Hai đại lượng được gọi là có tỉ số vàng (hay tỉ lệ vàng) nếu tỉ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỉ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỉ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, một nhà điêu khắc và kiến trúc sư của đền Parthenon.
Bức vẽ nổi tiếng “Vitruvian Man” của danh họa Leonardo da Vinci |
Tỉ lệ vàng là một số vô tỷ và bằng
Tỉ lệ vàng có liên hệ mật thiết với dãy Fibonacci và có nhiều ứng dụng trong nghệ thuật (hội họa), kiến trúc và đời sống.
Đoạn băng sau nói về Tỉ lệ vàng (golden ratio) trên cơ thể người.
Dãy Fibonacci là dãy các số hạng sau:
0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, ...
với quy luật: mỗi số hạng bằng tổng hai số hạng đứng trước, ví dụ 5= 2+3, 8= 5+3,... 144= 55+89.
0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, ...
với quy luật: mỗi số hạng bằng tổng hai số hạng đứng trước, ví dụ 5= 2+3, 8= 5+3,... 144= 55+89.
Nếu chia một số hạng lớn trong dãy với số đứng trước ta có ví dụ 144/89=1,61797752... ≈ 1,618 thương số này gần tỷ số vàng (golden ratio) τ = (√5+1)/2= (2,236067977...+1)/2 = 1,618...,
Tỷ số này sở dĩ được gọi là tỷ số vàng vì được xem như một tỷ số giữa các kích thước có khả năng gây nên một hiệu ứng hài hòa trong nghệ thuật.
Đoạn băng sau nói về Tỉ lệ vàng (golden ratio) trên cơ thể người.
Tỉ số vàng đúng hơn tỉ lệ vàng
Trả lờiXóaSGK cũ xưa viết là tỉ lệ vàng. Nghe rồi quen tai.
Trả lờiXóaĐúng. Tỉ số Vàng.
Cảm ơn ông!