La Paloma thuộc loại bài hát
phổ biến rộng rãi nhất thế giới. Tác giả là Sebastián Iradier.
Ông là người Tây Ban Nha thuộc
sắc tộc thiểu số Basque. Năm 1861, ông sang thăm Cuba và trước lúc trở
về quê hương, năm 1863, ông sáng tác La Paloma với cảm hứng từ bãi biển Carribe
thơ mộng xen nỗi nhớ quê hương và những người thân yêu của mình.
Hai năm sau ông mất. Lúc đó
còn rất ít người biết đến ông và ông đã không thể hình dung được tác phẩm của
mình được hát nhiều đến thế nào trên khắp thế giới.
Trong tiếng Tây Ban Nha, La
Paloma là chim bồ câu. Giai điệu đằm thắm mang phong vị habanera từ điệu
nhảy dân gian của những người dân vùng Habana trên hòn đảo Cuba thời đó nên có
nơi đã lầm tưởng La Paloma là một bài dân ca. Lời ca thể hiện xúc cảm
trước biển rộng bao la, sóng xô lớp lớp, những con tàu ra khơi với các chàng thủy
thủ mang theo hình ảnh những người thân yêu mắt ngấn lệ trên bờ dõi theo và những
chú chim câu để chuyển những bức thư tâm tình về quê nhà.
“Khi tôi rời quê hương
Habana làng quê mong chờ,
Trên cao cánh bồ câu đang lướt
nơi chân mây xa mờ,
Thuyền ai đang lênh đênh,
làn khói biếc sương bay ngang lưng trời,
Lớp lớp sóng vỗ mênh mông
đua theo cánh chim tuyệt vời.
Ôi! Chim câu trắng nhỏ xinh!
Qua quê ta chim dừng đôi
cánh,
Hãy giùm ta đưa tấm lòng
thương nhớ thiết tha
Về tận nơi mái nhà xa
… »
Mình cũng rất hay nghe bài này (qua tai nghe), nhất là trước khi ngủ.
Trả lờiXóaNhân tiện đây nhờ ông sửa bài sau hộ:
Bản tình ca Sông Quê
Chẳng nhân dịp gì, nhưng khi nhớ tới các Anh - những người đã mất - lòng sao kg khỏi nhớ tới những người còn sống!
Cảm thông trước những mối tình dang dở, thậm chí cả những mối tình trái ngang, con tim mình vẫn xao xuyến mỗi lần nghe Thái Châu và Phi Nhung ca bản tình ca Sông Quê của nhạc sỹ Đinh Trầm Ca. Mình mạo muội xin tặng Kỳ Châu - 1 người 'CHUẨN', (mình học đc ở KC nhiều điều qua trang Blog này); Trịnh Minh Phương - người lâu nay ít vào blog (mình biết khi xem 'Lượng độc giả'), lại rất khiêm tốn, và 'chị' Choi (nếu mình nhớ kg nhầm, xin thứ lỗi! người hay hát và hát hay của k ta ấy), tóm lại là tặng các bạn đã và đang từng là 'Ca sỹ' của k14vt và những ai yêu ca nhạc những cảm nhận (lộn xộn) của mình khi nghe bài ca này.
Sông Quê của nhạc sỹ Đinh Trầm Ca - một bản nhạc hay, mang nặng tính dân ca Nam bộ nếu kg muốn nói là hoàn toàn, lời chan chứa tình người, giọng ca sỹ tuyệt cú mèo! - Nghe đi nghe lại kg biết chán. Dù dốt văn chương song mình cứ mạnh dạn viết vài dòng, mong nhận đc Nhận xét, góp ý của mọi người. (Các bạn ưa hay kg, hoặc cho là mình lẩm cẩm trước tuổi thì cứ nên góp ý thẳng nhé, để giúp mình mà!).
Bài ca Sông quê do nhạc sỹ Đinh Trầm Ca sáng tác (có nhiều bài cùng tựa đề) thuộc thể loại Trữ tình, kg chỉ có mô tả con sông quê hương... bên lở bên bồi, mà chính lại là kể về một mối tình bị dang dở. (Quê mình cũng có Con sông như thế!).
Mối tình của đôi bạn trẻ thật là trong sáng, đẹp đẽ, đầy lãng mạn và rất nên thơ:
‘Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ
Làng em bên lở, làng anh ở bên bồi
Mỗi ngày em qua bên này sông đi học
Dưới bến con đò chờ trong bóng mù u.
Nhánh mù u con bướm vàng quanh quẩn
Anh bao chiều tàn thờ thẫn qua sông
Em tan trường về, con đò lên bến lở
Áo lụa như mây bay, ngược gió sông chiều’.
