Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Xá-lợi-phất

Tượng Xá Lợi Phất được thờ
tại các nước Phật giáo Nam Tông
Ngài Xá-lợi-phất là một người đầy nghi ngờ trước khi gia nhập Tăng-già. Theo kinh sách, Tôn giả trở thành đệ tử của Đức Phật sau khi gặp Tỉ-khâu A-thuyết-thị. Thấy gương mặt trang nghiêm sáng ngời, phong độ thanh thoát của A-thuyết-thị, Tôn giả liền hỏi ông ta tin tưởng nơi ai. A-thuyết-thị trả lời bằng bốn câu kệ trứ danh, sau được gọi là "Duyên khởi kệ":
若法因緣生
法亦因緣滅
是生滅因緣
佛大沙門說
Nhược pháp nhân duyên sinh
Pháp diệc nhân duyên diệt
Thị sinh diệt nhân duyên
Phật Đại sa-môn thuyết.
Các pháp nhân duyên sinh
Cũng theo nhân duyên diệt
Nhân duyên sinh diệt này
Phật Đại sa-môn thuyết.
Nghe xong, ngài Xá-lợi-phất liền ngộ được Đạo Lý Duyên Khởi, chứng sơ quả Tu Đà Hoàn, một trong Tứ Thánh Quả. Trực nhận ngay về lý "Có sinh thì có diệt" thuật lại cho bạn là Mục-kiền-liên rồi hai người xin Phật cho gia nhập Tăng-già, trở thành đệ tử của Phật Thích-Ca. Tôn giả Xá Lợi Phất chứng thánh quả A-la-hán 4 tuần sau khi xuất gia. Ông đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc hoằng dương chánh pháp của Phật Tổ và được Phật ca ngợi là bậc "Trí tuệ đệ nhất" trong Tăng đoàn. Ông đã nhiều lần thay mặt Phật Thích-Ca thuyết pháp cho đại chúng và đã trợ lực cho nhiều vị thánh tăng đắc chánh quả A-la-hán.

Xá Lợi Phất quê thăm mẹ và nhập Niết Bàn trước Phật

Nơi Xá Lợi Phất sinh và diệt
Tôn giả Xá-lợi-phất là một vị Thượng Thủ Tăng Đoàn, đức hạnh và trí tuệ của Ngài phủ trùm khắp tăng đoàn thời ấy, không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật giao trọng trách quản lý tăng đoàn quan trọng cho Ngài mà không chọn những vị A La Hán khác,dù khi đó Ngài còn rất trẻ. Ngài xuất hiện rất nhiều trong hệ thống kinh Nikaya, tuy nhiên thì những bài thuyết pháp của Ngài không được ghi chép nhiều.
Phật tổ và con trai
La-hầu-la hán dịch là Phú Chướng, nghĩa là "sự chướng ngại", một trong thập đại đệ tử của Phật. Ông cũng là người con duy nhất của Phật tổ Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Mẹ của La-hầu-la là hoàng hậu Da-du-đa-la (si: yaśodharā). La-hầu-la được sinh ra năm 608 TCN, khi thái tử Tất-đạt-đa lúc ấy đã 29 tuổi, quyết định rời bỏ gia đình và đi tìm chân lý đích thực. Nhiều người cho rằng đó là hành vi "vô trách nhiệm" đối với một người cha. Tuy nhiên sau này có thể thấy chính Phật là người đích thân dạy dỗ con trai mình trên con đường đạt đạo. Nhờ vậy La-hầu-la đã sớm giác ngộ khi mới ngoài 20 tuổi. La-hầu-la được tôn giả đưa vào Tăng-già từ lúc bảy tuổi và mất trước Phật, có lẽ khi chưa đến 50 tuổi (khoảng năm 560 TCN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét