SAO LẠI GỌI CẦU BỐ, RỪNG THÔNG ?
Hoàng Tuấn Công
Người Thanh Hóa đi học tập, công tác hoặc làm ăn xa, có lẽ chẳng mấy ai không từng được nghe một vài câu ca, bài vè về quê hương mình. Đại loại như "Ăn rau má phá đường tàu" hay "Dân xà lách dây" (ám chỉ rau má)! "Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào... "Ngày còn đi học, bạn bè Hà Nội cũng hay ngâm nga mấy câu trên để trêu tôi. Tôi chỉ cười, không giận. Xem như bạn quý mình mà đùa vậy thôi.
Năm 1993, tình cờ tôi đọc bài viết "Thư từ Thanh Hóa" trên một tờ báo Trung ương(1). Bài
báo nói đến cách đặt tên ngược đời Cầu Bố và Rừng Thông, suy luận, cho đó là
thể hiện "khẩu khí trạng" của người Thanh Hóa. Sau đó không lâu,
trong một tập thơ do Nhà xuất bản Văn học(2) ấn hành lại đem cái ý
chiếc cầu nhỏ gọi là Cầu Bố, trái núi lơ thơ mấy cây gọi là Rừng Thông, diễn
đạt thành lời thơ ! Tác giả xem đó như một phát hiện mới độc đáo về tính hay ba
hoa, khoác lác biểu hiện cả trong cách đặt địa danh của người Thanh Hóa. Chưa
hết ! Năm 1994, Đài Truyền hình Việt
Nam chiếu cuốn phim tài
liệu về Thanh Hóa(3), địa danh Cầu Bố, Rừng Thông một lần nữa lại bị
đem ra giễu cợt, mỉa mai, bằng cách đưa ra hai câu vần vè "Cái cầu con con thì gọi cầu Bố, Mấy cây
lố nhố lại gọi Rừng Thông" như lời đề từ cho nội dung cuốn phim với ý khái quát tính cách
người Thanh Hóa đã kém cỏi lại thích khoa trương, đại ngôn, nhưng không che đậy
nổi cái thực lực của mình. Hóa ra chẳng phải chỉ một cá biệt do thiếu hiểu biết
hoặc không thiện ý, nghĩ "oan" cho địa danh Cầu Bố, Rừng Thông,
"oan" cho cả người Thanh Hóa !
Vậy cầu Bố là cầu gì ? Rừng Thông là rừng thế nào?
Bánh đa nem Cầu Bố |
2. Rừng Thông là một quần sơn. Xưa kia có tên chữ Phượng Sơn
hoặc Ngũ Phượng Sơn (núi có hình chim Phượng đang xòe cánh). Thời Pháp thuộc,
nơi đây được trồng nhiều thông lấy nhựa. Thông mọc thành rừng bạt ngàn xanh
tốt. Địa danh Phượng Sơn dần dần bị quên lãng và người ta gọi tên theo đặc điểm
dễ nhận biết nhất của vùng đất là núi Rừng Thông- nơi có nhiều thông mọc thành
rừng ở Thanh Hóa đương thời. Mấy thập niên gần đây, rừng thông bị tàn phá đến độ
chỉ còn lưa thưa. Song địa danh Rừng Thông vẫn tồn tại theo cách gọi đã thành
quen thuộc của dân chúng. Và bây giờ địa danh Rừng Thông chính thức được công
nhận trên văn bản giấy tờ: Thị trấn Rừng Thông (thuộc huyện Đông Sơn). Hiện
tượng này khá phổ biến trong nhiều địa danh ở làng quê. Ví như đình làng bị dỡ
từ lâu, song khoảng đất ấy vẫn được gọi là Đình; chùa đã tàn phá không còn dấu
tích nhưng giếng gần chùa xưa vẫn giữ tên Giếng Chùa. Đó là tính bền vững, lâu
dài của địa danh mà khoa địa danh học đã khẳng định.
Tượng đài ở thị trấn Rừng Thông |
Cầu Bố và Rừng Thông là những địa danh lịch sử và cách mạng nổi tiếng. Thời
Trần chống Nguyên Mông, một trận chiến ác liệt xảy ra tại kênh Bố Vệ. Xã Bố Vệ
là quê hương của Tuyên Từ Thái hậu 10 năm nhiếp chính và vua Lê Anh tông đời
Trung hưng. Nơi đây cũng có một số di tích, danh thắng cỡ Quốc gia: Chùa Đại
Bi-Mật Sơn, đền Lê...Rừng Thông thời kháng chiến chống Pháp là tụ điểm thương
mại phục vụ kháng chiến của đồng bào nhiều nơi tản cư đến. Cũng tại núi Rừng
Thông này, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong dịp về thăm
Thanh Hóa. Đó là những địa danh lấp lánh trang sử dân tộc, niềm tự hào của
không riêng nhân dân Thanh Hóa. Mọi sự hiểu lầm hay xuyên tạc đều cần phải được
đính chính.
(1) (2) (3) Bài này từng đăng trên Báo Văn Hóa thông tin Thanh Hóa năm1994. Bấy giờ, vì ngại "đụng
chạm", tên các bài viết, phim ảnh liên quan cụ thể đã được Ban biên tập
"ẩn đi". Nay HTC cũng không còn nhớ.
Cầu Bố- Thơ Nguyễn Duy
Trả lờiXóaAi qua Thanh Hoá về Quảng Xá
men rượu là hương vị của làng tôi
nhắc cầu Bố chắc nhiều người còn nhớ
đình nhà Lê rêu phủ đã bao đời
Nhà tôi đó, không cổng và không cửa
ai ghé qua cứ việc hút thuốc lào
cha tôi trổ rất nhiều cửa sổ
gió nồm nam thoải mái ra vào
Đường làng tôi tiếng xe thồ lọc xọc
chiếc xe thồ từng đẩy tới Điện Biên
ngược dòng sông Mạ lên Tây Bắc
ai xuôi về cũng sốt kinh niên
Những năm bom đạn như gieo mạ
lại chiếc xe thồ đi về Nam
cha tôi qua cầu Bùng cầu Ghép
tôi nhìn theo chớp lửa nhập nhoàng
Cỏ đã lấp ai còn thấy nữa
vết xe thồ vẹt đỉnh Trường Sơn
ai thấy nữa ông già đầu bạc xoá
đẩy xe thồ ngang dọc lũng Tà Cơn
Cha tôi đó, dân làng tôi vậy đó
xả hết mình khi nước gặp tai ương
rồi thanh thản trở về với ruộng
sống lặng yên như cây cỏ trong vườn
Cha tôi đó, suốt đời thồ nặng
trĩu cả hai vai việc nước - việc nhà
bom rồi bão, mấy lần nhà sập
lụi cụi tuổi già, con cháu đã đi xa
Ngày họp mặt, cha già như trẻ lại
bếp rượu đặt giữa nhà, bè bạn vây quanh
con đường chiến tranh còn ngoằn ngoèo trong ruột
càng thêm say hương rượu nếp thanh bình
Quê nội, 9-1983