'Chảy tràn trong trí nhớ'! Ôi, hạnh phúc thay khi có một mối tình như vậy! Hai người yêu nhau, ‘quanh quẩn’ bên nhau. Chàng trai chiều nào cũng ‘thờ thẫn’ sang thăm cô gái. Còn cô gái mới đẹp làm sao, thơ mộng làm sao: ‘áo lụa như mây bay, ngược gió sông chiều’.
Nhưng cuộc sống vốn bể dâu, đâu có dễ chiều lòng người! Con tạo luôn xoay vần, mà con người thì nhỏ bé, sao có thể lường trước đc! Chàng trai fải fiêu bạt cùng cát bụi cuộc đời:
‘Con sông quê, bao năm đã lở đã bồi
Đời biển dâu, nên anh cũng dạt quê người’.
Về fần mình, cô gái cũng cũng không thoát khỏi những cơn sóng cuộc đời
‘Sóng đời cuộn trôi, lở rồi sông bên đó
Nhà em đã bỏ làng đi mãi không về
Mỗi ngày bên sông không còn em đi học’
Và lẽ đương nhiên nàng buồn: ‘Ngọn gió reo buồn, buồn trong nhánh mù u’.
Cuộc sống trái ngang, cát bụi đời thường đã chia lìa đôi lứa: ‘Nhánh mù u con bướm vàng không đậu’. Tất cả còn lại chỉ là những kỷ niệm, những nuối tiếc mà thôi: câu ca, con sông, trường làng… và tựu trung lại là ‘nỗi nhớ về nhau đến nao lòng’:
‘Nhánh mù u con bướm vàng không đậu
Câu ca từ thời thơ dại ru sang
Sông quê, trường làng, con đò trên cát lở
Cũng vì em xa (mà) thành điệu nhớ nao lòng’.
Hai từ 'ru sang' mới 'đắt' làm sao!
Một mối tình quá hùng bi!
Thật tiếc thay cho những mối tình như thế!
Honngv 12/7/2012
Ca khúc ‘Sông Quê’
Trả lờiXóaĐinh Trầm Ca,
Hò… ơi…
Sông quê nước chảy đôi bờ
Để anh chín dại mười khờ thương em...
Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ
Làng em bên lở, làng anh ở bên bồi
Mỗi ngày em qua bên này sông đi học
Dưới bến con đò chờ trong bóng mù u.
Nhánh mù u con bướm vàng quanh quẩn
Anh bao chiều tàn thờ thẫn qua sông
Em tan trường về, con đò lên bến lở
Áo lụa như mây bay ngược gió sông chiều.
Ơi con sông quê
bao năm đã lở đã bồi
Đời biển dâu
nên anh cũng dạt quê người.
Chiều nay bỗng nhớ cây mù u
Dòng sông in bóng em chiều thu
Về đây mới biết
bên sông không còn mái nhà ngày xưa!
Sóng đời cuộn trôi, lở rồi sông bên đó
Nhà em đã bỏ làng đi mãi không về
Mỗi ngày bên sông không còn em đi học
Ngọn gió reo buồn (buồn) trong nhánh mù u!
Nhánh mù u con bướm vàng không đậu
Câu ca từ thời thơ dại ru sang
Sông quê, trường làng, con đò trên cát lở
Cũng vì em xa (mà) thành điệu nhớ nao lòng!
Và đây: đường dẫn (link) đến ca khúc Sông Quê, ca sĩ Thái Châu, Phi Nhung trình bày thuộc thể loại Trữ Tình, MP3 - chất lượng 320kb:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=xSvdJCkRqt
Miền Nam giàu sông nước, kinh lạch, nên cùng với đời, thơ Đinh Trầm Ca thật phong phú những tình khúc cận kề với những bến sông, những dòng chảy. Cũng từ nơi đây, anh lượm được những hình ảnh, những hơi thở, những tiếng hát của đời sống kém may mắn. Những hình ảnh thật xác xơ, tội nghiệp, nhớp nhúa, bẩn thỉu, nhưng qua ngôn từ thơ, bỗng nhiên được lột xác để trở thành những vật có linh hồn, sống động một cách chân thành….
Trả lờiXóaVới Đinh Trầm Ca: "Thơ là người tình đầu tiên và người tình ấy dõi theo tôi suốt cả cuộc đời chìm nổi. Nhạc là người tình đem đến sự thăng hoa tột cùng. Không ngạc nhiên khi nhiều nhà thơ gọi tôi là nhạc sĩ, ngược lại nhạc sĩ thì lại gọi tôi là nhà thơ. Cả hai thứ trên cuộc đời này tôi đều... chơi được. Tôi vốn không có duyên được sống và sinh hoạt trong môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng ý thức sáng tạo trỗi dậy mạnh mẽ ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Thời ấy, những bài thơ tôi làm được phổ biến trong bạn bè, rồi viết nhạc cũng chỉ để hát chơi".