Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Rashomon



Rashomon là bộ phim làm nên tên tuổi của Akira Kurokawa.

Trong cơn mưa tầm tã, một nhà sư, một người tiều phu, một người hành khất trú dưới một cái cửa lớn, dột nát: Rashomon. Nhà sư và người tiều phu kể cho người hành khất một sự việc khủng khiếp xảy ra trước đó và về phiên tòa mà họ tham gia với tư cách nhân chứng.

Cảnh đầu. Một võ sĩ đưa người vợ xinh đẹp xuyên qua rừng, gặp nhà sư ở cửa rừng.

Cảnh tiếp theo. Tên cướp ngã ngựa, bị người tiều phu trói lại, mang lên quan phủ. Con ngựa là con ngựa người đàn bà cưỡi lúc gặp nhà sư.

Trên quan trường, mỗi người thuật lại sự việc kể từ khoảnh khắc  găp nhà sư cho đến khoảnh khắc tên cướp bị ngã ngựa. Người võ sĩ bị giết như thế nào. Vợ ông ta bị tên cướp hiếp như thế nào. Vai trò của tên cướp, người đàn bà, nhà sư và tay tiều phu trong cái chết của võ sĩ ra sao. Tuy là cùng một câu chuyện, nhưng ta lại được nghe thuật lại nhiều câu chuyện khác nhau. Mỗi người không có khả năng chấp nhận sự việc xảy ra trong quá khứ, nếu nó chẳng may  làm lộ những gì đê tiện nhất trong mình. Như lúc chơi cờ, khi tướng bị chiếu, ta bắt buộc phải chạy hoặc che tướng, không làm khác được.  Khi thuật lại quá khứ, ai cũng tô hồng vai trò của bản thân mình. Tên cướp giết người võ sĩ, nhưng trong trí nhớ của hắn, đó chỉ là kết cục của một cuộc đo gươm oanh liệt. Trong trí nhớ của người đàn bà, thỉ cả hai kẻ cầm gươm, thực ra đều sợ chết, còn bà chỉ chịu bị nhục sau khi đã chống trả hết sức. Trong trí nhớ của tên cướp, chính bà là người nài nỉ hắn giết chồng bà. Nhưng bà ta lại nhớ khác …
         
                    
 
          
Cái hiện tượng tâm lý này trong tiếng Anh gọi là hiện tượng Rashomon. Mỗi cá nhân nên nhận thức được hiện tượng Rashomon của bản thân mình. Dù rằng, chấp nhận cái xấu xa nhất, cái đê tiện nhất trong bản thân là điều không thể, có nhận thức cũng ngăn ta lại trong ham muốn tô hồng quá khứ.  Cũng nhờ đó ta có một cơ hội để đẩy lùi cái tối tăm trong con người ta đi xa một ít nữa. Nó vẫn còn đó, nó đã thắng ta một lần, nhưng lần sau nó sẽ không thắng ta nữa, ít nhất là không thắng ta bằng cách lần trước. Một cái lợi nữa là bảo vệ rừng. Sách lịch sử mà cứ phải sửa đi sửa lại thì rất tốn giấy. Vì cái mà mấy năm trước tưởng là tô hồng, bây giờ hóa ra lại lem nhem, nên phải xé nó đi mà tô theo hướng khác.
            

1 nhận xét: