Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Chùa Bút Tháp (tiếp theo)


Nếu bạn đến Phật Tích, ngôi chùa mang những huyền thoại cổ tích xưa của sắc mầu Phật giáo, thì Bút Tháp là những nét khắc đã hằn sâu số phận và tính cách cá nhân, giữa sự chán đời thất thế và khát vọng lưu luyến trần ai, giữa hiện thực và ảo tưởng, giữa hiện sinh và hư vô.

*****
Bí Ẩn Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
Bài của Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ.


Tượng Quan Âm, bản sao Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Thế tay Thiền ấn (trên đùi), nâng niu mặt trăng trước tâm mình, soi xét và tự kiểm.
Hội đủ 'tam quang giả': Nhật (9 pho tượng trên đầu- tỏa sáng đi lên- Từ Bi Hỉ Xả),
đầu thứ 9 là Phật A Di Đà (cõi Niết bàn)
Nguyệt (Mặt trăng trước ngực- gương soi lòng mình, Thiện- Ác. Kiên định nên thành quả)
và Tú (900 con mắt (cõi trời) trong lòng bàn tay quan sát trần gian)
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Chữ "phụng khắc" là khắc theo ý chỉ của nhà vua.
Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn là một vũ trụ thu nhỏ, quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện- ác, đỏ- đen, sáng- tối, trời- đất).
1- Tượng Quán Âm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Những cánh tay bên Võ (bên hữu)


 Hai bàn tay chắp trước ngực, niệm tâm điều thiện.

Những cánh tay Phật
như cánh tay thanh khiết của vũ nữ Chăm

Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian.
2- Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cõi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai".
3- Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.
Chú thích về bố cục.

4- Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả.
5. Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm là hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt, nền nghệ thuật Lý-Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm.
Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay" được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958.
Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ.

Các hình ảnh trong chùa Bút Tháp.

Tượng








Một pho tượng Tam Thế.

Tượng Tam Thế (trên cao) và Tam Thân (thấy sơn mầu khác)
Chưa thấy chùa nào có đủ hai bộ này.



Đức Phổ Hiền (trí tuệ), cưỡi Voi trắng sáu ngà biểu trưng chiến thắng sáu giác quan.
(nghe rằng Ngài trú xứ núi Nga Mi)
Tượng Văn Thù cưỡi Sư tử. Biểu tượng tồn sinh và sự phát sinh (giác ngộ)
Thường hình tượng Ngài với  lưỡi kiếm và Kinh Bát nhã vẽ ngang đầu.
Biểu tượng trí huệ phá đêm tối của cõi Vô minh.

Tây Thiên Đông Đô đại tổ sư (Thái tử Thích Đạt La), đi tu ép xác, mặt mày  đau khổ



Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc.


Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc.( sau vụ chaý 2015)


Tượng Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên trong khám thờ


Tượng chân dung Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, thế kỷ 17, chùa Bút Tháp.

Tượng Phật (hai vị quay lưng)
hai bên Cửu Phẩm Liên Hoa (Cối Kinh) trong Tích Thiện am.
Tượng Hộ Pháp hiền từ.



Tháp.
Tháp Báo Nghiêm


Bia Ninh Phúc Tự
Tháp Tổ bên Tháp Tôn Đức

Tháp Tôn Ðức, đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa. 

Tháp Tổ

Con nghê dưới gác Chuông

Long chầu Hổ phục, điêu khắc tại chân tháp Báo Nghiêm

Cầu Đá


Từ Thượng điện xuống Thích Thiện am


Điêu khắc đá.
Trên lan can tòa Thượng Điện có 26 bức chạm khắc đá, trên lan can cầu đá nối với Tòa Thích Thiện Am có 12 bức và ở lan can quanh chân tháp Báo Nghiêm có 13 bức. Như vậy tổng cộng các bức chạm khắc đá ở chùa Bút Tháp là 51 với những đề tài khác nhau, nhưng đều thống nhất với nhau ở mặt chất liệu, phong cách và thống nhất về niên đại.

Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động tươi vui hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và đặc biệt mang đậm nét tính chất nghệ thuật thiền. Các bức chạm đều tập trung về đề tài thiên nhiên phong phú sinh động như Tứ Linh Quý.

Lộ Lộ Liên Hoa
Bức chạm đá lan can chùa Bút Tháp này rất đẹp, được SGK và sách báo trích dẫn, sử dụng trong minh hoạ. Bức chạm hình hai con cò (chữ Hán là Lộ ) và hoa sen (liên hoa ). Hình ảnh này ẩn dụ bốn chữ: Lộ Lộ Liên Hoa nghĩa là Con cò, con cò và hoa sen. Lộ là cò, đồng âm với lộ là con đường; liên hoa là hoa sen, đồng âm với chữ Liên khoa 連科 (liền khoa thi này đến khoa thi khác, không bị rớt khoa). Lộ lộ liên hoa 鹭蓮 , đồng âm với Lộ Lộ Liên Khoa 連科.
Bức chạm là ẩn dụ lời chúc: Đường khoa cử chặng nào cũng thuận, tiếp liền thi và đỗ. Đây là lời cầu mong bên cạnh Tước Lộc, Phong Hầu ở bức chạm bên cạnh.
Tuy nhiên những giấc mơ trần thế, những ẩn dụ về mong cầu của nhân gian chỉ được khắc chạm ở lan can mà thôi. Trong nội tự những biểu tượng mang tính ẩn dụ ảnh hưởng của Nho giáo và đời sống trần tục không còn. Chùa hoàng gia Bút Tháp tuy vẫn nhắc đến biểu tượng và mong cầu đời thường, hoặc vẫn ca ngợi tước lộc, phong hầu, đăng khoa... nhưng dứt khoát chỉ coi đó là ngoại cảnh, ngoại vật trong chốn Thiền Môn. Đó là điều ý nhị và triết lý nhân sinh của những người của hoàng gia tu tập và hưng công chùa Bút Tháp, Xứ Kinh Bắc. A di đà Phật!

Phong Hầu
Hình ảnh bức chạm đá lan can chùa Bút Tháp: Khỉ đang trêu ong. Hình ảnh vui tươi ngộ nghĩnh. Khỉ tên chữ Hán là Hầu ; ong là Phong ; đồng âm với hai chữ Phong Hầu 封 侯. Bức chạm cho thông điệp là ước mong về việc được Phong hầu.

Cầu mong phong hầu nhưng còn cầu được sống lâu để hưởng nên có chạm cây đào đang cho chùm quả, để biểu thị cầu thêm thọ. Thọ lâu để hưởng phong hầu!

Tước Lộc
Hình ảnh bức chạm đá lan can chùa Bút Tháp: Chim sẻ và Hươu. Hình ảnh vui tươi ngộ nghĩnh. Chim sẻ tên chữ Hán là Tước ; Hươu là Lộc 鹿, đồng âm với Tước Lộc 祿. Bức chạm cho thông điệp là ước mong về việc được Tước lộc. Bức chạm còn khắc hình cành lựu trĩu quả , lựu nhiều hạt tượng trưng cho sự sinh sôi đông đúc chen chúc, cũng là biểu tượng phụ hoạ cho biểu tượng chính để cầu mong tước lộc nhiều.


Điêu khắc đá. Điểu Lộc và mã thượng Hầu


Vân Long

Cúc và Sen

Như con Cò bắc bộ

Con Lân


Con Phượng.

Tùng


Cò và Sen

Vân Long Hổ

Hoa Đào



Lưỡng Lân giao đấu

Con Phượng múa bên hoa Phù Dung (tài tử giai nhân)





Tùng và Trúc (trong Tứ quân tử)

Nhật Lộc


Cá vờn Trăng (Lý Ngư Vọng Nguyêt)

Lân Phượng

 Hoa Cúc (sự vĩnh hằng)

Lộc Mã


Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng

Vân Thảo

Bài trước

Chạm gỗ.
(xin viết sau)

22 nhận xét:

  1. đọc bài phân tích mới thấy hết cái hay cái đẹp của tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay!
    Đi chùa như Bác Văn Phạm để lắng lòng thanh tịnh, để tìm hiểu hết những tinh hoa trong kiến trúc nhà chùa... quý lắm thay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn, vợ chồng tôi cũng hay đi chùa, nhưng không đến vào những ngày lễ hội.

      Xóa
  2. bài viết của anh VP thật là công phu và bổ ích. giáo sẽ cất làm tư liệu nếu anh cho phép.
    à, anh VP ui! anh bày cho giáo cách chỉnh lại số của phần online và today cho chính xác đi. giáo sửa hoài hỏng được, nó cứ lên số 1 ko hè! hic...
    anh qua coi bên nhà giao cái chỗ đếm số lượt xem và online rùi bày cho giáo chỉnh với! cảm ơn anh trước nè!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn cứ tự nhiên sao lưu. Đối với tôi, viết cũng là một thú vui (đọc và biên tập).
      Tôi xóa cái bộ đếm rồi, chắc blog này không hợp, chả biết làm sao.

      Xóa
  3. Rất mong có những ngôi chùa được như chùa Bút Tháp.

    Cám ơn bạn VanPham.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họa sỹ Phan Cẩm Thượng còn ở chùa này hàng năm trời để chép, Bác Hiệp à.
      .
      [img]https://lh3.googleusercontent.com/-2VQU0gaAHQE/UXM3vQGCimI/AAAAAAAAKTs/p7PEwuab39k/w248-h248-p/Phan-Cam-Thuong-Custom.jpg[/img]

      Xóa
  4. Lâu nay loáng thoáng xem qua ,giờ có dịp hiểu thêm nhiều ,anh ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy bài viết về Tượng Quan âm hay quá, chép lại để các bạn biết thêm.
      Chào Bác.

      Xóa
  5. Bài viết thật công phu. Ảnh rất tuyệt. Đọc bài này hiểu biết thêm về tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng chưa đọc hết được các điêu khắc đá. Có lẽ phải đi lần nữa.

      Xóa
  6. Cám ơn các bài viết về chùa của Bạn vì dự định cho những chuyến du lịch đầu tiên của tuổi già tôi là sẽ đến các ngôi chùa cổ...

    Trả lờiXóa
  7. Qua bài viết mới thấy được sự tỉ mỉ khéo léo cúa nghệ nhân ngày xưa khi trong điêu khắc và chạm trổ Bạn nhỉ .
    Cám ơn Bạn đã post bài giới thiệu di tích đến cộng đồng.
    EMT chúc Bạn luôn vui khỏe .

    Trả lờiXóa
  8. Ngôi chùa còn nguyên những di tích cổ xưa, Cám ơn anh đã nói rất kỹ về đức Chuẩn đề, chứ đến chùa thấy tượng Phật ngàn tay ngàn mắt nhưng mấy ai thấu đáo để hiếu hết ý nghĩa về Đức Chuẩn đề! Ngoài ra "trong kinh Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni có ghi Bồ tát Chuẩn Đề là hóa thân của Đức Quán Thế Âm, thị hiện vào trong sáu đường sanh tử để hóa độ chúng sanh. Bồ tát Chuẩn Đề có thệ nguyện hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh…"

    Anh VP đi vào ngày thường nên thấy ngôi chùa thật yên tĩnh. Mong rằng vào những ngày lễ hội Phật tử đừng bày trước mỗi ban thờ đầy những mâm xôi oản hoa quả thì hay biết bao nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiểu thêm một chút cũng là sáng láng cõi lòng. Tôi và Bạn cũng hay thường chiêm nghiệm. .... ngắm HOA.
      .
      Chúc Mai vui!

      Xóa
  9. Tuần mới chúc anh an lành nhé ! Sang thăm nhà anh trai cùng họ được ngắm những di tích xưa cha ông để lại thật đẹp và ngưỡng mộ, những chạm trổ hoa văn thật tinh tế, vui khỏe anh nhé !
    [img] http://www.pictures16.com/p/good_afternoon/good_afternoon_042.gif[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc Em Gái vui đón gió hát Mùa Hè.
      Hơn 40 năm trước, ôi, gió Lào QT.
      Xa lắm rồi, nỗi nhớ chỉ còn thấp thoáng ...

      Xóa
  10. Em chưa đến chùa này nhưng đã được thấy tượng phật nghì tay nghìn mặt ở 1 số chùa khác, trong đó có chùa Thầy. Đọc bài của anh lại hiểu thêm nét thâm thuý của đạo phật.
    Chúc anh tuần mới vui nhiều

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em là người làm văn hoá nên thông cảm với những điều tôi viết. Một chút gì còn lại, cũng là dân tộc, nghìn xưa. Tôi yêu quý, khi còn biết thì cố hiểu hơn.
      Những người như chúng mình, cuộc sống nội tâm vất vả.
      .
      Chúc Em vui!

      Xóa
  11. thành ngữ xưa chỉ có Nhất lộ liên khoa 一路連科 tức thẳng đường một mạch mà tiến tới đỗ đạt. Để diễn ý câu này, người ta vẽ con cò nghênh mỏ bên cạnh đóa hoa sen, và chỉ một con mà thôi.

    Khi có hai con cò thì sẽ là thành ngữ khác. Lúc này hoa sen trong đó không đọc Liên hoa nữa, mà đọc Thanh liên. Cả câu sẽ là Lộ lộ thanh liên 鹭鹭青蓮, ý này gợi từ đồng âm được hiểu là Lộ lộ thanh liêm 路路清廉, tức lời nhắc đức thanh liêm của người làm quan.

    Trả lờiXóa
  12. Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự, chùa Nhạn Tháp), thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nằm ven dòng sông Đuống với những bãi ngô xanh mướt. Chùa Bút Tháp cách Hà Nội 25km là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn giữ được khá nguyên vẹn và hoàn chỉnh lối kiến trúc sơ khai ban đầu
    Tuy là ngôi chùa cổ nổi tiếng nhưng năm khởi dựng chùa thì chưa có tư liệu nào chính xác được đồng thuận. Có tài liệu nói ngôi chùa đã có từ thế kỷ 13; đời vua Trần thánh Tông (1258-1278); còn theo sách Địa chí Hà Bắc thì Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) là vị thiền sư đầu tiên đã trụ trì ở đây. Đến thế kỷ XVII, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), tiếp đó là Thiền sư Minh Hành, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết.
    Chùa Bút Tháp có một báu vật cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam; đó là tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau. Đây được coi là một kiệt tác về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012. Tượng được đặt trên tòa sen rồng đội, với dáng hành đạo, thư thái; đối diện là pho tượng Phật Tuyết Sơn cũng rất nổi tiếng.
    Chùa Bút Tháp còn có những ngọn tháp được dựng bằng những phiến đá chồng lên nhau, mặc dù không cần chất kết dính nhưng nó đã tồn tại suốt mấy trăm năm nay. Tháp Báo Nghiêm cao 5 tầng xây bằng đá cao 13m, nơi xá lị của Thiền sư Chuyết Chuyết; vị Hòa thượng trụ trì đầu tiên (dựng năm 1647); tháp Tôn Đức cao 10m, nơi thờ xá lị của Thiền sư Minh Hành (dựng năm 1660), bên phải là tháp Ni Châu, nơi yên nghỉ của bà Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc - vợ vua Lê Thần Tông; bên trái là tháp Tâm Hoa - nơi xá lị của nhà sư Như Chúc (hai tháp này dựng năm 1739)
    Có dịp viếng chùa Bút Tháp ta còn có thể tham quan các di tích bên sông Đuống gần đó như thành cổ Luy Lâu, làng tranh dân dã Đông Hồ, đền thờ Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích, chùa Keo, chùa Dâu, Lệ Chi viên, bến Bình Than; đền thờ thái sư Lê văn Thịnh, núi Thiên Thai ....

    Trả lờiXóa