Xuôi dòng Ngàn Phố, đến Thịnh Xá (Sơn Thịnh)- Quê ông nội vợ tôi có một ngôi đền cổ làm bằng gỗ với những dấu tích nghệ thuật đặc sắc, ấy là đền Đền Bạch Vân.
Đền cổ Bạch Vân với kiến trúc đậm dấu ấn văn hóa cuối Lê đầu Nguyễn ở thôn Thịnh Xá, xã Sơn Thịnh - Hương Sơn |
Đền do ông Đinh Nho Công lập nên sau ngày ông đậu
Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670) để thờ ông Trần Toản quê ở tỉnh Thanh Hóa
là bạn học của ông, về sau trở thành ngôi đền thiêng của vùng Thịnh Xá
phù hộ cho con cháu bao đời học hành vinh hiển…
Đinh Nho Công ( 1637- ?) người xã Yên Ấp nay thuộc xã Sơn Hòa (Hương Sơn) là người thông minh, có chí đèn sách, 34 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Khoảng năm Nhâm Tuất niên hiệu Chính Hòa (1692) ông giữ chức Tham Chính xứ Sơn Nam, sau được thăng Thiêm đô Ngự sử rồi vì phạm lỗi bị truất xuống Tự Khanh. Sự tích đền Bạch Vân truyền lại, năm ông khoảng 30 tuổi, một hôm nằm mơ thấy mình đang đi cày ở vùng Cồn Lây bỗng gặp một bà lão đi đến, dáng người phúc hậu, thanh nhã, gặp ông bà lão rất đỗi vui mừng nói : “Xin chào ngài Đô Ngự sử” và bảo: “Theo tôi thì Ngài nên về lo việc bút nghiên sẽ tốt hơn, về sau sự nghiệp sẽ hiển hách hơn là đi cày, ở nhà đi cày sẽ phí mất một nhân tài của đất nước”. Nói xong bà lão biến mất. Đinh Nho Công đem kể lại giấc mơ ấy với mẹ mình, bà rất mừng và bảo con nên nghe theo lời của bà lão. Sau đó, Đinh Công nuôi chí đèn sách và ra Thanh Hóa tìm thầy học tập. Ra Thanh Hóa, Đinh Nho Công kết bạn được với một nho sinh học giỏi thông minh lỗi lạc, đó là Trần Toản. Sau 3 năm đèn sách miệt mài cả hai ông đều thi đỗ cử nhân. Trước lúc chia tay, hai người hứa hẹn với nhau về nhà tiếp tục chăm lo học hành để 3 năm sau cùng ra kinh đô Thăng Long dự khoa thi Hội. 3 năm đèn sách trôi qua, sắp đến ngày hẹn Đinh Nho Công nằm mơ thấy mình đang trên đường đi thi, vừa đến Bích Kiều gần chợ Thượng (Đức Thọ) thì gặp Trần Toản cưỡi ngựa trắng đi lên huyện Hương Sơn quê mình. Gặp nhau hai người rất đỗi vui mừng, Trần Toản nói: “Khoa thi này chỉ có mình chú đi thi còn ta đã về trời được hơn một tháng rồi. Bài vở tôi đã soạn cả đang để ở nhà, chú ra gặp nhà tôi mà lấy. Phen này ta mừng cho chú đậu Tiến sĩ, nhưng đậu rồi đừng quên ơn ta. Chú làm cho ta một cái đền ở làng chú để đêm hôm qua lại cho vui”. Tỉnh dậy, Đinh Nho Công cảm thấy rất bàng hoàng về giấc mơ ấy. Sau đó ông ra Thanh Hóa thì quả nhiên đúng như vậy.
Đinh Nho Công ( 1637- ?) người xã Yên Ấp nay thuộc xã Sơn Hòa (Hương Sơn) là người thông minh, có chí đèn sách, 34 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Khoảng năm Nhâm Tuất niên hiệu Chính Hòa (1692) ông giữ chức Tham Chính xứ Sơn Nam, sau được thăng Thiêm đô Ngự sử rồi vì phạm lỗi bị truất xuống Tự Khanh. Sự tích đền Bạch Vân truyền lại, năm ông khoảng 30 tuổi, một hôm nằm mơ thấy mình đang đi cày ở vùng Cồn Lây bỗng gặp một bà lão đi đến, dáng người phúc hậu, thanh nhã, gặp ông bà lão rất đỗi vui mừng nói : “Xin chào ngài Đô Ngự sử” và bảo: “Theo tôi thì Ngài nên về lo việc bút nghiên sẽ tốt hơn, về sau sự nghiệp sẽ hiển hách hơn là đi cày, ở nhà đi cày sẽ phí mất một nhân tài của đất nước”. Nói xong bà lão biến mất. Đinh Nho Công đem kể lại giấc mơ ấy với mẹ mình, bà rất mừng và bảo con nên nghe theo lời của bà lão. Sau đó, Đinh Công nuôi chí đèn sách và ra Thanh Hóa tìm thầy học tập. Ra Thanh Hóa, Đinh Nho Công kết bạn được với một nho sinh học giỏi thông minh lỗi lạc, đó là Trần Toản. Sau 3 năm đèn sách miệt mài cả hai ông đều thi đỗ cử nhân. Trước lúc chia tay, hai người hứa hẹn với nhau về nhà tiếp tục chăm lo học hành để 3 năm sau cùng ra kinh đô Thăng Long dự khoa thi Hội. 3 năm đèn sách trôi qua, sắp đến ngày hẹn Đinh Nho Công nằm mơ thấy mình đang trên đường đi thi, vừa đến Bích Kiều gần chợ Thượng (Đức Thọ) thì gặp Trần Toản cưỡi ngựa trắng đi lên huyện Hương Sơn quê mình. Gặp nhau hai người rất đỗi vui mừng, Trần Toản nói: “Khoa thi này chỉ có mình chú đi thi còn ta đã về trời được hơn một tháng rồi. Bài vở tôi đã soạn cả đang để ở nhà, chú ra gặp nhà tôi mà lấy. Phen này ta mừng cho chú đậu Tiến sĩ, nhưng đậu rồi đừng quên ơn ta. Chú làm cho ta một cái đền ở làng chú để đêm hôm qua lại cho vui”. Tỉnh dậy, Đinh Nho Công cảm thấy rất bàng hoàng về giấc mơ ấy. Sau đó ông ra Thanh Hóa thì quả nhiên đúng như vậy.
Xưa mây trắng dồn tụ dày dặc ở vùng Cồn Mai làng Thịnh Xá Ảnh vanthekt, chụp 30/4/2012. |
Khoa thi năm Canh Tuất (1670) Đinh Nho Công đậu Tiến sĩ, chính trong đêm Vinh quy bái tổ, Đinh Nho Công lại nằm mộng thấy Trần Toản đến làm lễ mừng đại khoa và dặn rằng: “ Ngày mai xuống làng Thịnh Xá thấy đám mây tụ ở đâu thì dựng đền cho ta ở đó để nhớ ơn tình bạn tri kỷ không bao giờ phai”. Sau đó Tiến sĩ Đinh Nho Công thấy một đám mây trắng dồn tụ dày dặc ở vùng Cồn Mai làng Thịnh Xá do vậy ông đã cho xây dựng đền tại đây và đặt tên là Bạch Vân (đền Mây Trắng).
Nội cung, khi tôi đến, đền đang được tu bổ. Ảnh vanthekt, chụp 30/4/2012. |
Ngôi đền ban đầu được làm bằng tranh nứa nhưng về sau được tôn tạo lại khang trang lộng lẫy vào thời kỳ cuối thời Lê đầu đời Nguyễn với ba tòa Thượng điện, Trung điện, Hạ điện và nhà nghĩa thương ở trước đền. Từ đó về sau ngôi đền rất linh thiêng ai đến cầu khoa danh đều được như nguyện ước. Chính con trai của Đinh Nho Công là Đinh Nho Hoàn cũng gặp giấc mơ kỳ lạ sau khi đến làm lễ cầu khoa danh tại đền. Về sau Đinh Nho Hoàn đậu Hoàng giáp khoa thi năm thi Canh Thìn (1700), làm quan Ngự sử trong triều vua Lê Hy Tông. Hoàng giáp Đinh Nho Hoàn còn lưu lại câu đối để nhắc lại sự tích ấy: “Thần bút hà niên hoàng bảng trợ/ Linh từ chung cổ Bạch Vân lưu” (Bút thần năm trước nên bảng vàng/ Đền cổ ngàn năm dấu Bạch Vân).
Phong cảnh làng Thịnh Xá- Trước cổng nhà ông nội, rẽ trái là tới đền Bạch Vân. Ảnh vanthekt, chụp 30/4/2012. |
Dấu xưa hồn thu thảo. Ảnh vanthekt, chụp 30/4/2012. |
Xuôi dòng Ngàn Phố. Ảnh vanthekt, chụp 30/4/2012. |
Cổng chùa Thịnh Xá
Cũng như đền Bạch Vân, chùa Thịnh Xá cũng được chạm trổ công phu, với các đề tài dân gian như lá sen, hoa sen, rùa. Đặc biệt là các đầu dư của 2 gian giữa của chùa, được các nghệ nhân xưa tạo tác rất công phu và có rất có ý đồ, nhằm tạo cho chùa nét đặc sắc, tươi tắn thông qua lối chạm lộng với đề tài là đầu rồng biểu hiện của sự thanh cao của đấng minh quân. Trên các thượng lương, kẻ ngồi, kẻ bẩy, xà dọc cũng được chạm trổ cầu kỳ với các đề tài đầu dơi, chim phượng, ngựa đầu rồng. (nguồn Báo Hà Tĩnh)
bài viết có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được. Làm gì có ông Trần Toản quê Thanh Hóa. Người bạn mà ông Công xây am Bạch Vân sau đền Thịnh Xá là ông Trần Xuân Toàn, bạn học, quê ở làng Văn Giang (hai làng Văn Giang và Thịnh Xá sau 1945 gộp lại thành xã Thịnh Văn, sau 1956 đổi thành xã Sơn Thịnh như hiện nay) Còn đền Thịnh Xá có trước cả ông Đinh Nho Công là đền của làng Thịnh Xá thuộc tổng An Ấp. Ông Đinh Nho Công chi xây am thờ cho ông Trần Xuân Toàn. Khi ông Công mất, làng Thịnh Xá thờ ông trong đền của làng mình. Còn cổng tam quan (còn gọi là nhà tám mái) và đền thờ bên trong cổng là đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh chứ không phải là chùa Thịnh Xá.
Trả lờiXóa