Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Con vật trong họa tiết gốm sứ

Chim Bạch đầu
(chắc là con chim Bồ chao?)
Một loài chim có lông mào trắng. Tiếng Hoa loài chim này được gọi đúng như thế: bai dou weng(白头翁– bạch đầu ông)có nghĩa là ông lão bạc đầu. Con chim này biểu tượng cho tuổi già.

Nó thường thường được vẽ trên gốm sứ cùng với hoa mẫu đơn- biểu tượng của sự giàu sang và cao quý. Đồ án trang trí biểu tượng này gọi là fu gui bai tou (贵白头 – phú quý bạch đầucó nghĩa: sự giàu sang và cao quý cho đến tuổi bạc đầu hay suốt đời giàu sang phú quý. Nói chung là bố cục cầu hay chúc việc cát tường.
--------------------------


Motif trang trí ở trên vẽ một cành cây đào mọc vươn ra từ vách núi và 5 con dơi bay lượn trên biển cả. Có nghĩa là thọ (trái đào biểu tượng cho thọ) tựa như sơn (núi), và ân phúc (tiếng Hoa gọi con dơi đồng âm với từ phúc) vô tận như biển cả (hải).




------------------------

Con Cua và Nho sinh

Con Cua- Bát cuối triều Minh.
Motif vẽ con cua rất thường bắt gặp trên các đồ gốm sứ triều đại nhà Minh. Một vài món được vẽ với một con cua, hai con cua cùng với lau sậy, con cua cùng với học giả (nho sĩ). Dường như khá kỳ lạ là vì sao họa sĩ lại vẽ cua cùng với nho sĩ. Đây là một ứng dụng biểu tượng đồng âm khác. Vỏ cua được gọi “giáp” theo hoa Ngữ: Jia (甲).
Trong suốt các triều đại Minh, Thanh, hệ thống khoa cử bao gồm các cuộc khảo thí ở các mức độ thi Hương, thi Đình, thi Hội (cấp tỉnh, cấp quốc gia và tại kinh kỳ). Khoa thi tại kinh kỳ được coi là khảo thí được Hoàng Đế coi thi. Những người vượt được kỳ khảo thí này được ban cấp học vị tiến sĩ cấp 1 và cấp 2. Trong hoa ngữ cấp học vị cũng gọi là giáp jia (甲): đệ nhất giáp và đệ nhị giáp. Như vậy, đến đây ý nghĩa biểu tượng của việc vẽ con cua và nho sinh là đã rõ. Nó dùng để cầu chúc ai đó thành công trong các kỳ khảo thí của hoàng gia, đạt đến kỳ thi tại kinh kỳ và được ban cấp học vị tín sĩ đệ nhất giáp hay đệ nhị giáp.
Đôi khi đồ án lại bao gồm hình vẽ 2 con cua cùng với lau sậy. Nó cũng lại liên quan đến sự đồng âm. Lau sậy trong tiếng Hoa được phát âm là “lưu” lu (芦). Sau cuộc khảo thí , phương thức công bố kết quả mang thuật ngữ là truyền lưu – chuan lu (传胪) hay công bố đệ nhất và đệ nhị giáp (二甲传胪). Như vậy, đồ án trang trí cũng mang ý nghĩa nhắn gởi lời chúc thành công trong khoa cử.
----------------------------


Con khỉ trong tiếng Hán đồng âm với từ  "chức hầu tước". Từ hầu (con khỉ – hou (猴)và từ hầu tước (侯) phát âm tương tự như nhau. Thuờng thường các đồ án trang trí trên gốm sứ hay vẽ một con khỉ với một con ong và đôi khi lại vẽ con khỉ cưỡi trên lưng ngựa.
Tiếng Hán gọi con ong là “phong” (蜂 – feng)cũng phát âm tương tự như từ “phong” (封)với nghĩa ban chức, phong tước hiệu. Như vậy, đồ án một con ong và một con khỉ hàm ý được phong tặng tước Hầu.
Trên lưng ngựa tiếng Hán là “mã thượng”– ma sheng (马上)cũng mang ý nghĩa là ngay lập tức. Vì vậy, một con ong cùng với một con khỉ cưởi trên lưng ngựa có ý nghĩa là ngay lập tức được phong tặng tước Hầu.
Một bố cục trang trí với sự kết hợp motif con khỉ, ong và ngựa như thế mang thông điệp của việc chúc mừng ai đó thăng quan, tiến chức.
--------------------


"cá hóa rồng" trên đĩa Bạch Định thời Tấn

Motif vẽ 4 loại cá tượng trưng cho “thanh bạch liêm khiết” - qing bai lian jie (清白廉洁)

Trang trí thú vị tích cá hóa rồng trên hộp phấn men lam thời cuối Minh.
Nho sinh cầm cọng hoa "gui" (osmanthus) đồng âm với thi đậu khoa thi

