Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Cửu phẩm liên hoa chùa Gạo.

Thường các ngôi chùa có xây dựng tháp cửu phẩm liên hoa là những ngôi chùa có vai trò là những trung tâm Phật giáo hoặc gắn liền với các vị Thiền sư danh tiếng. Ngoài ra, sự xuất hiện của chúng vào thời Lê Trung Hưng còn góp phần làm thay đổi diện mạo kiến trúc tổng thể của ngôi chùa và thể hiện tính vượt trội về kỹ thuật kiến trúc mà các thế kỷ trước chưa hề có.



Tháp Cửu phẩm liên hoa chùa Gạo.
Tháp cửu phẩm liên hoa là công trình kiến trúc nghệ thuật nằm trong khuôn viên chùa Khánh Quang, tên nôm được gọi là chùa Gạo thuộc thôn Thiên Đông, xã Kim Tân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

THÁP CỬU PHẨM LIÊN HOA

1. Tên di tích: Tháp Cửu phẩm liên hoa
2. Loại di tích: Kiến trúc
3. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 39/2002/QĐ-BVHTT ngày 30 tháng 12 năm 2002.
4. Địa chỉ: xã Kim Tân – huyện Kim Thành- tỉnh Hải Dương
5. Thông tin về di tích.
- Tên thường gọi : THÁP CỬU PHẨM LIÊN HOA CHÙA KHÁNH QUANG.
- Tên tự của chùa : CHÙA KHÁNH QUANG
- Tên nôm : CHÙA GẠO.
Tháp Cửu phẩm liên hoa chùa Khánh Quang là một di tích Lịch sử – Văn hoá thuộc thôn Thiên Đông, xã Kim Tân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Trước Cách mạng Tháng 8/1945 Thiên Đông là một xã thuộc tổng Phù Tải, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Sau Cách mạng tháng 8/1945, các xã Thiên Đông, Thiên Xuân, Viên Chử, Hải Ninh sáp nhập gọi là xã Tân Dân. Năm 1956, sau cải cách ruộng đất xã Tân Dân được đổi thành xã Kim Tân.

Khánh Quang tự là tên tự của chùa, tương truyền chữ “Khánh” được bắt nguồn từ việc chùa Muống (Khánh Quang tự) là nơi sinh và tu hành của Thánh tổ Non Đông (hiện nay thuộc địa phận xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) là môn đệ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Chùa Khánh Quang là một ngôi chùa lớn, thời kỳ thịnh hành có tới 144 gian nhà. Các chùa ở vùng đều chịu ảnh hưởng lớn của Thiền phái này. Vì thế mà các ngôi chùa đều lấy chữ “Khánh” để đặt tên tự và đều theo Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Khánh Quang được khởi dựng vào thời Hậu Lê, cuối thế kỷ XVIII do Già Lam Đặng Tiên Công, xuất gia Sa Di, tự Hải Thành xây dựng. Chùa Khánh Quang đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo vào thời Nguyễn. Cuối thập kỷ 70 chùa còn khá nhiều công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật, đó là : Chùa chính có kiến trúc chữ Đinh bao gồm 5 gian Tiền đường, 3 gian Hậu cung, 5 gian nhà tổ, 7 gian nhà khách. Chùa có 12 vị sư tổ trụ trì qua nhiều thế hệ, có nhà sưu trụ trì trên 40 năm 
Tháp Cửu phẩm liên hoa là một công trình kiến trúc nghệ thuật của chùa Khánh Quang. Tương truyền Tháp cửu phẩm liên hoa được khởi dựng từ cuối thế kỷ XVIII. Mô hình của tháp lúc đầu dựng chất liệu bằng tre, nứa. Trải qua mưa nắng, Cửu phẩm bị mục nát, không thể tồn tại được. Sang thế kỷ XIX, cùng với việc xây dựng chùa có quy mô lớn, Tháp Cửu phẩm lên hoa đã được dựng lên và tồn tại đến ngày nay.

Tháp Cửu phẩm liên hoa chùa Khánh Quang là một công trình chất liệu đá có kiến trúc điêu khắc “ độc nhất vô nhị của tỉnh Hải Dương và là công trình hiếm có của cả nước. Tháp Cửu phẩm liên hoa được kiến tạo dựa trên cơ sở toán học và nghệ thuật kiến trúc dân tộc.

Tháp gồm 9 tầng được đặt trên bậc tam cấp bằng đá khối gép lại chắc chắn và hoàn hảo. Công trình gồm 3 phần chính : Bệ, thân và chóp.

Phần bệ tạo dáng tam cấp được tạo ra từ những phiến đá khối, sau ghép lại, mỗi bậc được ghép theo hình lục giác đều, các mối ghép khít vào nhau tạo thành các bậc chắc chắn, thoạt nhìn không rõ mối ghép.

Phần thân tháp gồm 9 tầng được tạo dựng theo phương thẳng đứng với lối “ thượng thu hạ thách”

Phần chóp được tạo hình nậm rượu theo quan niệm “ Bát quái” của đạo Phật. Chóp cao 100cm khá đẹp, đế chóp có ngõng gắn chặt với mái của tầng thứ 9 nên ở trên cao, chóp không bị lay chuyển hoặc biến dạng do tác động của thiên nhiên.

Cửu phẩm liên hoa chùa Khánh Quang là một công trình tôn giáo khá độc đáo, cao11,3m (không kể bệ), đồng thời là một công trình văn hoá hiếm có của địa phương và cả nước. Qua nghiên cứu tháp Cửu phẩm liên hoa, chúng ta thấy kỹ thuật đục, ghép và nghệ thuật chạm khắc đá tài hoa của các nghệ nhân xưa. Công trình xứng đáng được xếp hạng để bảo vệ và phát huy tác dụng lâu dài. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét