Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Cầu Bố rừng Thông


SAO LẠI GỌI CẦU BỐ, RỪNG THÔNG ?
                   Hoàng Tuấn Công
Người Thanh Hóa đi học tập, công tác hoặc làm ăn xa, có lẽ chẳng mấy ai không từng được nghe một vài câu ca, bài vè về quê hương mình. Đại loại như "Ăn rau má phá đường tàu" hay "Dân xà lách dây" (ám chỉ rau má)! "Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào... "Ngày còn đi học, bạn bè Hà Nội cũng hay ngâm nga mấy câu trên để trêu tôi. Tôi chỉ cười, không giận. Xem như bạn quý mình mà đùa vậy thôi.
          Năm 1993, tình cờ tôi đọc bài viết "Thư từ Thanh Hóa" trên một tờ báo Trung ương(1). Bài báo nói đến cách đặt tên ngược đời Cầu Bố và Rừng Thông, suy luận, cho đó là thể hiện "khẩu khí trạng" của người Thanh Hóa. Sau đó không lâu, trong một tập thơ do Nhà xuất bản Văn học(2) ấn hành lại đem cái ý chiếc cầu nhỏ gọi là Cầu Bố, trái núi lơ thơ mấy cây gọi là Rừng Thông, diễn đạt thành lời thơ ! Tác giả xem đó như một phát hiện mới độc đáo về tính hay ba hoa, khoác lác biểu hiện cả trong cách đặt địa danh của người Thanh Hóa. Chưa hết ! Năm 1994, Đài Truyền hình Việt Nam chiếu cuốn phim tài liệu về Thanh Hóa(3), địa danh Cầu Bố, Rừng Thông một lần nữa lại bị đem ra giễu cợt, mỉa mai, bằng cách đưa ra hai câu vần vè "Cái cầu con con thì gọi cầu Bố, Mấy cây lố nhố lại gọi Rừng Thông" như lời đề từ cho nội dung cuốn phim với ý khái quát tính cách người Thanh Hóa đã kém cỏi lại thích khoa trương, đại ngôn, nhưng không che đậy nổi cái thực lực của mình. Hóa ra chẳng phải chỉ một cá biệt do thiếu hiểu biết hoặc không thiện ý, nghĩ "oan" cho địa danh Cầu Bố, Rừng Thông, "oan" cho cả người Thanh Hóa !
          Vậy cầu Bố là cầu gì ? Rừng Thông là rừng thế nào?

          
Bánh đa nem Cầu Bố
1. Cầu Bố gọi cho thật đúng là cầu Bố Vệ, bắc qua sông (kênh) Bố Vệ ở xã Bố Vệ (có tài liệu chép hương Bố Vệ) thuộc địa phận huyện Đông Sơn trước kia. Trong sử nhà Trần đã thấy ghi địa danh Bố Vệ. Cầu Bố Vệ đời Lê đã có. Cầu làm theo kiểu thượng gia hạ kiều, sau bị hư hỏng, gẫy nát, đến đời Nguyễn được bắc lại. Trong các văn bản giấy tờ đều ghi rõ cầu Bố Vệ. Cầu Bố là cách gọi tắt phổ biến đối với nhiều địa danh khác, không riêng gì trường hợp cầu Bố Vệ. Cầu Bố bởi vậy không có dụng ý nói lên mức độ to nhỏ của chiếc cầu mà do địa danh xã Bố Vệ hay kênh Bố Vệ mà có. Ngoài cách đặt tên cầu dựa vào tên đất, tên làng xã sẵn có như cầu Bố Vệ, cầu Lai Thành, cầu Hạc, cầu Voi, cầu Tào... ta còn thấy tên cầu gắn với tên sông ngòi, kênh rạch mà cầu bắc qua như cầu Ghép bắc qua sông Ghép, cầu Lý bắc qua sông Lý, cầu Lèn bắc qua sông Lèn, v.v...Hoặc tên cầu căn cứ vào chính kiểu dáng, chất liệu của chiếc cầu như: cầu Treo, cầu Sắt, cầu Đá, cầu Kè, cầu Tre, v.v...thường thấy ở nhiều vùng thông quê.

          2. Rừng Thông là một quần sơn. Xưa kia có tên chữ Phượng Sơn hoặc Ngũ Phượng Sơn (núi có hình chim Phượng đang xòe cánh). Thời Pháp thuộc, nơi đây được trồng nhiều thông lấy nhựa. Thông mọc thành rừng bạt ngàn xanh tốt. Địa danh Phượng Sơn dần dần bị quên lãng và người ta gọi tên theo đặc điểm dễ nhận biết nhất của vùng đất là núi Rừng Thông- nơi có nhiều thông mọc thành rừng ở Thanh Hóa đương thời. Mấy thập niên gần đây, rừng thông bị tàn phá đến độ chỉ còn lưa thưa. Song địa danh Rừng Thông vẫn tồn tại theo cách gọi đã thành quen thuộc của dân chúng. Và bây giờ địa danh Rừng Thông chính thức được công nhận trên văn bản giấy tờ: Thị trấn Rừng Thông (thuộc huyện Đông Sơn). Hiện tượng này khá phổ biến trong nhiều địa danh ở làng quê. Ví như đình làng bị dỡ từ lâu, song khoảng đất ấy vẫn được gọi là Đình; chùa đã tàn phá không còn dấu tích nhưng giếng gần chùa xưa vẫn giữ tên Giếng Chùa. Đó là tính bền vững, lâu dài của địa danh mà khoa địa danh học đã khẳng định.
               
Tượng đài ở thị trấn Rừng Thông
 Nếu cứ suy diễn như một số người trên thì nhiều địa danh của Thanh Hóa còn bị lôi ra phê phán như: cầu lành thì gọi Cầu Ghép, cầu thẳng lại gọi Cầu Vạy (Cơn mưa Cầu Vạy đừng chạy mất công), cầu bé tí sao bảo Cầu Voi, chẳng thấy thành sao gọi Hồ Thành, núi không còn rừng sao gọi Ngàn Nưa? Và không chỉ riêng gì Thanh Hóa. Ở Hà Nội cầu cũ đã lâu sao gọi Cầu Mới, cầu đen sì sao gọi Cầu Trắng (Hà Đông), v.v... Xin hỏi dân chúng ở những địa danh trên cũng khoác lác, ba hoa, cũng "nói trạng" cả hay sao?
          Cầu Bố và Rừng Thông là những địa danh lịch sử và cách mạng nổi tiếng. Thời Trần chống Nguyên Mông, một trận chiến ác liệt xảy ra tại kênh Bố Vệ. Xã Bố Vệ là quê hương của Tuyên Từ Thái hậu 10 năm nhiếp chính và vua Lê Anh tông đời Trung hưng. Nơi đây cũng có một số di tích, danh thắng cỡ Quốc gia: Chùa Đại Bi-Mật Sơn, đền Lê...Rừng Thông thời kháng chiến chống Pháp là tụ điểm thương mại phục vụ kháng chiến của đồng bào nhiều nơi tản cư đến. Cũng tại núi Rừng Thông này, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong dịp về thăm Thanh Hóa. Đó là những địa danh lấp lánh trang sử dân tộc, niềm tự hào của không riêng nhân dân Thanh Hóa. Mọi sự hiểu lầm hay xuyên tạc đều cần phải được đính chính.
                                                                                  
(1) (2) (3) Bài này từng đăng trên Báo Văn Hóa thông tin Thanh Hóa năm1994. Bấy giờ, vì ngại "đụng chạm", tên các bài viết, phim ảnh liên quan cụ thể đã được Ban biên tập "ẩn đi". Nay HTC cũng không còn nhớ.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Đền Ta Prohm

Tôi cũng đi được Angkor một lần. Theo đường từ Hanoi- Saigon, qua Mộc Bài đi ô tô. Cũng đi qua con đường mà quân Vietnam qua Cambodia thời 1979, cũng qua ngã ba Neak Loeang, qua con cầu nghìn tuổi Kompong Kdei và được kể rằng xe tăng chạy qua không sâp. Tối mới đến Xiêm Riệp, ăn và nhận phòng, tinh mơ đi Angkor, tối khuya lại về Xiêm Riệp. Đến nơi đây, mải mê huyền thoại, mải mê đá cùng vũ nữ. Cảnh nào cũng đẹp, vừa chụp ảnh vừa dáo dác chạy theo đoàn. Về nhà, công việc lu bù, chưa viết được.
Một người bạn trên mạng đã nói hộ tôi những cảm nghĩ này. Ban đi cẩn thận và nhiều cảm xúc. Tôi thích kiểu viết của bạn về nơi nào đó theo một cảm nghĩ riêng và hiểu biết. Còn mô tả, dùng từ quen sáo tụng ca và số liệu thì gu gồ đâu chả có. Cảm ơn bạn cho phép tôi chép lại trên blog, để tôi hồi tưởng lại và có ai cần cũng biết về tình người hiểu cảnh. Bạn nói: Qúa nhiều ảnh bạn à ... Ha ha, đó mới là xúc cảm của 96 bức ảnh về một ngôi đền với những cung bậc phiêu du. Cảm ơn bạn nhiều.
Lại ghé đền Ta Prohm - 11/2015
(Trần Thị Gốc Mai)
Sau khi hai chị em tôi đi viếng quanh ngôi đền Angkor vào buổi sáng, tìm chỗ ăn trưa xong chúng tôi lại leo lên xe Tuk Tuk, chỉ mươi phút là chúng tôi đã đến đền Ta Prohm .
Dưới đây là những ghi chú bằng hình ảnh cho chuyến đi của tôi.


Đền Ta Prohm bị ẩn dấu trong khu rừng già đến trên 7 thế kỷ, ở đây chỉ có hai con đường để vào đền, cả hai cổng đều bắt buộc du khách đi bô vào trên một con đường đất hai bên là rừng nguyên sinh cao ngấy, đường vào đến rất xa - khi vào đến đền thì khuôn viên rất rộng lớn và hiện nay vẫn còn đổ nát hoang tàn từ trong cuộc chiến với Xiêm đến nay.
Theo anh Vanna, tên đền Ta Prohm có từ khi người phương tây lúc đi vào bên trong khu rừng già họ phát hiện ra ngôi đền với các vị thần 4 mặt Prohm khắc trên đền đá và ở nơi đó chỉ thấy một ông lão giữ đền nên họ đặt tên là Ta Prohm, chữ “Ta” có nghĩa là ông cụ, ông lão.
Riêng tôi về hỏi lại các em người Campuchia làm việc trong Cty tôi, thì em ấy viết cho tôi như sau: Prohm là vị thần 4 mặt tượng trưng cho theo thứ tự tiếng Khmer (âm), English, tiếng Hoa và tôi dịch ra chữ Việt :
Meta - Mercy - 慈悲 - Từ bi.
Karuna - Pity - 憐憫, 可憐 - Thương hại, trắc ẩn.
Mutita - Sympathetic - 同情 - Thông cảm, đồng tình.
Oupekha - Justice - 公正, 公平 - Công chính, công bình.
Và theo một tài liệu mà tôi tìm được trên bookgoogle.kh: Pháp giáo Nhà Phật của Đoàn Trung Còn, thì chữ Prohm này đã được một viên nguyên là khâm sứ ở Cao Miên (Campuchia) đi tìm hiểu với ý nghĩa rất rộng...

Còn theo wikipedia:
Ta Prohm là tên gọi hiện đại của một ngôi đền tại Angkor, Campuchia, được xây theo phong cách Bayon phần lớn vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, ban đầu được gọi là Rajavihara. Tọa lạc cách Angkor Thom về phía đông và nằm ở cạnh phía nam của Đông Baray gần Tonle Bati, ngôi đền này đã được thiết lập bởi vua Khmer Jayavarman VII làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa. Không giống như phần lớn đền tại Angkor, Ta Prohm đã bị bỏ quên với điều kiện như lúc mới xây: cảnh cây cối xung quanh phế tích và các khu rừng nhiệt đới bao quanh nó đã khiến nó là một trong những ngôi đền tại Angkor được du khách viếng thăm nhiều nhất.
Đền Ta Prohm là nơi đặt lăng mộ Hoàng hậu Jayafrajachudanami. Trước đây được đặt tên là Rajavihara (đền Hoàng Gia). Jayavarman VII đã xây dựng để tôn vinh hoàng tộc của mình. Hình ảnh nguyên của ngôi đền thể hiện Prajnaparamita, sự thông thái, là mô hình thờ mẹ nhà vua. Các đền ở phía Bắc và phía nam thể hiện người có uy tín của nhà vua và anh trai nhà vua. Tương tự Ta Prohm có đền thể hiện Lokesvara là một mô hình thờ cha nhà vua. Sau khi triều đại của đế chế Khmer đi xuống, đền Ta Prohm rơi vào sự quên lãng và nó được phát hiện trở lại vào đầu thế kỷ 20 .
Để tưởng niệm mẫu thân là Jayarajachudanami. Ngôi mộ Mẹ trong đền, bốn bức tường bằng đá có gắn kim cương. Tương truyền những đêm trăng sáng, những hạt kim cương phản chiếu rực rỡ. Khi Jayavarman VIII lên ngôi đã hủy những hình ảnh liên quan đến Phật giáo để thờ vật linh của đạo Bà La Môn. Trong suốt nhiều năm liên tiếp, đền chịu bao thăng trầm của lịch sử, quan trọng nhất là cuộc tấn công của quân đội Miến Điện và quân đội Xiêm vào cuối thế kỷ 13. Ngôi đền bị đổ nát rất nhiều dưới sự giày xéo của quân đối phương. Đền bị đổ nát, cổ vật trong đền bị quân đội Xiêm lấy mang về nước. Quan trọng nhất là những viên kim cương tại gian chính điện đã bị cậy đi mất. Hiện nay, phía trong gian chính điện vẫn còn vết tích của nơi đặt kim cương.
Hiện nay trong đền chỉ còn linga và yoni. Nơi đây còn có đền "vỗ ngực" - nghe âm thanh vọng lại khi vỗ vào ngực mình. Thuở xưa nhà vua sùng đạo Phật, thường đến nơi đây những đêm rằm để cầu nguyện khi lòng còn ấm ức.


Trở lại chuyến vào thăm đền Ta Prohm mà tôi muốn kể bằng một phóng sự hình.

Dù tôi đã nhiều lần đến nơi đây, nghe nhiều lần, ghi lại hình ảnh cũng nhiều lần, lần nào về rồi cũng thấy mình chưa đi hết, còn nhiều điều chưa biết.. và mỗi lần đến thì lại thấy thêm những tàn phá, hoang hóa, có những nơi mà du khách đến nhiều nhất đã được ban quản lý di tích rào lại để tránh những sự cố xảy ra do sự tàn phá do sự vô tình của con người và của thời gian.
Vào khu đền này, ta sẽ thấy những cội cổ thụ trên các nóc đền tạo nên những hình thù thật đẹp. Những cây cổ thụ được hình thành do những loài chim bay ngang, những loài chim trú ngụ ở nơi này mang hạt đến, rơi rớt trên các kẽ của nóc đền, trên các con đường đá.. rồi theo thời gian đền bị bỏ quên trong rừng già, khi được tìm lại thì những hình ảnh Đền và gốc rễ của cổ thụ quấn lấy nhau, thật đẹp, thật rêu phong và đổ nát...

TRÊN CON ĐƯỜNG ĐI VÀO TRONG KHU ĐỀN TA PROHM
Hai bên đường vào Đền là khu rừng nguyên sinh, khu rừng đã bọc kín cụm di tích Angkor từ thế kỷ XV khi đế chế Khmer suy yếu, khi những vị vua Khmer bắt đầu phá hủy kinh thành này để di chuyển về miền biển để lập kinh thành mới Phnom Penh. Cho đến năm 1858, một nhà thám hiểm trẻ người Pháp tên là Henri Mouhot, trong khi thám hiểm về các loại côn trùng trong rừng ở Campuchia, đã phát hiện Angkor Wat. Từ đó đã giới thiệu cụm di tích này ra thế giới.



Nườm nượp du khách vào ra với bình quân 9000 người/ ngày trong khu di sản này.


.



.
Dọt Kim chăm chú chụp lại những ghi chú trên bảng vẽ dự án trùng tu đền.
Trong lúc Dọt Kim chăm chú chụp lại những ghi chú trên bảng vẽ dự án trùng tu đền, thì tôi đã đến ngồi đong đưa trên một cái võng thiên nhiên được kết bằng hai cái rễ từ trên cây Tung rơi thòng xuống tạo thành, ở giữa hai cây bên đường ở ngay bìa rừng.




Hai chị em ngồi thoải mái trên võng, nếu cần ngủ một giấc chắc cũng êm êm..
Hai chị em tôi cười nghiêng ngửa khi ngồi và nằm được trên cái võng trời này.. 23/11/2015

Đến đây thì tôi đưa về một tấm hình, mà trong tháng 2/17 vừa rồi tôi đã cùng anh chị Dave Duong đến cũng ở vị trí này. Một cái điểm mà ai khi đi vào khu đền Ta Phrom đến đây là thấy cái võng đong đưa. Và cũng may là cái note này tôi viết từ hai năm nay rồi mà chưa viết xong.


Anh chị Dave Dương đã rất hồn nhiên rất vui khi leo lên cái võng dây leo này.. 17/02/17.


Chúng tôi tiếp tục đi vào trong đền.





Cây cao lắm… tôi chụp từ thấp lên mà cũng không thấy ngọn cây.

BẮT ĐẦU ĐI VÀO ĐỀN Ta Prohm với những gốc rễ cây Tung ăn vào những đền đài đổ nát trong khắp khu vực này.




.
Những viên đá rơi đã được ghi số sau khi được thu nhặt lại từ những hoang tàn trong chiến tranh Xiêm, Chàm.



Cái thềm đá hình dưới đây là Nhà hát kịch thủa trước, nay chỉ còn trơ thềm đá rêu phong...




Nhà hát kịch thủa trước chỉ còn trơ thềm đá rêu phong... 



Những gốc cây được ghi rõ tên tuổi.




Dì Út Kim đứng dưới gốc cây Spung.



Tôi cũng phải ghé mặt vào nơi ấy chứ! Phía sau gốc cây này là con đường đi vào khu đền bên trong.


.
Từ khi nơi này được chọn làm phim trường cho bộ phim “Bí mật ngôi mộ Cổ” thì những gốc cây trong đền Ta Prohm trở nên nổi tiếng. Những cây này được mọc từ những cái hạt do chim ăn để rơi trên mái đền, bây giờ những bộ rễ của cây Tung này bám cả vào hai bên nóc của những ngôi đền đá, hay ăn sau vào các bức tường đá tạo ra những hình thù rất là kỳ dị và đẹp.


Ngày trước chưa có những hàng rào này, tôi cũng được ghé mặt vào đây chụp biết bao nhiêu là hình.. bây giờ thì đã được rào lại không biết bao giờ mới tháo bỏ!



.
Lưu cái mặt của hai chị em bên gốc cây Tung này. Trời ạ! bây giờ mới nhìn thấy phía sau có bóng người đứng nghiêm, thoạt nhìn cũng hơi.. sợ, hihi.


Bước tới là ngôi trường bằng đá cổ xưa cũng đang được phục chế.


Những phiến đá cứ thế mà xếp lên nhau thành một ngôi đền..






Chúng tôi đi ngang qua ngôi đền đang phục chế trên con đường nhỏ đi dưới những rễ cây, những cành cây..


Đây là hình ảnh đường đi được làm thêm bằng cây cầu gỗ cho du khách dễ dàng đi qua… để dịp nào tìm lại hình ảnh của 10 năm trước lúc đó hoang hóa hơn nhiều.



Những bậc thang và con đường.. giữa mới và cũ.





Rễ cây và tường đá nương tựa nhau trong cái đổ nát do con người và do thời gian ..



Một cây cổ thụ mọc ở đó đã vài trăm năm, nay đã ôm cả hai bên của khu tường đá...



Người nay đến chỉ thích thú sự kỳ vĩ của đền, mà quên đi một sự lụi tàn của một đế quốc...



Chúng ta tiếp tục đi xem những hoang tàn trong khu đền cổ nhé...



Cổ thụ và tường thành cổ..






ĐI VÀO KHU ĐỀN ĐỔ VỠ do chiến tranh và qua mấy thế kỷ bị bỏ quên hoang hóa...













Nãy giờ mới đi dọc theo tường, bây giờ bắt đầu vào bên trong khu đền, có chỗ đã phải dùng cây chống đỡ nóc đền, nhưng nhìn lên thì cũng thấy sợ lắm.


..




.
Đã vào trong, đây là bộ rễ cây nổi tiếng trong bộ phim “Bí mật ngôi đền cổ”, lần đến này đã thấy thêm nhiều cây chống bằng song sắt… chẳng biết bao giờ thì những thân cây kia trĩu xuống và tháp cổ còn nữa không...



Người đến và đi ngang qua gốc cây này đông lắm, nhưng tôi cũng ráng chụp cho có vài tấm hình của út Thọ Kim ...


Hình chụp ngày 23/11/2015

Nhưng vẫn rất đông du khách qua lại. Để so sánh tôi đưa vào đây tấm hình chụp vào 15/04/2010.



Hình Kim được chụp vào ngày 15/04/2010.
Hai người bạn, đến đây ai cũng muốn có một tấm hình với bộ rễ cây đầy huyền thoại này.


Chụp vào ngày 15/04/2010.
Hình chụp vào ngày 15/04/2010, đoạn rễ chính lớn chưa cần phải có cột sắt chống.


Hình chụp ngày 23/11/2015
So sánh hình chụp vào ngày 23/11/2015 với ngày 15/04/2010, chỉ mới 5 năm sau, người ta đã phải dùng thêm cột sắt chống đỡ đoạn rễ chính lớn..


14:06' - 23/11/2015 - Tôi cũng ráng ghé cái gương mặt rám nắng sau khi đi qua đền Angkor và chuẩn bị qua đền Bayon..


Những bức phù điêu Apsara trên các cột đá trong khu đền Ta Phrum ...



Trên khung thành ở nóc một tháp nhỏ.




Cao hơn nữa..


Tháp đã thấp hơn, do người ta làm cầu bằng gỗ cho du khách qua lại.




Quay lại nơi vừa đi qua...



Hai chị em tôi đo cái cao vời vợi, bầu trời trong cái nắng tháng 11 trong xanh lắm.





Tháp cổ rêu phong..




Thân tháp, mà đứng gần nên phải hai lần chụp mới hết ngọn tháp..




Tháp chồng chất trong cụm đền. Mỗi ngọn tháp đều có tên và ý nghĩa, nhưng bây giờ hậu thế có bao người hiểu hết được, mà chỉ thấy những đổ nát, rêu phong..




Những cây cổ thụ thật đẹp.





Tôi tiếp tục đi vào hẳn bên trong khu đền, bây giờ đã đổ nát lắm so với cách đây hơn 10 năm tôi đến nơi này.
Các bạn nhìn thấy gì không? Đó là một gốc cây mọc trước bức tường thành tháp cổ, không hiểu vì sao bộ rễ cây đó lại chừa ra gương mặt của một vị thần, vị Phật .. theo thời gian cái lỗ hổng đó lớn lên hơn và gương mặt vị thần và gốc cây này luôn là điểm đến để du khách vào ngắm nhìn...




Thân cây và bức tường được chụp rộng hơn.



Đường đi giữa các bức tường thành tháp cổ



Trên đỉnh tháp đã phải dùng cây để chống đỡ ... tàn phá của thời gian.














.

Những tượng Apsara trên nóc đền vẫn nguyên vẹn rõ ràng...






Hạ ống kính xuống là… Du khách


Đi loanh quanh rồi cũng đến điểm rễ cây mà tôi yêu thích.. Một chân đứng, một chân leo lên thành cửa của đền. Rễ cây này cũng nghịch ngợm chẳng thua gì bà già tui...











Bạn ấy căng thẳng khi với tay lên rễ cây quá..
Đã bao người đi lướt qua và vô tình với hình thù kỳ lạ này nhỉ! Từ hôm nay các bạn sẽ biết thôi.. hihi...

Chúng tôi đi vào khung cửa thành để qua bên kia, để nhìn nguyên vẹn bộ rễ ôm bên này thành..



Hai chị em ghi dấu ở nơi này...


Cây cao lắm...


Con đường xưa … ai đi


Những chạm khắc trên đá đẹp lạ thường...


Một cây cổ thụ lạ...



Cái rễ cây đầy sức sống đã len vào bên trong tháp nằm ở kẽ đá từ khi rễ con nhỏ và rồi cái rễ đó lớn lên bung ra, tới một thời gian nào đó tháp sẽ.. ra sao nhỉ ?



Nhưng mà bây giờ những cây cổ thụ sống cộng hưởng với tháp cổ đã làm cho tháp thêm bóng mát, âm u, xanh mát.. lúc này bầu trời xanh, đẹp như một bức tranh.




Vừa đi trở ra đến đoạn này tôi gặp một hình ảnh đẹp...





Các vị Tỳ kheo này đang đi về đâu trong cảnh giới này..
Cây cao hay cánh cửa bên cổng cao..!















Trước cửa đền Ta Phrohm..


 Chúng tôi theo con đường độc đạo ra khỏi rừng và cụm di tích, trong khi đó vẫn còn du khách khác đi vào, đôi thanh niên này vừa đi vừa selfie cho mình...




Chúng tôi đã ra khỏi cửa rừng, ra khỏi cụm đền Ta Phrohm trong quần thể di tích Angkor Wat.
Từ năm 1998 đến nay cũng gần hai mươi năm, có khi một hai năm tôi lại trở về nơi này một lần trong những dịp nào đó, lần nào đến để khi về rồi tôi thấy hình như vẫn chưa đủ, vì lần nào chúng tôi đi xem không với cái xem của một nhà khảo cứu, mà chỉ đi với tính cách của một du khách, ghé viếng thăm, lướt qua, để rồi chỉ trầm trồ về sự kỳ vĩ và rồi khi về thấy vẫn chưa đủ thời gian để đến từng góc đá của các ngôi tháp cổ..
TTM 19/03/2017 - viết cho chuyến đi ngày 23/11/2015
NOTES liên quan:
Hai chị em đến Angkor Wat - tầng 1 - 23/11/2015
Angkor Wat, tầng 2-3 - 23/11/2015
Album Đền Ta Phrohm - 17/02/2017