Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Om Mani Padme Hum


Chất vi diệu bí mật của thần chú Om Mani Padme Hum

Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn. Đó là không chỉ trừ tà ma, giải nạn chướng, trị liệu bệnh tật mà thần chú còn ẩn chứa bí mật rất vi diệu của Lục Tự Đại Minh Chân ngôn.

Thần chú Om Mani Padme Hum hay còn gọi với cái tên quen thuộc là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn, Lục Tự Đại Minh Thần Chú, Án ma ni Bát mê hồng, Án Ma ni bát minh hồng ... Đức Phật gọi đây là 6 chữ Đại Minh Đà La Ni, Theo kinh điển, thần chú Om Mani Padme Hum chỉ xuất hiện trong bài Quán Âm Linh Cảm Chân ngôn, Nghi thức Bộ Chú, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Vương. 

Om Mani Padme Hum là câu thần chú đã giúp Đức Đại Bi Quán Tự tại được chứng đắc. Trong kinh Đại thừa Trang Nghiêm Bảo Vương đã ghi nhận quá trình hóa độ các chúng sinh trong 6 nẻo luôn hồi của Đức Quán Thế Âm và minh họa công đức uy thần, năng lực cứu độ vi diệu của Ngài, đồng thời khẳng định mọi công đức uy thần mà Ngài có được đều nhờ thần chú Lục Tự Đại Minh Om Mani Padme Hum.




Nếu có người biên chép 06 chữ Om Mani Padme Hum này thì giống như chép 84.000 Pháp Tạng.


Nếu kẻ nào đeo chú này trên thân, hoặc cột vào tay, hoặc chôn trong da thịt thì cũng tạo được nhân chủng giải thoát khỏi sinh tử

Nếu có người xướng lên chữ OMÏ thì công đức ấy sẽ giúp cho người này sau khi chết sẽ cắt đứt được sự lưu chuyển vào Thiên Giới.
Nếu xướng lên chữ MA thì có thể miễn trừ được sự luân hồi trong nẻo Tu La, là nơi cư ngụ của loài quỷ Thần ác.
Nếu xướng lên chữ NÏI thì sẽ xa lìa sự tái sinh vào chỗ ách nạn của cõi Nhân gian.
Nếu xướng lên chữ PAD thì sẽ xa lìa được sự luân hồi vào chỗ tai nạn của nẻo súc sinh.
Nếu xướng lên chữ ME thì sẽ tránh khỏi sự trầm luân vào cảnh khổ đau của nẻo Ngạ Quỷ.
Nếu xướng lên chữ HÙMÏ thì sẽ giúp cho kẻ ấy sau khi chết miễn trừ được sự khổ đau của nẻo Địa ngục.

Còn theo Kinh Quán Âm của Tây Tạng miêu tả:

Chữ OMÏ có màu trắng, biểu thị cho Thiên Giới.
Chữ MA có màu xanh, biểu thị cho Tu La đạo.
Chữ NÏI có màu vàng, biểu thị cho Nhân Gian giới.
Chữ PAD có màu xanh lục, biểu thị cho Súc Sinh đạo.
Chữ ME có màu hồng, biểu thị cho Ngạ Quỷ đạo.
Chữ HÙMÏ có màu đen huyền, biểu thị cho Địa Ngục đạo.


Niệm chú Om Mani Padme Hum để cầu nguyện ngày sau được vãng sinh về thế giới Cực Lạc

Tuệ Lam



Oṃ Maṇi Padme Hūṃ là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ".
Có thể dịch câu này là Oṃ, ngọc quý trong hoa sen, Hūṃ. Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng, hoặc Án ma ni bát mê hồng.Trong lúc niệm Chân ngôn hành giả phải tập trung lên mặt chữ của Chân ngôn này hay tập trung lắng nghe âm thanh của nó. Nếu hành giả tập trung lên mặt chữ, thì các chữ đó hiện thành linh ảnh. Nếu tập trung lên âm thanh thì hành giả cần niệm thành tiếng hay tưởng tượng ra thanh âm của nó.
Chương 5 của tác phẩmSubāhupariprcchā có ghi: Lúc đọc Chân ngôn, Đừng quá gấp rút, Đừng quá chậm rãi, Đọc đừng quá to tiếng, Đừng quá thì thầm, Không phải lúc nói năng Không để bị loạn động.



Sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới.SÁU CÕI TRỜI DỤC GIỚI
Theo đạo Phật, cõi người không phải là cõi sống cao cấp nhất mà trên cõi người còn có các cõi Trời, ở đấy chúng sinh sống thọ mạng lâu dài hơn, hạnh phúc hơn, có nhiều quyền năng hơn loài người rất nhiều. Chúng sinh ở đấy có tên chung là loài Trời. Loài Trời cũng có nhiều cấp: Cấp thấp nhất là các cõi Trời còn có lòng tham dục, cho nên gọi là dục giới. Cấp trung bình là các cõi Trời không còn có lòng tham dục nữa, cho nên gọi là các cõi trời Sắc giới. Cấp cao hơn cả là những cõi trời Vô Sắc giới, ở đây, chúng sinh không những không có lòng dục, mà không có cả sắc thân nữa, mà chỉ là tinh thần thuần túy.
Riêng Dục giới có sáu cõi Trời tất cả, cho nên có hợp từ Lục dục Thiên, nghĩa là sáu cõi Trời thuộc Dục giới. Cụ thể là, theo từ ngữ dịch âm hoặc nghĩa của các bản dịch Hán:
1. Tứ thiên vương thiên.
2. Đao ly thiên.3. Dạ ma thiên.4. Đâu suất thiên.5. Hóa lạc thiên.6. Tha hóa tự tại thiên.
Đặc điểm chung của sáu cõi Trời Dục giới là còn có tính ham dục, còn có nam nữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét