Ở Việt Nam ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Nhờ
Phật độ nên mỗi năm tôi về một lần, mà lần nào tôi cũng đi từ Nam ra Bắc hầu
hết thời gian tôi đều dành cho việc đi tham quan các chùa, do đó tôi thấy:
Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở trong chùa tuy cũng có công
thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho
tinh tường. Do đó, dù người ta mỗi khi bước chân vào chùa không phân biệt
được pho tượng nào thờ vị nào.
Nay ta muốn biết rõ, trước hết phải phân biệt tượng thờ chư Phật, tượng thờ
chư Bồ Tát. Dưới đây tôi chỉ trả lời câu hỏi nêu trên, không giải thích về sự
thờ Thánh của một số chùa ở Việt Nam.
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam
thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh
điện theo đúng ý nghĩa ấy cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức
là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ; Ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức
là thờ Thụ dụng trí tuệ Phật ở cõi cực lạc; ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân
Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra sác thân ở trần thế. Từ lớp thứ tư trở
xuống bày những cảnh quan hệ đến lúc sơ sinh của đức Thích Ca Mầu Ni Phật và
những tượng các vị thần khác.
Vậy cách bài trí các tượng ở chánh điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau
đây:
A. Tượng Tam Thế Phật.
Lớp trên cùng tột ở
chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dẫy, hình dáng giống
nhău, tức là tượng "Thường trụ tam thế diệu pháp thân", người ta
thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật, nghĩa là Phật thường trụ, trong thời
gian quá khứ, hiện tại và vị lai.
B. Tượng Di Đà tam tôn.
Lớp thứ hai có ba pho
tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức A Di Đà Phật, tức là Thụ dụng
Trí tuệ thân, Pho tượng đứng bên tả là tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát, pho
tượng đứng bên hữu là tượng đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Đức Phật và hai Bồ Tát ấy
ở Tây phương Cực lạc, chủ việc Cứu độ chúng sinh ở cõi Sa bà qua cõi Cực lạc.
C. Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh.
Lớp thứ ba có ba pho
tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni Phật, tức là Ứng
thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và
thuyết pháp độ chúng, pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên toà sen , hoặc
ngồi trên con sư tử xanh là tượng Đức Văn Thù Bồ Tát; pho tượng ở bên hữu,
hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi tráng là tượng Đức Phổ Hiền Bồ
Tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.
Ở lớp thứ ba ấy có nhiều chùa làm tượng đức Thich Ca Mầu Ni ngồi cầm hoa sen,
như khi ngài thuyết pháp ở Linh Thưù Sơn; bên tả là tượng Ca Diếp Tôn Giả, vẻ
mặt già. Bên hữu là tượng A Nan Đà tôn giả, vẻ mặt trẻ, là hai đại đệ tử của
Đức Thích Ca khi ngài còn ở thế gian. Tượng hai vị tôn giả ấy đều tạc đứng,
hình dáng hai người tỳ khưu.
D. Tượng Cửu Long.
Lớp thứ tư có pho
tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới
giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy
bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng,
thiên hạ, duy ngã độc tôn”- Trên trời, dưới đất, chi có ta là quí hơn cả. Bởi
vậy tượng Cửu long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám
mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giữa có
pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là
tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sanh. Bên tả tượng Cửu Long có tượng
Đế Thích ngồi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng Đại Phạm Thiên
cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên
Vương này chủ tế ở cõi sa bà thế giới và lúc nào cũng hộ trì Đưc Thích Ca khi
ngài chưa thành Phật. Những chùa thường, ở trong điện thờ Phật, chỉ bầy có
thế mà thôi. còn những chùa rộng lớn thì bầy thêm hai lớp tượng nữa là:
E. Tượng Tứ Thiên Vương.
Ở ngoài tượng Cửu Long
để bốn pho tượng Tứ Thiên Vương mạc áo Vương phục, bày làm hai dẫy đối nhau,
tức là bốn vị hộ thế.
F. Tượng tứ Bồ Tát.
Có chùa bỏ tượng Tư
Thiên Vương mà bày tượng bốn vị Bồ Tát, tạc hình Thiên thần gọi là Ái Bồ Tát,
tay cầm cái tên; Sách Bồ Tát, tay cầm cái cây; Ngũ Bồ Tát, tay cầm cái lưỡi;
Quyền Bồ Tát tay nắm lại và để vào ngực.
