Chiếc đĩa hiệu đề 6 chữ: Đại Minh Thành hóa Niên chế, lối vẽ một nét tơ tóc được các nhà sưu tập đánh giá có niên đại khoảng thời Ung Chính (雍正, Yōngzhèng) (1723-1735) ?
Đề tài vẽ trên có sự kết hợp giữa thi và họa đã bổ sung ý
nghĩa cho nhau cũng như tạo vẻ đẹp cân đối hài hòa trên hiện vật.
Trong đó, đôi câu thơ hàm súc tích trong bài cổ cầm nổi
tiếng Ngư Tiều Vấn Đáp (Ngư Tiều vấn đáp
là một trong Trung Hoa Thập Đại Danh Khúc):
松 竹 四 时 翠。- Tùng trúc tứ thời thúy
花 開 别 样 红 - Hoa khai biệt dạng
hồng
Tùng
Trúc bốn mùa xanh biếc
Hoa
nở cũng có màu đỏ khác thường
(Trích
từ bài cổ cầm Ngư Tiều Vấn Đáp)
Điển tích xưa có câu "Vô tử bất thành tùng”, nghĩa là:
tùng mà không có cây tùng con hay đọt tùng mà không tạo hình chữ “tử” thì chẳng
gọi là tùng, bởi quân tử ắt có hậu. Cây Tùng là loại cây hay mọc ở những
mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ. Nên
cây Tùng nó hiện thân cho đấng trượng phu, đấng anh hùng có ý chí mạnh mẽ.
Bạch Cư Dị trong “Dưỡng trúc ký” có nói:
"Trúc tự hiền, hà tai? Trúc bản cố, cố dĩ thụ đức, quân
tử kiến kỳ bản, tắc tư thiện kiến bất bạt giả. Trúc tính trực, trực dĩ lập
thân, quân tử kiến kỳ tính, tắc tư trung lập bất ỷ giả. Trúc tâm không, không
dĩ thể đạo, quân tử kiến kỳ tâm, tắc tư ứng dụng hư thụ giả. Trúc tiết trinh,
trinh dĩ lập chí, quân tử kiến kỳ tiết, tắc tư để lệ danh hạnh, di hiểm nhất
trí giả. Phù như thị, cố quân tử nhân đa thụ chi vi đình thực yên.”
Dịch nghĩa.
Trúc cũng như bậc hiền nhân, vì sao vậy? Gốc trúc vững,
vững để lập đức, người quân tử trông gốc trúc, thì nghĩ đến việc tạo lập cho
mình cái ý chí kiên định không dời. Tính trúc thẳng, thẳng để lập thân, người
quân tử thấy tính trúc, thì nghĩ đến sự trung lập thẳng thắn, không thiên lệch.
Lòng trúc rỗng không, rỗng không để thể nghiệm lẽ đạo, người quân tử thấy tấm
lòng của trúc, thì nghĩ đến việc dùng cái tâm hư không mà dung nạp người. Đốt
trúc cứng cỏi, cứng cỏi để lập chí, người quân tử thấy tiết của trúc, thì nghĩ
đển việc mài giũa danh hạnh, dù qua khó khăn nguy hiểm vẫn thuỷ chung như nhất.
Chính vì như thế, mà bậc quân tử thường trồng trúc đầy quanh sân nhà mình vậy.
Tác giả Trịnh Tiếp (nhà Thanh) có tác phẩm Trúc Thạch:
Giảo định thanh sơn bất phóng tùng,
Lập căn nguyên tại phá nham trung.
Thiên ma vạn kích hoàn kiên kính,
Nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong.
Dịch nghĩa:
Bám chặt núi xanh chẳng buông rời,
Gốc mọc bền vững nơi vách xa.
Ngàn đập muôn va vẫn cứng chắc,
Bốn bề gió cuộn mặc thổi qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét