Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Thủ pháp láy trong bố cục

Thủ pháp láy trong bố cục

Hoa Yên (1682-1765) sử dụng thủ pháp láy, cái bướu của lạc đà và đỉnh núi Thiên Sơn. Thật thú vị!


Hoa Yên - Tuyết trên Thiên Sơn





Láy trong hội hoạ là một thủ pháp dùng các hình thể, màu sắc, bút pháp… gần giống nhau để tạo cấu trúc liên kết thành một tổng thể chặt chẽ nhưng biến chuyển sắc thái tinh tế. Nếu như Thông suốt chủ yếu dụng vào tinh thần của bức vẽ thì Láy dụng vào kỹ thuật thể hiện. Láy cũng là một cách truy tìm dấu vết trên tranh.


Ví dụ bức “Buổi sáng mùa xuân” của Quách Hy
Chúng ta thấy những hình cây trong tranh khá đồng dạng với nhau, rồi những vân núi uốn chuyển cũng tương thích với hình vặn vẹo của cây. Những khối núi với những hình thể được đánh bóng uốn éo cũng gợi lên những âm láy như một bài thơ Đường.


Quách Hy - Buổi sáng mùa xuân
Quách Hy (1020-1090) là họa sĩ vẽ phong cảnh nổi tiếng thời Bắc Tống ở Trung Hoa. Bức tranh Buổi sáng mùa xuân rất nổi tiếng. Quách Hy vờn đậm nhạt rất ngọt ngào êm ái và dùng mảng mực để tả lớp cảnh gần xa. Điều thú vị là những đường nét cong xoáy kì lạ của núi và cây. Những mảng núi gần xa, ẩn hiện, uyển chuyển nhưng mạnh mẽ quả thật tạo cảm xúc rất mạnh mẽ tới thị giác người xem.

Còn đây, trong bức tranh khắc gỗ “Bãi biển Tanogura” của Hokusai chúng ta lại thấy có sự láy giữa hình ngọn núi Phú Sĩ với chiếc thuyền, giữa hình mây và bãi biển.



Ở tác phẩm “Giấc mơ” dưới đây, Klimt lại dùng thủ pháp láy bằng cách dùng những đường cong khá giống nhau để tả tóc và áo của cô gái.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét