Tôi đi trên lối mòn đống mả Đồng Bùi. Vệt cỏ ẹp xuống nát chết thành đường. Những vệt đi nhỏ ngoằn nghèo in bao dấu chân người đan dọc, ngang, chằng chịt khắp khu đống mả làng. Không biết bao nhiêu lần rồi, bước chân tôi đã đi ở vệt đường này. Nhắm mắt lại tôi cũng hình dung được chỗ tôi sắp bước đến. Tổ tiên tôi, cụ tôi, ông tôi, bà tôi, bố tôi, mẹ tôi, cô tôi, chú tôi, anh tôi, cháu tôi…nằm ở đó. Mộ Cụ Tổ Họ Phạm tôi, cạnh đó còn mờ mờ dấu gò bút, ao nghiên xưa, Những người thân của tôi khi rời cõi tạm này đều về yên nghỉ ở khu đống mả quê nhà.
Quê, đấy là nguyên quán. Vâng, nguyên quán- cái gốc của mỗi một đời người, mỗi một số phận. Trời nắng quá. Nắng tháng Bẩy khiến nước bốc hơi kéo thành màng khói chắn xắt ngang tầm mắt. Ảo mờ như đúng với không gian đống mả. Tôi lần lượt thắp hương cho những người thân. Khói của nắng, khói của hương, khói của mồ hôi rịn nhẹp mắt tôi. Nguyên quán. Ôi cái gốc khốn khổ một đời.
Tôi lững thững rời bãi mả làng. Đến rìa làng tôi ngoái đầu nhìn lại một lượt. Những ngôi mộ nhấp nhô. Nguyên quán của tôi giờ gần gũi nhất là đây. Những con đường mòn ngoằn nghèo dọc ngang chằng chéo khắp đống mả. Ông cha tôi đã đi. Và tôi cũng đã mòn chân trên những con đường cỏ này. Bất chợt tôi nghĩ đến những bước chân con cái tôi sẽ lại tiếp tục đi trên con đường tôi đã bước. Không thể chọn. Tôi hình dung ra nơi tôi sẽ trở về một ngày nào đó không xa. Tôi đã 60 tuổi đời. Không nhiều lắm nhưng cũng đủ để dứt bỏ mọi thứ trên cõi tạm này một cách bình thản dù đó có thể là điều ép buộc.
Nguyên quán của tôi.
Mượn bài thơ của HoaMai:
Trả lờiXóaKhi đi tuổi hãy còn thơ,
Khi về tóc đã bạc phơ mái đầu.
Bạn bè cũ hỏi còn đâu?
Đồi Sui, Gò Ổi rủ nhau đi cùng...
28/06