Ấm men tam thái (sancai) hình cá
Cá là một trong những motif ưa chuộng thường được vẽ trên gốm sứ TQ. Nó trở thành hình ảnh biểu tượng vì trong tiếng Hán từ  để chỉ cá “ngư” (鱼– yu)phát âm nghe tương tự với từ  “dư” (余)- dư thừa, dư dật. Cá rất thường thấy là chủ đề trang trí trên gốm sứ chẳng hạn như: hai con cá trên đĩa celadon Longquan thời Tống/ Nguyên, Motif cá chạm nổi hoặc ám họa trên đồ gốm Bạch Định (Ding ware) và cá và rong trên các gốm sứ men lam  v.v..
Một đồ án trang trí thú vị khác là tích cá chép hóa rồng. Theo truyền thuyết, hàng năm các con cá chép bơi ngược dòng sông Hoàng Hà, vượt qua các dòng chảy xiết để tới được thác Long Môn (Lung-men). Những con cá thành công trong việc quẩy mình vượt được con thác khắc nghiệt này sẽ biến thành rồng. Câu truyện đồng nghĩa trong việc ví von các nho sinh phải vượt qua ba kỳ khảo thí trước khi họ có thể được bổ nhiệm làm quan chức triều đình.
-------------------------


Vật dụng men lam, Minh Vạn Lịch - vẽ con cóc ba chân
Cóc ba chân
Motif vẽ con cóc thường là vẽ cóc ba chân trong thần thoại Trung Hoa. Con cóc này thường được kể là sống trên mặt trăng. Theo một phiên bản truyền thuyết dân gian khác, nó chính là hóa thân của tiên nữ  Chang-er (Thường Nga hay Hằng Nga) do ăn cắp và uống rượu tiên lẽ ra thuộc về Hou yi là chồng của nàng nên bị phạt biến thành cóc. Vì là cốt tiên nên hình ảnh của nó kèm theo biểu tượng về sự bất tử .
Truyện cũng thuật lại rằng con cóc cũng ăn cả mặt trăng là nguyên nhân giải thích hiện tượng nguyệt thực. Trong tiếng Hán mặt trăng đôi khi cũng gọi là “ chan gong” có nghĩa là cung hằng.
Vị tiên mang tên Liu Hai ( Lữ Hải ) được kể có thể điều khiển con cóc ba chân này phun ra những đồng tiền vàng và bạc.
------------------------------
Lọ hoa cuối Thanh vẽ Hằng Nga
và thỏ ngọc đang pha rượu tiên
Hằng Nga(嫦娥)- Chang-er
Thần thoại kể rằng ngày xưa có 10 mặt trời là con của Ngọc Hoàng Thượng Đế (Dijun), được lệnh luân phiên du hành vòng quanh thế giới trên một chiếc xe do Xihe (vị tiên là mẹ của họ) điều khiển. Một hôm những con chim “mặt trời” này chán việc du hành theo thông lệ và rủ nhau đồng loạt khởi hành. Nhiệt độ tăng cao thiêu đốt trái đất và gây biết bao thảm họa. Yao (堯– Vua Nghiêu của Trung Hoa) phải cầu viện tới Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Ngọc Hoàng triệu tập Houyi, Thiên tướng bắn cung, đến dạy các con của ngài một bài học. Thay vì chỉ dọa Houyi lại bắn rớt 9 mặt trời để tránh tai họa lần sau. Ngọc Hoàng giận dữ đày chàng xuống trần gian. Sau này Houyi cưới Hằng Nga là con gái của Thủy Thần. Chàng lại muốn thành tiên nên tìm kiếm Tây Vương Mẫu để cầu xin rượu tiên trường sinh bất tử. Houyi được ban tặng rượu tiên sau khi xây dựng hoàn thành Cung Điện mùa hè cho Tây Vương Mẫu. Trên đường trở về Houyi lại nhận được lệnh triệu tập của vua Nghiêu thực hiện một số nhiệm vụ khẩn cấp. Khi vắng chàng, Hằng Nga đã lén uống rượu tiên. Khi trở về nhà Houyi chỉ còn ngạc nhiên khi thấy vợ mình, Hằng Nga đã lên cung trăng. Hằng Nga trở thành tiên và sống bất tử làm bạn cùng thỏ ngọc.
--------------------------------

Lữ Hải ( Liu Hai ) đùa chọc cóc vàng
Lữ Hải (Liu Hai) là một vị tiên theo truyền thuyết của Đạo Lão. Theo một trong những truyện kể về ông, Lữ Hải là một vị Thượng Thư trong thời Ngũ Đại. Trong một lần ông gặp một đạo sĩ hỏi xin ông 10 quan tiền và 10 quả trứng. Vị đạo sĩ bảo với ông rằng ông ta có thể xếp chồng đứng 10 quả trứng và 10 quan tiền thẳng hàng. Khi nhìn thấy cấu trúc sắp đặt này rung lắc ông phê bình chúng có vẽ nguy hiểm và không vững bền. Vị đạo sĩ cười và chất vấn ông thế sự nghiệp của quan thượng thư có ít hiểm nguy không. Lữ Hải thức tỉnh bởi lời phê bình và quyết định từ quan. Ông trở thành một đạo sĩ du thuyết đạo Lão và cuối cùng nhập tiên giới.
Hình ảnh thường được vẽ Lữ Hải là một thiếu niên để tóc kiểu sói đầu, luôn luôn tươi cười tay cầm một sợi dây cột các quan tiền và chọc đùa một con cóc ba chân – được kể là có phép thuật phun ra các đồng quan vàng bạc. Lữ Hải vì vậy được tôn thờ như một vị phúc tiên có quyền năng ban phát của cải. Cho đến ngày nay người Hoa vẫn tin tưởng rằng trưng bày một tượng con cóc ngậm tiền trong miệng sẽ thu hút được tài lộc và may mắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét