay Vàm Lao, Vàm Giao hay Vàm Giao Giang và tên
Khmer là Pãm pênk Nàv, là dòng sông tại tỉnh An Giang, dài 6,5 km, rộng
bình quân 700m, độ sâu trên 17m, một bờ thuộc xã Kiến An (huyện Chợ Mới), một
bờ thuộc xã Tân Trung (huyện Phú Tân), nối sông Tiền với sông Hậu. Vàm Nao có
vai trò quan trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long về thủy lợi và giao thông
vận tải. Vàm Nao còn nổi tiếng vì là nơi xảy ra trận thủy chiến khốc liệt giữa
quân Việt và quân Xiêm vào cuối năm 1833, và còn vì các đặc sản như cá hô, cá
bông lau...
- Tên Vàm Nao, với nghĩa "nao núng, nao lòng",xưa kia hàng năm vào
khoảng tháng 7 cho đến tháng 10 âm lịch (mùa nước nổi), nước sông đỏ ngầu từ
thượng nguồn, theo hai nhánh sông Tiền, sông Hậu cùng cuồn cuộn đổ về, rồi giao
nhau nên xoáy tròn như thác lũ... Do đó, người chưa quen cách chèo lái khi qua
khúc sông này, thường sợ hãi vì rất dễ đắm thuyển. Về sau triều đình Huế cho
Hán hóa tên Vàm Nao và muốn cho nó nên thơ và đừng nao nữa, nên ban cho nó cái
tên Thuận Giang hay Thuận Cảng.
- Trận thủy chiến Vàm Nao 1833:
+ Vào năm Quý Tỵ (1833), theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi, vua
Xiêm sai tướng Chiêm Phi Nhã Chất Tri và Chiêu Phi Nhã Phật Lăng đem 20 vạn
quân cùng với 350 chiến thuyền, chia làm 5 đạo, bằng nhiều hướng đánh vào một
số tỉnh ở miền Trung, Châu Đốc và Hà Tiên. Quân Xiêm theo đường kênh Vĩnh Tế
chiếm Châu Đốc. Quân Việt đành phải rút về Đông Khẩu (Sa Đéc) để bảo toàn lực
lượng. Trước tình hình nguy ngập này, Tướng Giảng và tướng Nguyễn Xuân tức tốc
chiếm giữ Vàm Nao và cho người cấp báo về Huế xin viện binh.
+ Ở Châu Đốc, sau khi chuẩn bị xong, thủy quân Xiêm tiến xuống
sông Vàm Nao. Chiều ngày mùng 4 tháng Chạp năm 1833, lợi dụng rừng rậm um tùm
hai bên bờ sông, quân ta chiếm đóng và sẳn sàng ứng chiến. Đúng canh tư, quân
ta bất ngờ đánh úp quân giặc. Với sự giúp sức của các tướng sĩ ở Vĩnh Long,
Định Tường và Gia Định, chẳng bao lâu, thì đẩy lùi được quân Xiêm. Mười lăm
chiến thuyền giặc bị nhấn chìm, ta thu được nhiều súng ống và đạn dược..
10. Sông Châu Đốc:
- Sông Châu Đốc là một con sông nhỏ thuộc tỉnh An Giang. Sông
được bắt nguồn từ sông TaKeo, Campuchia, chảy vào An Giang tại xã Đa Phước,
huyện An Phú. Từ đây sông chảy theo hướng đông-nam đến và giao nhau với sông Hậu
tại ngã ba sông Châu Đốc-sông Hậu ở trung tâm thị xã Châu Đốc, đây cũng là nơi
bắt nguồn của kênh Vĩnh Tế theo hướng tây nam đổ ra vịnh Thái Lan. Sông có
chiều dài khoảng 15km, là đường thủy thuận lợi giữa tỉnh An Giang và tỉnh
Takeo, Campuchia.
- Sông Tiền Giang và Hậu Giang được nối với nhau bằng hệ thống sông tự nhiên và
kenh, đào như: kênh tân châu, châu đốc, sông vàm nao, kenh lấp vò - sa đéc,
kênh chợ lách, sông măng thít và rạch trà ôn. Hai hệ thống sông cửu long và
đồng nai được nối với nhau bằng kênh chợ gạo.
B. CÁC SÔNG THEO ĐỊA DANH:
I. Sông tại các tỉnh vùng Đông - Bắc:
1. Tại Lạng Sơn:
- Sông Ba Thín, Sông Bắc Giang, Sông Chũ, Sông Kỳ Cùng thuộc hệ
thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang.
- Sông Lục Nam, Sông Bắc Khê, Sông Thương thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
2. Tại Cao Bằng:
- Các sông: Sông Gâm, Sông Nho Quế, thuộc hệ thống Sông Hồng.
- Sông Bằng thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang.
- Sông Quây Sơn.
3. Tại Hà Giang:
Sông Chảy, Sông Gâm, Sông Lô, Sông Nho Quế đều thuộc hệ thống
Sông Hồng.
4. Tại Tuyên Quang: Sông Gâm, Sông
Lô, Sông Phó Đáy đều thuộc hệ thống Sông Hồng.
5. Tại Phú Thọ:
Sông Thao, Sông Chảy, Sông Lô, Sông Đà đều thuộc hệ thống Sông
Hồng.
6. Tại Vĩnh Phúc:
- Sông Hồng,Sông Phó Đáy thuộc hệ thống Sông Hồng.
- Sông Cà Lồ thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
7. Tại Bắc Kạn:
- Sông Phó Đáy thuộc hệ thống Sông Hồng;
- Sông Bắc Giang, Sông Cầu thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
8. Tại Thái Nguyên:
Sông Cầu, Sông Công, Sông Sỏi đều thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
9. Tại Bắc Giang: Sông Chũ, Sông Cầu, Sông Lục Nam, Sông Thương
thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
10. Tại Bắc Ninh:
Sông Cà Lồ, Sông Cầu, Sông Thái Bình, Sông Đuống thuộc hệ thống
Sông Thái Bình.
11. Tại Quảng Ninh:
Sông Bạch Đằng, Sông Chanh thuộc Hệ thống Sông Thái Bình.
12. Các sông khác tại Cao Bằng:
12.1. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên
giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện
Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến
xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng
của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách
ra thành nhiều nhánh, đột ngột hạ thấp xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản
Giốc. Sau khi xuống đáy thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.
12.2. Thác Bản Giốc, (tiếng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên -
Bản Ước, la tinh hóa là Detian), là một thác nước nằm trên biên giới Việt Nam
và Trung Quốc; phần thác bên trái và nửa phía Nam của thác bên phải thuộc chủ
quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía
Bắc của thác chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây. Thác nước
này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc.
- Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên
một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina,
thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa
Kỳ).
- Thác Bản Giốc hiện nay là thắng cảnh du lịch, và đã được bình chọn là
"Thác nước đẹp nhất Trung Quốc" trong hoạt động bình chọn "Nơi
đẹp nhất Trung Quốc" do tạp chí "Địa lý quốc gia Trung Quốc" tổ
chức vào tháng 10 năm 2005. Thác Bản Giốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình
với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ
thuật, thác cũng có tiềm năng thủy điện.
- Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước.
Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân
thác là mặt sông rộng, với bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác
khoảng hơn 5km có động Ngườm Ngao, dài 3 km. Thác Bản Giốc được chia thành hai
phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao. Đây là thác phụ vì lượng nước không lớn.
Thác thấp là thác chính nằm ở phía Bắc.
- Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định
qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh
xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần
thác chính chia đôi.
13. Các sông khác tại Quảng Ninh:
13.1. Sông Ka Long (Sông Móng Cái):
- Sông Ka Long hay sông Bắc Luân( hay Bắc Luân hà) là một con
sông tại tại khu vực biên giới giữa thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt
Nam) và huyện cấp thị Đông Hưng (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung
Quốc).Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà
Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới.
- Sông này bắt nguồn từ khu vực Thập Vạn Đại Sơn của Phòng Thành, Trung Hoa,
chảy theo hướng đông nam tới Đông Hưng và đi dọc theo biên giới Đông Hưng -
Móng Cái bên bờ nam là thị xã Móng Cái của Việt Nam, bờ bắc là huyện cấp thị
Đông Hưng của Trung Quốc. Đi đến địa phận phường Ka Long (Móng Cái), sông chia
thành 2 nhánh; 1 nhánh chảy theo hướng nam xuyên qua thành phố Móng Cái,đổ ra
biển ở chỗ giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh; 1 nhánh tiếp tục đi dọc
theo biên giới rồi vào vịnh Bắc Bộ tại cửa Bắc Luân phía đông bắc phường Hải
Hòa.
- Bắc qua nhánh chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu
Hòa Bình. Bắc qua nhánh chảy qua biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa
khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.
- Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt
Nam-Trung Quốc là 60 km.
13.2. Sông Ba Chẽ:
Sông Ba Chẽ là một trong những con sông lớn tại tỉnh Quảng Ninh.
Sông được bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ, chảy sang huyện Ba Chẽ, qua thị trấn Ba
Chẽ đổ ra biển. Sông có chiều dài khoảng 80km, đoạn thượng lưu dốc, nhiều ghềnh
thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển lòng sông rộng dần.
13.3. Sông Tiên Yên: Sông Tiên Yên Bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc, chảy vào Quảng Ninh tại địa phận xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Từ
Hoành Mô, sông chảy ngoằn ngoèo theo hướng nam, qua huyện Tiên Yên đến thị trấn
Tiên Yên đổi hướng đông nam đổ ra biển tại cửa Mô. Sông có tổng chiều dài
khoảng 60km, trong đó đoạn chảy qua Tiên Yên có chiều dài khoảng 31km.
13.4. Sông Sinh.
13.5. Sông Uông.
II. CÁC SÔNG TẠI CÁC TỈNH VÙNG TÂY - BẮC:
1. Tại Lai Châu:
Có Sông Đà, Sông Nậm Thi thuộc Hệ thống Sông Hồng.
2. Tại Lào Cai:
Có Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Nậm Thi đều thuộc hệ thống Sông
Hồng.
3. Tại Yên Bái: Có Sông Hồng, Sông Chảy đều thuộc thuộc hệ thống
Sông Hồng.
4. Tại Điện Biên:
- Sông Mã thuộc hệ thống sông Mã.
- Sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.
5. Tại Sơn La:
- Sông Mã thuộc hệ thống sông Mã.
- Sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.
6. Tại Hòa Bình:
- Sông Bôi, Sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.
- Sông Bưởi thuộc hệ thống sông Mã.
III. CÁC SÔNG THUỘC CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ:
1. Tại Ninh Bình:
Ninh Bình là một tỉnh có địa hình khá phức tạp, đa dạng, có thể
phân thành ba vùng: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng đồng bằng ven biển.
Ninh Bình có rất nhiều sông, suối và kênh rạch. Tổng chiều dài sông suối trong
tỉnh là 811 km.
- Sông Đáy, Sông Bôi, Sông Càn, Sông Hoàng Long, Sông Vạc,Sông Vân thuộc Hệ
thống Sông Hồng.
- Các sông khác tại Ninh Bình: Sông Nhà Lê, Sông Sào Khê, Sông Ngô Đồng.
1.1. Sông Ngô Đồng:
Sông Ngô Đồng là một con sông nhỏ tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình,là một chi lưu của sông Sào Khê (là sông nối sông Hoàng Long với
sông Vạc). Sông Ngô Đồng chảy từ vùng đầm trũng của hệ thống núi đá vôi Tràng
An, len qua các vách núi và cánh đồng lúa rồi đổ nước vào hệ thống sông Vạc tại
gần cầu Vũng Trắm. Trên sông có danh thắng Tam Cốc, đền Thái Vi.
1.2. Sông Sào Khê:
- Sông Sào Khê là con sông chảy qua khu di tích cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đây là một con sông được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Sông Sào Khê hiện được xây kè, nạo vét dòng chảy, tôn tạo cảnh quan để trở
thành tuyến du lịch đường sông vào cố đô Hoa Lư.
- Sông Sào Khê chảy theo hướng chính Bắc Nam và ngược lại tùy theo mùa. Điểm
khởi đầu phía bắc bắt đầu từ sông Hoàng Long tại cống Trường Yên, xuyên dọc kinh
đô Hoa Lư rồi cùng với sông Chanh nối với sông Vân, sông Vạc tại cầu Vân trên
quốc lộ 1A. Tổng chiều dài sông khoảng 14 km, bề rộng lòng sông dao động từ 20
m đến 141 m. Trên sông còn có các di tích khác như cầu Đông, cầu Dền, Ghềnh
Tháp - phủ Vườn Thiên. Sông Sào Khê được công nhận là di tích lịch sử gắn với
kinh đô Hoa Lư và sự kiện dời đô về Thăng Long bằng đường thủy.
2. Tại Hà Nam:
Sông Nhuệ, Sông Phủ Lý, Sông Đáy thuộc hệ thống sông Hồng.
3. Tại Hà Nội:
- Sông Đuống, Sông Cà Lồ, Sông Công thuộc hệ thống sông Thái
Bình.
- Sông Hồng, Sông Đà, Sông đáy, Sông Nhuệ thuộc hệ thống sông Hồng.
- Các sông khác.
3.1. Sông Tô Lịch:
- Sông Tô Lịch chảy trong địa phận Hà Nội, dòng chính sông Tô
Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được
gọi là Kim Giang. Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào
thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng
thành Đại La.
- Tô Lịch vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng sang sông
Nhuệ. Đoạn sông từ phố Cầu Gỗ đến đường Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một
vài dấu tích như ở Thụy Khuê. Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng
nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ Cầu Gỗ ngược
lên (cống chéo) Hàng Lược, men theo đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc
thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay
ra đến đường Bưởi (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay).
- Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ cầu Giấy, chảy cùng hướng với đường Láng và
đường Kim Giang về phía Nam tới sông Nhuệ.
- Sông Tô Lịch là một sông cổ của Thăng Long. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn
bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố.
3.2. Sông Kim Ngưu:
- Sông Kim Ngưu là một dòng sông tại Hà Nội. Kim Ngưu (chữ Hán
Việt) có nghĩa là Trâu Vàng. Theo truyện cổ dân gian, Trâu Vàng ở bên Tàu khi
nghe thấy tiếng chuông đồng đen của thiền sư Nguyễn Minh Không ở nước Nam thì
tưởng là tiếng trâu mẹ gọi liền chạy sang. Đường nó chạy lún xuống thành sông
Kim Ngưu. Đến phía Tây thành Thăng Long thì tiếng chuông dứt, Trâu Vàng liền
xới đất tung lên để tìm mẹ làm đất chỗ đó thụt xuống, thành hồ Kim Ngưu, tức Hồ
Tây.
- Sông Kim Ngưu cổ, theo Trần Quốc Vượng, là một phân lưu của sông Tô Lịch. Nó
lấy nước từ Tô Lịch ở ô Cầu Giấy, chảy theo hướng Tây-Đông tới Đội Cấn và lại
lấy nước từ Tô Lịch khi tới ô Thụy Chương (Thụy Khê), chảy theo hướng Bắc-Nam
(đoạn này còn gọi là sông Ngọc Hà), chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, ô
Chợ Dừa, Xã Đàn, Kim Liên, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, Yên Sở, rồi hợp lưu trở lại ở
Văn Điển. Đến lượt mình, Kim Ngưu lại có các phân lưu là sông Trung Liệt (tách
ra tại Hào Nam), sông Sét và sông Lừ (đều tách khỏi Kim Ngưu tại khu vực Kim
Liên, Phương Liệt).
- Sông Kim Ngưu xưa là một tuyến giao thông đường thủy, nay chỉ có chức năng là
một sông thoát nước cho nội thành Hà Nội.
3.3. Sông Lừ:
- Sông Lừ là một dòng sông tại Hà Nội.
- Sông Lừ cổ là một phân lưu của sông Kim Ngưu (và Kim Ngưu đến lượt nó lại là
một phân lưu của sông Tô Lịch), tách khỏi Kim Ngưu ở Phương Liệt và chảy về
phía Nam Thanh Trì và hợp lưu với Tô Lịch. Tuy nhiên, do sông Kim Ngưu có nhiều
đoạn bị lấp, nên đoạn Kim Ngưu còn sót từ Nam Đồng tới Phương Liệt ngày nay
cũng được coi là sông Lừ. Mặt khác, khi thực hiện dự án cải tạo hệ thống thoát
nước ở Hà Nội vào cuối thập niên 1990 đầu thập niên 2000, người ta đã nắn dòng
cho phần lớn lượng nước sông Lừ đổ vào sông Sét rồi vào hồ điều hòa Yên Sở.
- Sông Lừ ngày nay dài khoảng 10 km, lòng sông rộng từ 10 đến 20 m, chảy qua
địa bàn các phường Nam Đồng, Trung Tự, Kim Liên, Khương Thượng, Phương Mai,
Phương Liên (quận Đống Đa). Đến Phương Liên, sông Lừ chia làm hai, một rẽ sang
phía Đông tời Giáp Bát và hội lưu với sông Sét, một chảy tiếp về phía Nam qua
Định Công và hội lưu với sông Tô Lịch tại phía Bắc khu đô thị Linh Đàm gần cầu
Dậu, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Nhánh hội lưu với Tô Lịch càng gần đến chỗ
hội lưu thì dòng chảy càng thu hẹp lại.
3.4. Sông Sét:
- Sông Sét cổ là một phân lưu của sông Kim Ngưu. Nó tách khỏi
Kim Ngưu ở Phương Liệt. Tại chỗ sông Sét tách ra, Kim Ngưu đổi hướng chảy lên
phía Bắc tới khu vực hồ Bảy Mẫu và đầm Kim Liên, còn sông Sét chảy về phía Nam.
Tuy nhiên, do bồi, lấp, sông Kim Ngưu tại Phương Liệt bị đứt quãng khiến cho
đoạn Kim Ngưu ngược lên phía Bắc bị tách riêng ra. Sông Sét ngày nay bao gồm cả
đoạn sông Kim Ngưu đó. Nó chảy trong địa phận các quận Hai Bà Trưng và Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội.
- Sông Sét dài hơn 3,6 km, bắt nguồn từ hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất
(quận Hai Bà Trưng), chảy theo hướng Bắc-Nam và đổ vào hồ Yên Sở (quận Hoàng
Mai). Khi đi qua Giáp Bát, nó nhận nước từ một phân lưu của sông Lừ từ Phương
Liên chảy sang. Sông Sét suốt nhiều năm bị bùn bồi lắng và bị các công trình
xây dựng lấn bờ, nên bề rộng và độ sâu của sông đã giảm đáng kể. Nhiều nơi,
sông chỉ rộng chừng 5 m. Độ sâu trung bình của sông chỉ hơn 1 m.
3.5. Sông Tích:
Sông Tích còn gọi là sông Tích Giang hay sông Con (khi so sánh
với sông Hồng-sông Cái), là phụ lưu cấp I của sông Đáy, thuộc hệ thống sông
Hồng, bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, đầu nguồn là các hồ Suối Hai, Đồng Mô. Sông
Tích chảy qua các huyện của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc địa bàn Hà Nội, là: Ba
Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. Sông Tích
nhận nước từ sông Bùi tại vị trí cầu Tân Trương trên quốc lộ 6 thuộc địa bàn
huyện Chương Mỹ, và đổ nước vào sông Đáy tại xã Phúc Lâm huyện Mỹ Đức. Dọc hai
bên bờ sông Tích có nhiều địa điểm du lịch văn hóa lịch sử: khu du lịch nghỉ
dưỡng hồ Suối Hai, làng cổ Đường Lâm, đền Và, trại tù Sơn Tây, thành cổ Sơn
Tây, khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, Ao Vua. Chiều dài dòng chính của sông Tích
là 91 km (tổng chiều dài toàn lưu vực sông Tích là 110 km), diện tích lưu vực
1330km2. Trên lưu vực sông Tích, có các hồ Đồng Mô - Ngải Sơn (rộng 1.260 ha),
hồ Suối Hai (671 ha), hồ Xuân Khanh (104 ha) góp nước cho con sông này.
4. Tại Hưng Yên
- Sông Hồng, Sông Luộc, Sông Sặt đều thuộc hệ thống sông Hồng.
- Sông khác tại Hưng Yên: Sông Cửu An.
4.1. Sông Sặt:
- Sông Sặt (hay sông Kẻ Sặt) là một con sông chảy ở phía Đông
của tỉnh Hưng Yên, sông nối giữa sông Sinh (Hải Dương) vào khúc cuối của sông
Cửu An, có chiều dài 35 km. Đoạn chảy ở Hưng Yên có chiều dài trên 20km, từ
Thịnh Vạn (Mỹ Hào) đến Tòng Hóa (Phù Cừ).
- Sông này chảy song song với sông Hồng, tạo thành địa giới tự nhiên phía Đông
của tỉnh Hưng Yên, làm cho Hưng Yên có ba mặt đều là sông.
4.2. Sông Cửu An:
- Sông Cửu An là con sông nhỏ nằm trong hệ thống thủy nông
Bắc-Hưng-Hải, thuộc địa phận tỉnh Hải Dương, một phần chảy theo ranh giới giữa
Hải Dương và vùng phía đông tỉnh Hưng Yên. Sông Cửu An vốn là một phân lưu của
sông Hồng, chảy về phía đông, về sau bị vùi lấp ở phần cửa sông.
- Sông còn được gọi là sông Cửu Yên, sông Si, sông Ba Đông, sông Bằng Ngang.
- Hiện nay, sông Cửu An chảy từ Nghi Xuyên đến ngã ba Tòng Hóa (Phù Cừ), tổng
chiều dài 23,5 km. Mặc dù sông Cửu An không lớn nhưng lại đóng vai trò quan
trọng đối với sản xuất nông nghiệp tại những vùng sông chảy qua.
- Năm 2004, các nhà khảo cổ học tìm thấy thêm một ngôi mộ thuyền thuộc Văn hóa
Đông Sơn với niên đại khoảng 2500 năm ở bên triền sông Cửu An, thuộc thôn Động
Xá, xã Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
5. Tại Hải Dương:
Sông Thương, Sông Cấm, Sông Kinh Môn, Sông Kinh Thầy, Sông Lai
Vu, Sông Luộc, Sông Rạng, Sông Văn Úc thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
6. Tại Hải Phòng:
Các sông tại Hải Phòng gồm Sông Bạch Đằng, Sông Cấm, Sông Hóa,
Sông Kinh Môn, Sông Luộc, Sông Lạch Tray, Sông Thái Bình đều thuộc Hệ thống
Sông Thái Bình.
7. Tại Nam Định:
Sông Ninh Cơ, Sông Nam Định, Sông Vị Hoàng, Sông Đáy đều thuộc
Hệ thống Sông Hồng.
8. Tại Thái Bình :
- Sông Hồng, Sông Trà Lý, Sông Bo, Sông Diêm Hộ thuộc hệ thống
Sông Hồng.
- Sông Thái Bình, Sông Hóa, Sông Luộc thuộc hệ thống Sông Thái
Bình
2. Tại Quảng Trị:
4. Tại Thừa Thiên Huế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét