Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Nhạc Smetana, "ma vlast", quê hương tôi.




La Moldau

Vltava, La Moldau, The Moldau, Die Moldau
Bedrich Smetana

Để cho dễ việc, hãy nói Ma Vlast (Quê hương tôi) là một hòa tấu khúc. Công trình nầy của Bedrich Smetana gồm sáu "bài thơ giao hưởng" xem như sáu hành âm của một symphony. Smetana tìm cảm hứng từ quê nhà Tiệp Khắc với sáu đề mục khác nhau, về địa dư và lịch sử.
Thông thường cả sáu đoạn được trình diễn chung một lần, ngoại trừ phần thứ hai "Dòng Sông La Moldau".
Nói đến Smetana, người ta nghĩ ngay đến La Moldau cũng như Bolero với Ravel. Hằng năm vào mùa xuân, thủ đô Prague đều trình diễn tuyển tập Ma Vlast.

Smetana (1824-1884) cũng bị điếc như Beethoven nhưng ông vẫn sáng tác. Smetana dùng những giai điệu quê nhà đưa vào nhạc cổ điển (rất có thể ông theo đường của Beethoven trong Pastorale). Việc dùng di sản địa phương đã ảnh hưởng các tác giả cùng thời như Dvorak... ngày nay danh cầm kiêm soạn nhạc gia Thổ Nhĩ Kỳ Fasil Say đi theo lối nầy và đã viết xong hòa tấu khúcIstambul, rất chi là Thổ Nhĩ Kỳ. Giữa Smetana và Dvorak, ai là người đại diện cho nền âm nhạc Tiệp? Tùy người. Ở Mỹ, khuynh hướng chung chấm Dvorak, có lẽ vì tác giả nầy thích Châu Mỹ và đã soạn hòa tấu khúc The New World.
La Moldau (Vltava) là con sông dài nhất của Tiệp và chính là mạch sống của xứ nầy, nghĩa đen và nghĩa bóng. La Moldau bắt nguồn từ rừng Bohemia để rồi chảy qua thủ đô với chiều dài 31 cây số.

Đây là lời Smetana về La Moldau:
"Khúc nhạc diễn tả dòng nước Vltava khởi đầu từ hai suối nhỏ: suối nước nóng và suối nước lạnh cùng tên Vltava cho đến nơi hai nhánh nhập một thành dòng sông duy nhất. Vltava chảy qua các cánh rừng, các đồng nội; giữa phong cảnh đẹp tươi ấy, đang diễn ra lễ cưới của một nông dân; cũng là nơi thiên nhiên chứng kiến khúc luân vũ của các thủy nữ dưới ánh trăng; và cạnh đó nghiêng mình trên những khối đá chơ vơ là những lâu đài, những dinh thự kiêu hãnh cùng những kiến trúc hoang phế bơ vơ. Dòng Vltava cuộn nhanh lao mình vào thác St John, trước khi rộng mở vòng tay và đi vào Prague, ngang qua lâu đài Vysehra; rồi Vltava uy nghiêm biến mất ở vùng xa thẳm, nhập chung với Labe (tức sông Elbe, Đức)".

Có người nói Vltava chính là dòng kẻ nhạc thầm lặng để thành phố ngân lên giai điệu Praha say đắm lòng người. Nhà soạn nhạc Bedrich Smetana, người con tài hoa của dân tộc Czech đã khiến cho dòng sông hiền hòa này nổi tiếng không kém gì sông Danube với bản giao hưởng Ma Vlast (My Country - Tổ quốc tôi) gồm 6 chương, ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của quê hương đất nước ông, trong đó, chương hai mang tên "Vltava" (The Moldau), là bức tranh tráng lệ nhất về dòng sông Vltava. Không người Czech nào không biết bản nhạc này và nó luôn được chọn là khúc mở đầu cho Festival âm nhạc quốc tế Praha mỗi độ xuân về.


Xin nêu hai link La Moldau (hát và hòa tấu) cùng một link cả tuyển tập Ma Vlast.

La Moldau, Nausicaa, Luc Arbogast


Vltava

Vlatava dài gần 12 phút và được viết ở cung e thứ. Smetana viết về nó như sau:
Phần này mô tả quá trình của Vltava, bắt đầu từ hai luồng đầu tiên, Vltava lạnh và ấm, nối cả hai luồng thành một luồng; sau đó là dòng chảy của Vltava trong các khu rừng và đồng cỏ, vùng đất nơi tổ chức bữa tiệc hạnh phúc; vào ban đêm phát sáng của những con giun; lâu đài, cung điện và di tích tự hào trên những tảng đá gần đó, Vltava xoáy trong dòng suối của St.John's; chảy trong một dòng chảy rộng hơn nữa đến Prague. Vysehrad xuất hiện, cuối cùng biến mất vào khoảng cách trong dòng chảy hùng vĩ của nó ở Elbe. 
Vltava thích ứng với bài thơ dân ca Ý nguồn gốc thời phục hưng La Mantovana, chuyển động của nó có thể tìm thấy trong bài quốc ca Israel Hatikva.Theo cung nhạc nó gần giống với âm điệu bài dân ca Séc Kočka leze dírou.


Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

Hảo Hán Ca (Nhạc Phim Thủy Hử)

Khán giả yêu thích phim truyền hình chắc hẳn vẫn chưa quên bộ phim Thủy hử nổi tiếng của Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc sản xuất năm 1996. Cảnh quay hoành tráng, những trường đoạn chiến đấu đẹp mắt, nội dung hấp dẫn, diễn viên diễn xuất hoàn hảo, đó là những yếu tố làm nên tuyệt tác truyền hình này. Và còn một yếu tố không thể bỏ qua nữa, đó chính là bài hát cuối phim - Hảo hán ca do ca sĩ Lưu Hoan thể hiện. Chất giọng hùng tráng có phần hoang dã của nam ca sĩ này như mở ra trước mắt chúng ta một Lương Sơn Bạc khí thế ngút trời với 108 vị anh hùng bất hủ.

Hảo hán ca - 好汉歌


好汉歌 歌手:刘欢
大河向东流哇
天上的星星参北斗哇
说走咱就走你有握有全都有
路见不平一声吼哇
该出手时就出手哇
风风火火闯九州哇
嘿呀依儿呀唉嘿唉嘿依儿呀

Dịch nghĩa:
Hảo hán ca
Ca sĩ :Lưu Hoan

Sông lớn chảy về đông
Sao trời hội về Bắc đẩu
Nói đi, ta cứ đi
Có anh, có nắm tay, ta có tất cả
Giữa đường thấy bất bình, gầm một tiếng
Cần ra tay ta cứ ra tay
Như khói như lửa xông khắp Cửu Châu.


Tà khớ xiang tung lìu à, khieng shang tung shìn shìn khớ bế tầu à,
....
Sùa sấu shang sung sầu à ni dâu quừa dầu sớn tấu dầu à,
.....
Lu shang bu shang día sầu hâu qua, cái shu hân shu día shù shâu a, phân phấn hoang húa hoang shìu shâu a,
.....
Hế ya ji hế yà ya hê hế hê ji ja,
......
Lu shang bu shiêng día shàng hâu a, cái shu shang shu día shìu hâu a, phân phấn huâ húa shang shìu shâu a
==============
tào phớ cho thêm đường ! ngoáy đều !!! mút ớ chùn chụt !!! trời ới ngon quá xá là ngon ! trời ới ngon quá xá là ngon