Portrait of Hokusai – Keisai Eisen |
Truyện hồn ma
Okiku, 1830 - Katsushika Hokusai
Phan Lặng Yên
Thời Edo (TK 17-19), nhờ kinh tế phát triển và xã hội ổn định,
giới thương nhân - vốn là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội Nhật Bản - nhanh
chóng phất lên và sẵn sàng chi trả cho những hình thức tiêu khiển xa xỉ như
kabuki, geisha và chơi tranh. Đáp ứng nhu cầu của tầng lớp này, tranh khắc gỗ
ukiyo-e ra đời, xoay quanh những chủ đề chính là các cô gái đẹp, diễn viên
kabuki, phong cảnh thiên nhiên, truyện cổ dân gian, và tất nhiên là tình dục
(shunga). Ukiyo-e nghĩa là Phù Thế Hội (浮世絵), tức là "những bức họa về thế giới phù hoa".
Sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1869), Nhật Bản mở cửa giao
thương, trong lúc lịch sử hội họa phương Tây vừa bước qua giai đoạn "tả
chân" với những quy luật xa gần, nghiên cứu giải phẫu cơ thể v.v. và đang
tìm tòi những phong cách miêu tả thế giới mới mẻ với chủ nghĩa Ấn tượng, Hậu ấn
tượng, Art Nouveau. Khi du nhập sang phương Tây, ukiyo-e mang theo những đặc
trưng độc đáo của tranh Nhật như bình diện phẳng, đường viền đậm, họa tiết tinh
tế v.v. nhờ đó tạo nên ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách hội họa Tây phương.
Trong khi tại Nhật Bản, do quá trình "Âu hóa" sau cuộc Minh Trị Duy
Tân, nên tiếc thay, đây cũng là thời điểm đánh dấu sự suy tàn của nét văn hóa
này.
Sóng lừng ở Kanagawa |
Katsushika Hokusai (1760-1849) là một trong những bậc thầy lừng
danh cuối cùng của nghệ thuật ukiyo-e, nổi tiếng với nhiều tranh phong cảnh,
bao gồm bức tranh mang tính biểu tượng cho hội họa Nhật Bản "Sóng lừng ở
Kanagawa" (1820s) trong tuyển tập tranh "36 cảnh núi PhúSĩ". Tranh của ông rất được ưa chuộng và để lại dấu ấn trong tác phẩm của
nhiều họa sỹ nổi tiếng đương thời như Monet, Renoir, Van Gogh, Klimt v.v. Bức họa
nàng Okiku có phần ít nổi tiếng hơn, kỳ lạ và huyền ảo hơn các tác phẩm còn lại
của ông.
nàng Okiku |
Truyện hồn ma
Okiku,
1830 - Katsushika
Hokusai
(theo lời kể của Phan Lặng Yên)
Năm 1655 ở Tokyo, một anh chàng tên Aoyama phải lòng cô hầu
gái nhà mình là Okiku. Aoyama bị ép kết hôn với cô gái khác nhưng anh hứa sẽ cưới
Okiku. Tuy vậy, Okiku vẫn nghi ngờ và quyết định thử lòng anh bằng cách h̶ơ̶i̶
̶n̶g̶u̶ ̶l̶à̶ làm vỡ 1 trong 10 chiếc đĩa vốn là bảo vật gia truyền của gia tộc
Aoyama. Nhà Aoyama bắt nàng phải chết, nhưng Aoyama nghĩ rằng nàng chỉ lỡ tay
làm vỡ đĩa nên xá tội cho nàng.
Sau khi Okiku l̶̶̶ỡ̶̶̶ ̶̶̶m̶̶̶ồ̶̶̶m̶̶̶ ̶̶̶l̶̶̶o̶̶̶n̶̶̶g̶̶̶
̶̶̶m̶̶̶ó̶̶̶n̶̶̶g̶̶̶ nói thật rằng nàng làm vỡ đĩa để thử lòng Aoyama, Aoyama
p̶h̶á̶t̶ ̶đ̶i̶ê̶n̶ ̶v̶à̶ giết nàng, ném xác xuống giếng. Sau hôm đó, cứ đêm xuống
là người ta lại thấy một chiếc bóng đi vào nhà Aoyama, đến bên chín cái đĩa còn
lại, giơ ngón tay dài thối rữa đếm từng cái một. Một đêm Aoyama gặp được nàng,
nhìn thấy nàng không hề oán giận hay muốn báo thù chàng, mà gương mặt ngày xưa
vẫn thật xinh đẹp và bình thản, Aoyama l̶ạ̶i̶ ̶p̶h̶á̶t̶ ̶đ̶i̶ê̶n̶ ̶t̶ậ̶p̶
̶h̶a̶i̶ ̶ rút kiếm mổ bụng để được cùng nàng hạnh phúc nơi chín suối.
Câu chuyện dân gian về nàng Okiku được lưu truyền qua nhiều
phiên bản, tiểu thuyết và kịch kabuki, đây có lẽ là phiên bản lãng mạn nhất.
Năm 1795, trong những cái giếng cổ ở Nhật bỗng dưng xuất hiện một loại ký sinh
trùng có nhiều sợi màu trắng quanh thân giống như dây trói. Người Nhật ngay lập
tức tin rằng loại trùng này là hiện thân của Okiku và gọi đây là "trùng
Okiku" (Okiku mushi). Có lẽ đây là cảm hứng để Hokusai vẽ nàng Okiku vừa
như những cái đĩa, vừa như một con trùng.
Happy Halloween, nhất là những bạn nhà có giếng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét