Tự họa của Đỗ Quang Em |
Bill Clinton khi ghé qua Việt Nam, bài diễn văn tại tiệc chiêu đãi của Chủ tịch nước tổng thống Bill chỉ nhắc đến tên hai người Việt. Nữ sĩ... Hồ Xuân Hương và họa sĩ Đỗ Quang Em.
Hội họa tả thực của Đỗ Quang Em có hình thức “cực thực”. Thực đến nỗi ngay nhiếp ảnh cũng khó lòng sánh nổi về khả năng tả thể chất (sự vật). Tả không khí (không gian) và khả năng biểu hiện bằng sự tinh lọc hình ảnh và cách điệu hướng đến cái đẹp lý tưởng (những người cho rằng, ông vẽ lại từ ảnh chụp là sai lầm)... Tả thực-“cực thực”- nhưng hội họa Đỗ Quang Em có phải là hội họa hiện thực hay không, đó là điều không chắc chắn.
Nghệ thuật là thế giới tâm hồn mỗi người. Nghệ thuật Đỗ Quang Em là tâm cảnh của ông. Một tâm cảnh được nhào nặn bởi ý chí, đầy kiêu hãnh...
Xem tranh Đỗ Quang Em tưởng chừng như nghe văng vẳng thơ của Hàn Mặc Tử, văn Thạch Lam và nhạc Đoàn Chuẩn.
Chiếc bị mây, cây đèn dầu, cái lò đất nứt, mấy que củi khô, ánh mắt người vợ nhìn ngây dại lạc thần được vẽ sau đó. Nồng ấm một màu nâu được chuốt thật mịn mặt phẳng tranh, vẫn ánh sáng rất quý từ khuôn mặt, nếp áo, đồ vật, nhưng trên hết là bố cục, một bố cục mới và bạo, cho thấy tinh thần bức tranh hoàn toàn hiện đại, khác với không khí tranh cổ điển của sáng và tối, cũng một màu nâu, đỏ đậm đặc tuyệt vời thời Baroque với Rembrandt, Vemeer…hay Ludovic Carrache.
Người xem có thể cảm nhận, trong mỗi tác phẩm của ông toát lên một tinh thần nghiêm nghị, thể hiện sự trân trọng đối với thế giới đối tượng. Bao trùm trong tranh là bóng tối. Nó như sự tĩnh lặng huyền mặc của một tâm thức định tĩnh. Những khoảng sáng trong tranh Đỗ Quang Em bao giờ cũng gợi lên cảm xúc nhiệm màu của sự hiện thân.
Bức tranh với tone màu thật là đẹp... màu áo dài... xôn xao nhưng thấy không gian trong bức tranh thật là tĩnh lặng ... Nhìn bức này gợi nhớ đến bài hát của nhạc sĩ TCS.
Ông đã khéo sử dụng ánh sáng để tạo ra một cuộc đối thoại giữa bóng tối và ánh sáng, giữa huyền bí và sự thật. Là một phật tử thuận hành, ông đã đưa vào tranh một cảm thức yên lành như triết lý gọn gàng của đời ông: “Vui hay buồn, phởn hay giận, tất cả đều nằm gọn trong mỗi chúng ta... Biết chấp nhận tình cảnh bó thúc của đời mình, đó chính là hạnh phúc”.
Hoạ sĩ chỉ lấy người thân làm mẫu ... Ông tâm sự: "Nói thật, tôi chẳng biết trời cao đất rộng là gì, chỉ biết một vợ, bốn đứa con và vẻn vẹn vài người bạn. Bởi vậy, tôi có vẽ, có yêu thương ai, có ghét bỏ cái gì cũng trong phạm vi nhỏ hẹp đó. Tôi hạnh phúc hay khổ đau cũng chỉ trong chừng mực đó, còn những gì diễn ra bên ngoài bốn bức tường kia thì hoàn toàn xa lạ".
Xem tranh Đỗ Quang Em tưởng chừng như nghe văng vẳng thơ của Hàn Mặc Tử, văn Thạch Lam và nhạc Đoàn Chuẩn.
Chiếc bị mây, cây đèn dầu, cái lò đất nứt, mấy que củi khô, ánh mắt người vợ nhìn ngây dại lạc thần được vẽ sau đó. Nồng ấm một màu nâu được chuốt thật mịn mặt phẳng tranh, vẫn ánh sáng rất quý từ khuôn mặt, nếp áo, đồ vật, nhưng trên hết là bố cục, một bố cục mới và bạo, cho thấy tinh thần bức tranh hoàn toàn hiện đại, khác với không khí tranh cổ điển của sáng và tối, cũng một màu nâu, đỏ đậm đặc tuyệt vời thời Baroque với Rembrandt, Vemeer…hay Ludovic Carrache.
Người xem có thể cảm nhận, trong mỗi tác phẩm của ông toát lên một tinh thần nghiêm nghị, thể hiện sự trân trọng đối với thế giới đối tượng. Bao trùm trong tranh là bóng tối. Nó như sự tĩnh lặng huyền mặc của một tâm thức định tĩnh. Những khoảng sáng trong tranh Đỗ Quang Em bao giờ cũng gợi lên cảm xúc nhiệm màu của sự hiện thân.
Bức tranh với tone màu thật là đẹp... màu áo dài... xôn xao nhưng thấy không gian trong bức tranh thật là tĩnh lặng ... Nhìn bức này gợi nhớ đến bài hát của nhạc sĩ TCS.
Ðêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui
Mẹ hãy ra xem đường phố ngập người...
A person essеntіally assist to mаke critically ροsts I would stаte.
Trả lờiXóaΤhat іs the very first tіme I frequеnted your ωeb page and
up to now? I amazed with the reseaгch you mаde to
make this partіculаr submit extгаordіnary.
Gгeat actіvity!
Also visit my site trai cay tuoi