G. Tượng Bát Bộ Kim Cương.
Có nhiều chùa tạc 8 vị
Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát bộ Kim Cương gồm có:
1. Thanh Trừ Tài Kim Cương.
2. Tích Độc Thần Kim
Cương.
3. Hoàng Tuỳ Cầu Kim
Cương.
4. Bạch Tĩnh Thủy Kim
Cương.
5. Xích Thanh Hoả Kim
Cương.
6. Định Trừ Tai Kim
Cương.
7. Tử Hiền Kim Cương.
8. Đại Thần Lực Kim
Cương.
Bốn vị Bồ Tát và Tám
vị Kim Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thi có nhiều thuyết khác
nhau, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ Đề Tâm, đem thần lực mà hộ
trì Phật Pháp.
Tôi chọn chùa Tây
Phương, vì chùa có tương đối đầy đủ bộ tượng, và lại rất đẹp.
Tượng các vị Kim Cương
Trong sách Phật lục,
Trần Trọng Kim cho chúng ta một sơ đồ bài trí tượng ở chùa Tây Phương trước
Cách mạng, so với mặt bằng bài trí hiện tại, khu gian giữa với những tượng
chính rất ít thay đổi, song với những tượng kết hợp và tượng ở các gian bên
thì thay đổi rất nhiều: Bộ tượng Tam toà Thánh mẫu và chư vị các cô trước
được thờ ở gian giữa toà chùa trong, nay chuyển sang điện mẫu ở gian bên nhà
Tổ phía sau. Bộ tượng Kim Cương 8 pho trước chia đôi 4 pho thờ ở toà ngoài và
4 pho thờ ở toà trong, nay tập trung tất cả ra toà chùa ngoài. Bộ tượng Thập
điện Diêm Vương trước chia ra hai hàng xếp dọc 2 tường hồi toà chùa giữa, nay
chuyển về gian giữa của toà chùa trong ở quanh hương án. Bộ tượng 14 pho
trước gọi là La Hán bày dàn hàng ngang theo tường hậu các gian bên của toà
chùa trong, và 2 pho nữa bày ở cuối 2 hồi của toà chùa giữa, thì nay cả 16
pho được xác định là các Tổ kế đăng bày ở tường hồi và tường hậu của toà chùa
trong (trừ gian giữa). Tượng hai vị thị nữ trước thờ ở gian giữa toà chùa
trong, nay đưa ra toà chùa ngoài đặt cạnh Thiện Tài và Long Nữ ở hai bên pho
quan Âm trăm tay. Tượng Kỳ Đà thiên tướng, Thổ Địa và Sơn thần (có lẽ là giám
trai hiện nay) trước đều thờ ở toà chùa ngoài, nay chuyển sang bày ở phía
ngoài của tường hồi toà chùa giữa. Hai pho tượng hậu trước thờ ở đầu ngoài
hai tường hồi toà giữa, nay chuyển về trước ban thờ Tam toà Thánh Mẫu ở nhà
Tổ.
Hai pho tượng Quan Âm
Nam Hải và Quan Âm Tống Tử trước thờ ở gian giữa toà chùa trong, nay chuyển
ra cuối đầu hồi của toà giữa.
Những thay đổi trên xác định Phật điện có sự ổn định ở phật chính, còn phần
phụ và phần kết hợp do quan niệm và nhận thức của từng thời có thể điều chỉnh
cho thích hợp. Và với tinh thần trên, ngày nay nếu cần vẫn có thể điều chỉnh
tiến tới có một Phật Điện hoàn hảo hơn.
Kiến trúc chùa lớn phổ biến là kiểu "nội Công ngoại Quốc" ngoài khu
Tam bảo chữ Công còn Hành lang ở hai bên và Hậu đường ở đằng sau, hay ít ra
khu Tam bảo chữ Đinh, do đó có tiền đường chủ yếu bày tượng Hộ pháp nên còn
gọi là chùa Hộ, có Thiêu hương cơ bản để nhà sư thắp hương ngồi tụng niệm, có
Thượng điện bày hệ thống tượng Phật - Bồ Tát và những nhân vật liên quan. Mặt
bằng kiến trúc chữ Tam lại đòi hỏi cách bày khác với một hệ thống tượng thích
hợp.
1. Chùa Tây Phương không có bộ tượng Hộ pháp khuyến thiện và Trừng Aác như
hầu hết các chùa, vị thần tướng bảo vệ Phật pháp ở đây là Thái tử Kỳ Đà con
Vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ. Ngài có khu vườn ở vị trí thuận tiện, lại có nhiều
cây cối cho hoa quả có mùi hương u nhã, rất thích hợp cho đức Phật giảng
kinh. Cư sĩ Cấp Cô Độc đã dùng vàng mua đất, còn Thái tử cúng cây, hai người
cùng dâng đức Phật và quy Phật pháp. Cấp Cô Độc được giao cai quản các cảnh
chùa, còn Kỳ Đà lại vâng sắc chỉ đức Phật hộ trì Phật pháp trong ba châu, trở
thành Tam châu Hộ pháp. Ngài là thiên tướng, tượng được thể hiện đứng nghiêm
trên những đám mây đùn cao, mặc áo giáp đội mũ trụ, hai tay chắp trước ngực
theo ấn liên hoa, thanh kiếm gác trên cánh tay để ngang trước ngực. Là võ
tướng nhưng thân hình phốp pháp, mặt hiền hậu, dáng uy nghi chững chạc. Mang
tư cách Hộ pháp, Kỳ Đà đáng ra phải được đặt ở toà chùa ngoài, nhưng nay
nhường chỗ cho bát bộ Kim Cương. Tượng Thái tử Kỳ Đà là một pho tượng
"lớn như Hộ pháp" đặt ở gian hồi mái lan xuống thâaas gần chạm đầu
tượng, cái không gian hạn hẹp càng làm cho tượng bức bối muốn vươn ra nhưng lại
biết kiềm chế với thế đứng nghiêm gác kiếm. Ngoại hình và nội tâm của Kỳ Đà
khăớng định một phong cách khác Lê và Nguyễn, thuộc một giai đoạn mới của
nghệ thuật đầy sức sống là Tây Sơn.
2. Kim Cương là lực sĩ thiên thần cầm chày kim cương hoặc một thứ vũ khí rắn,
đem thần lực để hộ trì Phật pháp, tay kia đặt ở thế quyền. Chùa Tây Phương có
8 tượng Kim Cương đều đứng trên mây, trong đó 5 vị mặt đỏ, gân guốc, cương
nghị và 3 vị mặt trắng nhân hậu. Bản thân tên Kim Cương đã thể hiện tính chất
cứng rắn không thể phá vỡ, là vật báu quý nhất và là thứ vũ khí tốt nhâaas.
Bộ tượng ở chùa Tây Phương gồm 8 pho là:
1. Thanh Trừ Tai Kim
Cương
2. Tích Độc Thần Kim
Cương
3. Hoàng Tuỳ Cầu Kim
Cương
4. Bạch Tịnh Thuỷ Kim
Cương
5. Xích Thanh Hoả Kim
Cương
6. Định Trừ tai Kim
Cương
7. Tử Hiền Thần Kim
Cương
8. Đại Thần Lực Kim
Cương
Tất cả đều là võ tướng, chân tay và khuôn mặt đang phối hợp với nhau trong
những thế võ, có cả tính cương và tính nhu, không những ngoại hình phù hợp
giải phẫu cơ thể mà còn toát ra nội tâm cương nghị mà đôn hậu. Trong bài các
vị La Hán chùa Tây Phương, Huy Cận đã giành khổ thơ thứ 3 để nói về các vị
Kim Cương:
Có mắt vị giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển
luân hồi
Môi cong chua chát,
tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch
máu sôi.
Mà đúng ra là gắn với
5 vị Kim Cương mặt đỏ - một dạng của Hộ pháp trừng ác. Còn 3 vị Kim Cương mặt
trắng lại là một dạng khác của Hộ pháp khuyến thiện, theo tính chất Kim Cương
phải cầm võ khí, song khuôn mặt bầu bĩnh, mảng khối căng nuột, võ khí cũng
chỉ cầm hờ, dáng vẻ khuyến khích. Cả 8 vị kim Cương đều cao lớn hơn hăớn
người thực, ngoại hình cân đối, nội tâm rất người, áo giáp bó sát thân song
ống tay, mép tà và dải lụa lại rất bay và mềm mại rõ chất vải lụa. Phong cách
ấy chỉ thấy ở thời Tây Sơn, trước đó chưa có, sang Nguyễn bắt chước nhưng
gượng, cứng.
Chùa Hạ, gian giữa bày tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn. Tuy nhiên tượng
này chỉ có ba mươi mấy tay thôi.
Tượng này có điều đặc biệt là đôi tay đưa lên khỏi đầu đỡ tượng A Di Đà (khác
với tượng chùa Bút Tháp là đội trên mũ đội đầu). Ngoài ra, do tượng bày ở
gian giữa, phía sau lộ rõ, nên còn một đôi tay đặc biệt chắp ngược ra sau
lưng nữa cơ.
Các cánh tay của tượng
Quan Âm. Những cánh tay nhỏ được cắm thẳng vào cánh tay lớn kết ấn trước
bụng.
(năm 1991, đọc báo thấy
viết Pho tượng Quan Âm cao gần 2m, nặng hàng trăm cân chỉ trong một đêm đã
biến mất. Kẻ gian cậy cửa chùa, mang pho tượng ấy xuống gần 300 bậc đá (khá
hẹp) xuống chân núi Câu Lậu, rồi mang lên ô tô đem đi. Đến tận bây giờ tôi
vẫn nhớ cảm giác tức giận, sững sờ khi đó, dù chưa được thấy chùa bao giờ,
nhưng nghe khá nhiều về tượng chùa Tây Phương, và trong lòng thấy đó là báu
vật quốc gia, nay bị đem đi dễ dàng thế.
Đến bây giờ cũng không bao giờ nghe tin gì về pho tượng cũ cả.
Pho tượng mới được làm lại, nhìn chung khá giống nguyên bản (có xem ảnh tượng
cũ - chụp đen trắng), còn chi tiết thì cũng không biết và không đủ trình độ
để nói. Nhìn hình dáng, phong cách tượng mới để suy ra tượng cũ thôi vậy, thì
pho tượng này cũng rất độc đáo trong cách sắp xếp các cánh tay.
Và cũng vì là tượng mới, nên đây là pho tượng duy nhất có màu thếp vàng trong
chùa Tây Phương, không phải màu gụ, nâu đen và nhuốm vẻ thời gian như các
tượng khác.)
Và một đôi tay chắp ra
sau lưng.
-----
Hai bên chùa giữa
(chùa Trung) có hai tượng Đức Ông, một trẻ râu ngắn, một già râu dài.
Tượng râu dài là Long
Thần, hay Già lam Chân tể (Người coi sóc thực sự của chùa*), có thể hiểu là
trưởng giả Cấp Cô Độc.
Tượng râu ngắn có thể
hiểu là Thổ địa, người canh giữ Đất. Hai vị thần giữ đất và giữ chùa, mà
trong bài viết Root trích dẫn gọi là Sơn thần và Thổ địa.
Chữ Già lam có là phiên âm của tiếng Phạn, nghĩa là Chùa, Tự viện, có thể gọi
tắt là Lam trong cụm "Danh lam thắng cảnh".
Hai bên gian chùa giữa
còn hai tượng khác là Thái tử Kì Đà và Quan Âm tống tử.
Thái Tử Kì Đà (hay Vi Đà) là người sở hữu khu vườn Kì Viên tuyệt đẹp, mà
trưởng giả Cấp Cô Độc đã mua lại bằng cách rải vàng đầy vườn, rồi mời Phật về
thuyết pháp. Thái tử sau cũng theo Phật, và được coi là một vị hộ pháp. Xưa
kia chùa cổ Việt Nam chỉ có tượng thái tử để bảo hộ, sau mới thêm các tượng
Hộ Pháp lớn.
Thái tử Kì Đà cũng được gọi là Tam Châu thái tử. Tượng chắp hai tay, để ngang
thanh gươm ở giữa. Có thể nói đây là hình ảnh cụ thể của "buông đao
thành Phật".
Tượng có phần dải lụa quấn quanh thân rất mềm mại, cũng giống các tượng Kim
Cương.
Hai bên gian chùa giữa
còn hai tượng khác là Thái tử Kì Đà và Quan Âm tống tử.
Thái Tử Kì Đà (hay Vi Đà) là người sở hữu khu vườn Kì Viên tuyệt đẹp, mà
trưởng giả Cấp Cô Độc đã mua lại bằng cách rải vàng đầy vườn, rồi mời Phật về
thuyết pháp. Thái tử sau cũng theo Phật, và được coi là một vị hộ pháp. Xưa
kia chùa cổ Việt Nam chỉ có tượng thái tử để bảo hộ, sau mới thêm các tượng
Hộ Pháp lớn.
Thái tử Kì Đà cũng được gọi là Tam Châu thái tử. Tượng chắp hai tay, để ngang
thanh gươm ở giữa. Có thể nói đây là hình ảnh cụ thể của "buông đao
thành Phật".
Tượng có phần dải lụa quấn quanh thân rất mềm mại, cũng giống các tượng Kim
Cương.
(Lưu ý. Với tượng thờ, thì càng phải yêu
cầu cao hơn. Cả miền bắc chỉ có vài làng là làm được tượng thờ. Tất nhiên
tượng cũng phải ghép từ nhiều miếng, chứ không thể nguyên khối, nhưng họ làm
với một sự thành kính, chân thành thực sự từ niềm tin, từ tâm của người thợ,
và cả một sự sáng tạo nhất định.
Chẳng hạn những pho tượng Phật rất lớn bằng gỗ, thì cũng phải ghép từ nhiều
phần, chứ làm gì có cây gỗ mít nào đủ to (tượng chùa Bà Đá đường kính đến hơn
1m. cao đến hơn 2m). Thế nên việc ghép các phần là rất bình thường. Có điều
nhìn các pho tượng cổ, cái thần của nó vẫn khác. Những pho tượng gần đây làm,
chỉ cố bắt chước cổ đã không xong, đừng nói là có sự sáng tạo linh hoạt mà
vẫn mang tính tôn nghiêm.
Một phần có lẽ cũng vì kiến thức chuyên môn về
lịch sử, văn hóa của người thợ ngày nay. Họ có thể biết rất nhiều về đủ các
loại, nhưng lại không đủ về chính từng sản phẩm, nên nhiều lúc lẫn lộn, sai
lầm.)
Tượng Quan Âm tống tử
(tiễn con) ở một bên chùa giữa. Bên dưới là Thiện Tài đồng tử và Long Nữ. Bên
cạnh tượng có con chim vẹt.
Tượng này là tích Quan Âm Thị Kính. Con vẹt là Thiện Sĩ sau khi chết hóa
thành.
Ban thờ chính của gian
giữa
Điện thờ này gồm các bộ từ trên xuống dưới:
Di Đà tam tôn: Phật A Di Đà đứng
giữa Quán Thế Âm và Đại Thế Chí
Thích Ca tam tôn: Tuyết Sơn ngồi giữa A Nan và Ca Diếp
Di Lặc tam tôn: Di Lặc Phật ngồi giữa Pháp Hoa Lâm và Đại
Diệu Tường
Cửu Long: Thích Ca sơ sinh ở giữa Phạm Thiên và Đế Thích.
Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường cũng là hình tướng tương lai của Văn Thù và
Phổ Hiền.
Nhưng chùa Tây Phương bị đảo vị trí hai tượng. Tượng A Nan (chắp tay thẳng
lên trên) đáng ra phải đứng bên kia tượng Tuyết Sơn ở hàng thứ hai từ trên
xuống, đối xứng với Ca Diếp (có râu cằm, mày rậm), thì lại đứng dưới tượng Ca
Diếp.
Ngược lại, tượng Pháp Hoa Lâm (chắp tay ôm lấy nhau) đáng ra phải ở hàng thứ
3, đối xứng với Đại Diệu Tường (lộ ngực, ôm quyển sách), thì lại bị đổi với A
Nan.
Mà 4 vị này đều để đầu trần, đầu trọc, khác với Quán Thế Âm, Đại Thế Chí có
tóc dài và đội mũ, nên ít người để ý.
Tuy vậyphải sửa lại
thế này mới đúng? :
Vị chắp tay thẳng là Pháp Hoa Lâm, đứng đúng chỗ.
Vị chắp tay ôm lấy
nhau là Đại Diệu Tường, sai chỗ.
Vị có râu là Ca Diếp,
đúng chỗ
Vị ôm sách là A Nan,
sai chỗ.
Phải đổi tượng A Nan ở
dưới lên trên, Đại Diệu Tường từ trên xuống dưới.
Dấu hiệu nhận biết xin sẽ nói sau.
Ba pho Di Đà tam tôn ở
vị trí cao nhất.
Tượng A Di Đà ở miền
bắc thường là tượng ngồi, rất lớn. Ở chùa Tây Phương là tượng đứng, tay phải
buông thõng, tay trái nâng trước ngực.
Hai Bồ tát đứng hai
bên đều đội mũ, trang sức, tay bắt thủ ấn "cát tường ấn". Vì đứng ở
vị trí cao nên mắt nhìn xuống trông hiền từ hơn nhiều so với A Di Đà mắt nhìn
ngang.
(Lưu ý: Cái điện thờ mà chitto đưa lên rất đặc
biệt, vì nó có tượng Phạm Thiên và Đế Thích. Phạm Thiên, hay Đế Thiên chính
là Brâhman, còn Đế Thích là Thần Sét. Tự nhiên quên mất tên thần sét chữ Phạn
(Sancrit) là gì, khi nào nhớ lại được thì viết thêm vậy.
Hai vị thần này thuộc vào hệ thống Bà
la môn giáo của Ấn độ, nhưng theo đạo Phật vào VN.
Tôi không nghĩ là thợ
tạc tượng hiện đại có nhiều công cụ hơn ngày xưa, ngoại trừ một số cưa điện,
hay máy bào... Còn việc ghép tượng từ nhiều mảnh ráp lại thì có từ xưa rồi.
Thường thường tay, thậm chí một phần thân cũng được ghép vào, vì người ta
không thể tìm được một cây gỗ lớn như thế. Cũng không có gì đảm bảo là thợ
ngày nay sẽ tài hơn ngày xưa, ngoại trừ việc thợ ngày nay làm là copy lại,
phục chế lại... tức là đã có mẫu. Tức là không phải sáng tạo, nên công việc
đơn giản hơn. Nhưng để cho tượng có thần, linh hoạt, sống động.. thì cực khó.
Chỉ cần nét mặt vạc đi một tí, vạt áo lệch một tí .. là tượng biến thành hàng
chợ ngay.
Thường thì người ta hay tạc bằng gỗ mít, vì nó dẻo và độ cứng đều nhau và
không bị thớ làm hại. Người ta cũng có thể dùng gỗ thông, vì nó cũng có tính
chất tương tự như thế. Khi phết sơn ta, hay sơn mài ra ngoài, thì nó cũng có
tác dụng chống mối mọt nữa.
Nơi thờ phật thì gọi là chùa
Nơi thờ thần lớn thì gọi là đền, nhỏ thì gọi
là miếu.
Nơi thờ mẫu thì gọi là phủ.
Nơi thờ thần theo đạo lão thì gọi là Quán.
Thần cũng có thể được thờ trong đình làng nếu
được coi là Thành hoàng.
Người giữ chùa gọi là Sư, người giữ đền gọi là
Từ.
Ông Từ (thành ngữ “Hiền như ông từ ở đền”) là một người được làng cắt ra để trong
coi việc tế tự ở đình hoặc ở đền. Người làm ông Từ có gia đình, được ăn hương
hoả của đền, và các đồ cúng. Thường trước khi có một dịp lễ lớn, ông từ phải
trai giới vài ngày, tuỳ theo mức độ quan trọng của buổi lễ. Trái giới tức là
ăn chay và không được làm việc ... ấy với phụ nữ.
Trong thực tế thì căn cứ vào tên cũng khó đoán được hệ thống nào. Ví dụ. Ở
Thanh Hoá có đền thờ cô Chín gọi là đền Sòng, nổi tiếng. Gọi là đền thực ra
nó là phủ, vì là đạo Mẫu. Chùa Tam Thanh ở Lạng Sơn, gọi là chùa nhưng thực
chất là Quán vì đây là tín ngưỡng đạo Lão. Đền Quan Thánh thực ra là Quán vì
thờ một vị thần đạo Lão là Huyền Võ trấn quốc (quan võ mầu đen trấn phương
Bắc). Có thể khởi đầu đó là Quán Thánh, nhưng rồi từ Quán biến thành Quan nên
phải thêm chữ đền.
Trong nhiều chùa cũng thờ kết hợp, kiểu tiền phật, hậu mẫu. Ví dụ chùa Kim
Liên, chùa Chân Tiên ở Hà nội hay nhiều chùa khác.)
Đóng góp bởi: Admin
Nguyễn Đức Can
36phophuong.vn biên
tập
--------
Xem thêm.
Lễ Vương Thiền Tự .
Một ngôi chùa cổ trong làng được sắp xếp rất trình tự. 1) bộ Tam Thế 2) bộ Di Đà Tam Tôn Đức phật A Di Đà giáo chủ cõi Tây Phương cực lạc Và hai bên là hai vị bồ tát Quán Âm và bồ tát Đại Thế chí. 3) Chuẩn Đề bồ Tát 4) Di lặc bồ tát 5) toà cửu long Và hai bên là hai vị nhị chủ ( vua hai cõi trời luôn theo bảo vệ chính pháp của Đức Phật.
Theo FB Nhân Phúc.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét