Two Musician Girls - Osman Hamdi Bey
Two Musician Girls
Người Turkish thì da trắng mắt xanh/ nâu nhưng thường hơi ngăm một chút, tóc đen; nhưng Ottoman thì trải dài hết Balkan, Hi Lạp, Bul, Ro các thứ, chưa kể các người đẹp đến từ Nga, Ukraine. Cô trên tranh có lẽ là dân Slavic, cảnh này ở Istanbul, thủ đô, ngày ấy dân đa dạng lắm.
Là họa sĩ Orientalist duy nhất của đế chế Ottoman nhưng nhận thức của Osman Hamdi Bey về phương Đông khác biệt cơ bản so với các đồng môn Tây phương. Các họa sĩ Orientalist lắm khi theo đuổi một Đông phương huyền bí với vẻ quyến rũ tính dục theo các fantasy đương thời; ngược lại, là một nhà văn hóa Ottoman, Bey có cơ hội để quan sát từ bên trong, các nhân vật nữ của ông vừa ý thức về thời đại Tây phương hóa của đế chế vừa thấu tỏ bản sắc và tài năng của bản thân, để có thể cởi mở học hỏi và phát triển mình.
Ngoài việc là một họa sĩ tiên phong xuất chúng, ông còn là một nhà khảo cổ lớn, sáng lập và làm giám đốc Bảo tàng Khảo cổ Istanbul lẫn Viện Mỹ thuật Istanbul, và giữ các chức vụ trong chính quyền. Tổ tiên ông vốn là người Hy Lạp Chính thống giáo ở đảo Chios, năm 1821 người Hy Lạp bắt đầu chiến tranh giành độc lập, dẫn đến cuộc tàn sát trên hòn đảo này năm 1822, cha của Bey - Ibrahim Edhem Pasha - thành trẻ mồ côi năm 3 tuổi, bị lính Thổ bắt bán làm nô lệ rồi thành con nuôi của thủ tướng (Grand vizier) Ottoman, chính Ibrahim cũng trở thành thủ tướng Ottoman 1877-1878, trong cuộc chiến Nga-Ottoman cuối cùng. Bey học luật ở Istanbul từ năm 14 tuổi, đến năm 18 (1860) thì sang Paris, chuyển hướng sang hội họa, ở lại 9 năm, thành học trò của họa sĩ academicism/orientalism nổi tiếng bậc nhất đương thời Jean-Léon Gérôme
Trong nhiều tác phẩm của Bey, phụ nữ Ottoman được vẽ trong khi đang chơi nhạc cụ, đọc sách, hay chưng cắm những lọ hoa, và luôn xuất hiện trong đầy đủ trang phục. Bức tranh này có sự kết hợp hài hòa giữa các mảng kiến trúc của Đền thờ Xanh Bursa và các nhạc cụ như đàn lute tambur và trống lắc tay tambourine, cùng với nội thất trang trí Ottoman như thảm, đồ gỗ, đồ đá chạm và hoa văn gạch, tôn thêm lên cách tiếp cận độc đáo với danh tính nữ của ông.
Cô gái đọc kinh Qur'an |
bức “Yeşil Cami Önü” (Trước ngôi đến Xanh) của họa sĩ Osman Hamdi Bey, bán được với giá 13.5 triệu Liras (tương đương 4.5 triệu USD), trở thành tác phẩm đắt nhất từ trước tới nay được bán tại Turkey.
Bức tranh 134 tuổi này diễn tả 16 nhân vật người Ottoman gồm những người đàn ông, những người đàn bà che mạng, đám bán hàng, và cả ăn mày trước cửa ngôi đền Xanh nổi tiếng của Turkey, phía Tây Nam thành Bursa, thủ đô đầu tiên của đế quốc này.
“Kaplumbağa Terbiyecisi” (Người huấn luyện rùa)
A Lady of Constantinople (1881)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét