Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn, Huế


Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh đồng với chức năng là trọng khí, là báu vật tượng trưng cho đế nghiệp của triều Nguyễn. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn.


Chín chiếc đỉnh lần lượt được đặt ở sân của Thế Miếu, sát với Hiển Lâm Các. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Nguyễn Thế Tổ. Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.
Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đỉnh; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh.
Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ.
Con số 9 cũng kết thúc một vòng lịch đại tương ứng với cửu tộc. Khởi đầu từ CAO tức thế hệ khai sáng và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng, khép kín một chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng. Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt: CAO, tức người khởi dựng, tượng trưng cho sự vĩ đại, NHÂN là lòng tốt, tượng trưng đức, CHƯƠNG là sự gương mẫu, là ánh sáng, ANH là tài giỏi vinh hạnh, hiển đạt, NGHỊ là ý chí kiên cường, cương nghị, THUẦN là sự hoàn thiện, phong phú, TUYÊN là sự hài hòa, tinh thông, DỤ là nền tảng sự thịnh vượng và HUYỀN ứng với nơi sâu thẳm.
Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và khánh thành vào năm 1837.
Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân.

Đặc điểm hình thể Cửu Đỉnh:
Tên đỉnh
Khối lượng (kg)
Chiều cao toàn bộ (m)
Chiều cao đến miệng (m)
Chiều cao chân (m)
Chiều cao quai
Chu vi thânbầu (m)
Chu vi cổ (m)
Chu vi miệng (m)
Đường kính miệng (m)
Chiều rộng quai (m)
Cao đỉnh
2601,4
2,5
2,02
1,05
0,48
5,07
3,01
4,275
1,38
0,48
Nhân đỉnh
2152,6
2,31
1,84
0,87
0,42
5,04
3,19
4,285
1,365
0,56
Chươngđỉnh
2079
2,27
1,86
0,95
0,41
5,035
3,51
4,245
1,35
0,5
Anh đỉnh
2595,7
2,25
1,83
0,94
0,42
5,055
3,54
4,28
1,37
0,51
Nghị đỉnh
2595,7
2,31
1,9
0,89
0,41
5,08
3,53
4,28
1,37
0,54
Thuần đỉnh
1950,3
2,325
1,9
0,85
0,425
5,047
3,52
4,26
1,365
0,51
Tuyên đỉnh
2066,4
2,35
1,91
0,93
0,54
5,06
3,52
4,28
1,37
0,61
Dụ đỉnh
2017,9
2,337
1,91
0,96
0,427
5,1
3,61
4,325
1,38
0,44
Huyền đỉnh
1935
2,31
1,9
0,95
0,41
5,05
3,57
4,43
1,9

Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc…Tổng khối lượng đồng để đúc chín đỉnh khoảng 22T. Cửu Đỉnh có khối hình lớn, phức tạp, cần độ bền vững tuyệt đối nên được đúc liền khối. Phần quai được đúc riêng rồi hàn gắn vào miệng đỉnh. Để đúc mỗi chiếc đỉnh, người ta cần phải có đến 60 lò nấu đồng, mỗi lò chỉ nấu được từ 30–40 kg đồng.
Cửu Đỉnh đúc xong vào tháng 5 âm lịch năm 1836. Vua Minh Mạng xuống lệnh chọn thợ khéo chạm khắc các hình trang trí chạm nổi vào mỗi đỉnh.

Hoa sen khắc trên Nhân đỉnh
Tổng cộng có 162 tấm họa tiết chạm nổi tinh xảo trên bàu của tất cả 9 chiếc đỉnh, mỗi đỉnh gồm 18 tấm, chia làm ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với 6 mảng trống, trong đó tầng trên và tầng dưới bố trí lệch đi một khoảng so với tầng giữa. Mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa được khắc tên đỉnh với lối chữ chân phương, từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức. Tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9. 9 vì tinh tú và hiện tượng thiên nhiên trong vũ trụ là Mặt Trời, Mặt Trăng, Gió, Sét, Mây, Mưa, Ngũ tinh, Bắc Đẩu, Nam Đẩu; 9 ngọn núi lớn là Thiên Tôn, Ngự Bình, Thương Sơn, Hồng Lĩnh, Tản Viên, Duệ Sơn, Đại Lãnh, Hải Vân, Đèo Ngang; 9 sông lớn là Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng; 9 con sông đào và sông khác là kênh Vĩnh Tế, sông Vĩnh Điện, sông Lợi Nông, sông Vệ, sông Phổ Lợi, sông Thao, sông Cửu An, sông Ngân Hà. Rồi 9 loài chim, 9 loài cây lương thực, 9 loại rau củ, 9 loài hoa, 9 loại cây lấy quả, 9 loại dược liệu quý, 9 loại cây thân gỗ, 9 loại vũ khí chiến trận, 9 loại thuyền bè, xe cộ, cờ. Tất cả những hình chạm ấy hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông núi đất trời Việt Nam hoành tráng, có thể coi là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ 19.

Cây Ngô đồng khắc trên Nhân đỉnh
Công việc chạm nổi mất khá nhiều thời gian, 8 tháng sau khi đúc xong, Cửu Đỉnh mới chính thức hoàn thành.
Hình chạm khắc đèo Hải Vân.
Hình chạm khắc cây Lúa nếp.
Thống kê các hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh:
Cao đỉnh
Nhân đỉnh

Chương
đỉnh

Anh đỉnh
Nghị đỉnh
Thuần
đỉnh
Tuyên
đỉnh
Dụ đỉnh
Huyền
đỉnh
Tầng trên
Rồng (long)
Ngô đồng
Hoa nhài
(mạt lỵ hoa)
Ve sầu
(trách thiền)
Cây mai mơ (mai)
Cây đào đất
(xích ti đào)
Yến sào
(yến oa)
Ngành Thông(tùng)
Hoa Ngọc Lan
(ngũ diệp lan)
Trĩ
Công
(khổng tước)
Gà trống
(kê)
Hạc
(khôi hạc)
Sâu dừa hay còn gọi là con đuông
(hồ gia tử)
Vàng anh
(hoàng oanh)
Vẹt
(anh vũ)
Yểng -
 chim nhồng
(tần cát liễu)
Chim ông già (thọ nhi điểu, hoặc thốc thu hoặc dang sen)
Hoa tử vi
(tử vi hoa)
Hoa sen
(liênhoa,liêntử)
Kiệu
(giới)
Hoa hồng
(mai khối hoa)
Hảiđường
(hảiđường hoa)
Hoa quỳ
(thục quỳ hoa)
hoa sóitrắng (trân châuhoa)
Dâm bụt
(thuấn hoa hoặc mộccận)
Cây bông
(miên hoặc mộc khoáng)
Hành
(thông)
Bòn bon
(nam trân)
Đậu xanh
(lục đậu)
Nghệ
(uất kim)
Đậu ván
(biển đậu)
Đậu tương
(hoàng đậu)
Lạc
(địa đậu)
Đậu trắng (bạch đậu)
Sâm namhay còn gọi là sâm ta (nam sâm)
Lúa tẻ
(canh)
Lúa nếp
(nhu)
Cây mày cháy
(đậu khấu)
Cau
(tân lang)
Quế
Hương nhu
Bách
(trắc bách)
Trầu không
(phù lưu)
Tỏi
(toán)
Mít
(ba la mật)
Kỳ nam
Xoài
(yêm la)
Tô hạp
(tô hợp)
Hoàng đàn
Sa nhân
Nhãn-
longnhãn

(đường lê)
Vải
(lệ chi)
Tầng giữa
Cao đỉnh
Nhân đỉnh
Chương đỉnh
Anh đỉnh
Nghị đỉnh
Thuần đỉnh
Tuyên đỉnh
Dụ đỉnh
Huyền đỉnh
Núi Thiên Tôn (Thiên Tôn sơn)
Núi Ngự Bình (Ngự Bình sơn)
Núi Kim Phụng (Thương sơn)
Núi Hồng Lĩnh (Hồng sơn)
Cửa quan Quảng Bình
Núi Tản Viên (Tản Viên sơn)
Núi Đại Lãnh (Đại Lĩnh sơn)
Cửa Hàn (Đà Nẵng hải khẩu)
Đèo Ngang
(Hoành sơn)
Sông Bến Nghé
Sông Hương
Sông Gianh(Linh giang)
Sông Lô (Lô hà)
Sông Bạch Đằng
Sông Thạch Hãn
Sông Lam
Sông Vệ
Sông Thao
Mặt Trời(nhật)
Mặt Trăng(nguyệt)
Sao Thủy,Sao Kim,Sao Hỏa,Sao Mộc,Sao Thổ(ngũ tinh)
Sao Bắc Đẩu (Bắc Đẩu)
Sao Nam Đẩu (Nam Đẩu)
Gió
(phong)
Mây
(vân)
Sét
(lôi)
Mưa
 (vũ)
Kênh Vĩnh Tế
Sông Phổ Lợi
Sông Lợi Nông
Sông Mã
Sông Cửu An
Sông Vĩnh Định
Sông Hồng
Sông Vĩnh Điện
Sông Tiền, Sông Hậu
Biển Đông(Đông hải)
Biển Nam (Nam hải)
Biển Tây (Tây hải)
Ngân Hà
(Ngân Hán)
Cửa Thuận An
(Thuận An hải khẩu)
Cửa Cần Giờ
(Cần Giờ hải khẩu)
Núi Duệ (Duệ sơn)
Đèo Hải Vân
(Hải Vân quan)
Cầu vồng
(hồng)
Tầng dưới
Lim
(thiết mộc)
Hẹ (cửu)
Gỗ huống (thuận mộc)
Kiền kiền
(tử mộc)
Cải
Sao
(nam mộc)
Gừng
(khương)
Tía tô
(tử tô)
Cây sơn ta
(tất mộc)
Trạnh (miết)
Đồi mồi
(đại mại)
Rùa thiêng (linh quy)
Trăn
(nhiêm xà)
Cá lục hoa (lục hoa ngư)
Nghêu
(bạng cáp)
Rùa biển (ngoan)
Cá úc (thạch thủ ngư)
Cà cuống (quế đố)
Hổ (hổ)
Báo
(báo)
Tê giác
(tê)
Ngựa
 (mã)
Voi
(tượng)
Bò tót
(ly ngưu)
Lợn (thỉ)
Dê (dương)
Con sơn mã (hươu?)
Đại bác(đại pháo)
Pháo luân xa (luân xa pháo)
Súng bắn chim (điểu thương)
Đạn bươm bướm (hồ điệp tử)
Giáo dài (trường thương)
Bài đao (bài đao)
Cung (nỏ)
Cái phạng (phác đao)
Ống phun lửa (hỏa phún đồng)
Thuyền nhiều dây (đa sách thuyền)
Thuyền lầu (lâu thuyền)
Thuyền mông đồng (mông đồng thuyền)
Cờ hiệu (kỳ)
Thuyền đi biển (hải đạo thuyền)
Thuyền nhỏ (đỉnh)
Lê thuyền
(lê thuyền)
Ô thuyền
(ô thuyền)
Xe (xa)
Trầm hương
Cá voi(nhân ngư)
Cá sấu(ngạc ngư)
Dâu trắng hay dâu ta (tang)
Uyên ương
Cá rô
(quá sơn ngư)
Sam (hậu)
Sò huyết
(khôi cáp)
Rắn lớn (mãng xà)

Trải qua hơn 170 năm biến động, Cửu Đỉnh vẫn không hề thay đổi vị trí, còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Cửu Đỉnh có thể coi là những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ 19, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất và ước mơ mãi vững bền của người Việt Nam.
Cửu Đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm của văn hóa Huế nói riêng, Việt Nam nói chung.



Xem thêm video giới thiệu Cửu Đỉnh

Nguồn: Bảo vật Cửu Đỉnh; 
Blog thegioicuaaha.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét