Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài:
Nguồn cảm hứng bất tận từ tứ đại truyền thuyết dân gian Trung Hoa
----------
Khi còn nhỏ, chị gái hay ru tôi bằng truyện thơ này. Giờ vẫn còn nhớ:
“Chuyện Trung Quốc ngày xưa kể lại
một mối tình mãi mãi còn vương …
....
Tỉnh Chiết Giang có nhà giầu có
Lại sinh dòng là họ Chúc Anh,
Hiếm hoi cây có một cành…”
(tôi chỉ còn thuộc vài chục câu đầu).
Xưa nhà gỗ 5 gian, anh tôi treo bức tranh Lương Chúc trên cột. Còn nhớ câu viết trên tranh: Lung linh mặt nước giếng khơi/ Có đôi trai gái đang cười với nhau..."
một mối tình mãi mãi còn vương …
....
Tỉnh Chiết Giang có nhà giầu có
Lại sinh dòng là họ Chúc Anh,
Hiếm hoi cây có một cành…”
(tôi chỉ còn thuộc vài chục câu đầu).
Xưa nhà gỗ 5 gian, anh tôi treo bức tranh Lương Chúc trên cột. Còn nhớ câu viết trên tranh: Lung linh mặt nước giếng khơi/ Có đôi trai gái đang cười với nhau..."
Bạn Hải Hà viết: Miền Nam thời xưa có tuồng cải lương về mối tình này rất ăn khách. Trong tuồng có bài vọng cổ bắt đầu bằng "Anh Đài ơi từ đây muốn gặp nhau hãy ra nơi Nam Sơn tiểu lộ, vì xác thân anh đã vùi thây nơi đáy mộ hoang... tàn. Em hãy rưới dùm anh lệ thắm đôi hàng. Tình của ta là nước bèo đôi ngả giữa dòng đời chưa hợp đã tan... " Học bài thì không thuộc nhưng Tám hay nhớ những bài hát vọng cổ, chẳng hiểu trí nhớ sao lại chọn lựa như thế.
Hay thật, lứa tuổi chủ yếu đọc sách. 'Nghe nhìn' là chèo miền bắc và tuồng ở miền trung, miền nam. Thú vị khi thấy vẫn còn nhớ những câu tuồng, tích xưa. Chắc khi đó lúc nấu cơm, má đỏ hồng như hoa lựu, ti tỉ ca:
"Anh Đài ơi từ đây muốn gặp nhau hãy ra nơi Nam Sơn tiểu lộ, vì xác thân anh đã vùi thây nơi đáy mộ hoang... tàn. Em hãy rưới dùm anh lệ thắm đôi hàng. Tình của ta là nước bèo đôi ngả giữa dòng đời chưa hợp đã tan... "
Bác Bu cảm nhận: Bạn làm bu tui bồi hồi nhớ lại rạp chiếu phim Vinh cách nay gần nửa thế kỷ. Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài ám ảnh một thời tuổi trẻ của bu. Đôi trai tài gái sắc ấy vậy là đã siêu thoát qua hình ảnh đôi bướm quấn quýt nhau bay lên trời. Khỏi cần nhà sư nào tụng niệm cầu siêu...
... siêu thoát xét cho cùng là vượt lên chính mình, thế thôi.
Vì thế có câu: “Trường kiều bất trường tình nghĩa trường. Đoạn kiều bất đoạn thốn trường đoạn.” Hàm ý nói rằng: “Cầu Trường không dài nhưng tình nghĩa dài. Cầu Đoạn không gãy mà khiến lòng người đau như đứt từng khúc ruột ”....có lẽ không ai có thể bỏ qua “Trường Kiều Bất Trường”, một trong 4 thắng cảnh được gọi là “Hàng Châu Tứ Tuyệt”. Cây cầu nhỏ (tiểu kiều) này dài vỏn vẹn 15 mét, tương truyền là nơi mà vào thuở xa xưa, Lương Sơn Bá phải chia tay Chúc Anh Đài. Đôi trai gái lưu luyến và bịn rịn nhau mãi, không đành để nhau đi, nên cứ đưa nhau qua lại 138 lần, mất đúng một ngày! Cái tên “cầu dài mà không dài”, xuất phát từ sự tích động lòng này của một tình yêu bất diệt!
Bản concerto viết cho violon Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài (Lương-Chúc tiểu đề cầm hiệp tấu khúc), được hai sinh viên của Học viện Âm nhạc Thượng Hải là Hà Chiêm Hào và Trần Cương soạn vào năm 1958. Bản nhạc nổi tiếng từ cuối thập niên 1970, thời lượng 30'.
Mở đầu tiếng piano chậm rãi đưa ta vào câu chuyện. Violon solo, lời tiểu thư họ Chúc tươi tắn kể về một khung cảnh êm đềm, tuổi thơ nhung lụa. Tiếng sáo cất lên, một vùng quê thanh bình miền Chiết Giang, nước Việt thịnh vượng xưa. Tiếng violon solo vẳng tiếng đàn hạc chứa chất đầy tâm trạng. Trước mắt ta có thể hình dung được một khung cảnh êm đềm của bức tranh mùa xuân - những ngày tháng hạnh phúc, xen lẫn những giai điệu chậm và lắng sâu, như thể tâm tình thiếu nữ ....
Concerto này chỉ có một chương duy nhất chia thành nhiều phần, tổng cộng dài 30 phút. Kết cấu như sau:
- Phần thể hiện
- Trích dẫn và chủ đề
- Cùng học
- Đưa tiễn nhau 18 dặm, không nỡ chia tay
- Phần triển khai
- Kháng hôn
- Hẹn gặp lại nhau
- Lương Sơn Bá lâm chung, Chúc Anh Đài khóc trước mộ Sơn Bá, mộ Sơn Bá nứt ra, Chúc Anh Đài nhảy vào mộ
- Phần tái hiện
- Hóa bướm
- Hóa bướm
https://youtu.be/5Egmjy8BbME
Trả lờiXóaTứ đại dân gian truyền thuyết (四大民间传说), chỉ bốn truyện cổ phổ biến trong dân gian Trung Quốc, gồm Lương Sơn Bá -Chúc Anh Đài, Bạch Xà truyện (Hứa Tiên và Bạch Nương Tử), Mạnh Khương Nữ và Ngưu Lang Chức Nữ.
Trả lờiXóaCũng có sách cho rằng 4 truyền thuyết dân gian lớn của Trung Hoa là: Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Bạch Xà truyện (Hứa Tiên và Bạch Nương Tử), Ngưu Lang Chức Nữ và Thất Tiên Nữ
https://youtu.be/7Qtbf8SDg7A
Trả lờiXóahttps://youtu.be/mVpxgYOmrRw