Bấy lâu vẫn thường hiểu cụm từ “hận đồ bàn” là một thán ngữ trong dân gian, ca cẩm lào phào, trong những cuộc nói chuyện.
Sau rồi mới biết đó là tên một bài hát.
Nguyên bài hát này được nhạc sĩ Xuân Tiên sáng tác trước năm 1975 (hình như nay vẫn chưa được phép biểu diễn tại Việt Nam). Người đã từng rất hay trình bày bài này là Chế Linh. Bài hát kể lể nỗi niềm tiếc nhớ trước những dấu vết còn lại của nền văn hóa Chămpa, vẫn còn ghi dấu trên mảnh đất của người Việt.
Năm nay là Tân Mão, tròn 540 năm ngày diễn ra sự kiện lớn có gắn với địa danh Đồ Bàn trong bài hát. Vậy xin kể lể ra như sau.
Năm nay là Tân Mão, tròn 540 năm ngày diễn ra sự kiện lớn có gắn với địa danh Đồ Bàn trong bài hát. Vậy xin kể lể ra như sau.
Địa danh Đồ Bàn (hay Chà Bàn) là phiên âm tiếng Việt, để gọi kinh đô cũ Vijaya của Vương quốc Chămpa. Dấu vết kinh đô ấy nay vẫn còn ở tỉnh Bình Định (đi qua Guảng Ngỡi là vào đến Bình Định. Có dạo 2 tỉnh này là 1, tên gọi là tỉnh Nghĩa Bình).
Theo quan niệm của người Chăm, đầu là nơi hội tụ của trí tuệ do thánh A La ban tặng, mọi người luôn đội khăn, mũ trên đầu |
Chămpa từng là quốc gia láng giềng của Đại Việt, trước khi bị sụp đổ về cơ bản vào năm Tân Mão 1471 bởi cuộc tấn công của vua Lê Thánh Tông. Mùa xuân năm 1471, Lê Thánh Tông, vị vua được xếp vào hàng anh hùng bậc nhất trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, sau khi đạt được một loạt thành tựu cải cách đưa Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực, đã quyết định mở một cuộc tấn công quy mô, hướng vào quốc gia láng giềng Chămpa không mấy thân thiện của mình. Cuộc tấn công này, theo bình luận của D.G.E Hall trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á (NXB Chính trị quốc gia, năm 1997), là đã "giáng một đòn chí mạng vào người láng giềng hay gây chuyện" của Đại Việt. Với sự kiện này, sau gần 500 năm tồn tại và xung đột với Đại Việt (cũng như với các quốc gia của người Khmer ở phía Tây), về cơ bản Chămpa đã không thể gượng dậy được nữa. Tháng 3 năm 1471, sau khi hạ thành Đồ Bàn, bắt vua Chiêm, Lê Thánh Tông đã cho sáp nhập một số vùng đất của Chămpa vào Đại Việt. Lãnh thổ còn lại được chia thành 2 tiểu quốc, phụ thuộc Đại Việt.
Các tiểu quốc đó cũng dần suy vong cùng với công cuộc mở mang của các đời chúa Nguyễn sau này.
.....................
Nhân có lần hỏi chuyện phiếm một bác giảng dạy ngành nhân học, bác ấy chia sẻ quan điểm cho rằng nguyên nhân sụp đổ của Chămpa lúc ấy một phần là do Đại Việt đang ở buổi cực thịnh, phần khác là do nền văn hóa của Chămpa trước đó đã bị khu biệt, rồi dần trở nên suy yếu, dẫn tới việc không thể đứng vững trước sự "tỏa sáng" của người Việt.
Cách tiếp cận ấy để lại nhiều suy nghĩ. Ngẫm lại mới thấy rằng, có lẽ đúng là bản chất của các cuộc chiến tranh, xích mích trong lịch sử là sự xung đột của các nền văn hóa. Văn hóa là tập hợp của thói quen sống (nói theo GS.Trần Quốc Vượng). Mà anh nào chẳng muốn áp đặt thói quen sống của mình lên anh khác. Ở cấp độ quốc gia với nhau, để áp đặt văn hóa, người ta dùng công cụ ngoại giao, kinh tế, và cuối cùng lắm khi là .. nắm đấm, tức quân sự.
.................
Kể về người Chăm, ông cha già Guảng Ngỡi của mình có lần từng nói, điệu hát của người Chăm buồn lắm. Đất Guảng Ngỡi quê choa vẫn còn nhiều nơi ghi dấu nền văn hóa của người Chăm. Điệu hát người Chăm buồn, là do chất liệu làm nên những điệu hát ấy buồn, hay là vì tâm trạng của người hát buồn, nỗi buồn của những người vong quốc ?
................
Âu cũng là cái liễn. Dấu vết thành Đồ Bàn vẫn còn đấy, nhưng anh ca sĩ Chế Linh kia cũng chẳng nên buồn làm gì. Là người dân tộc Chăm, trong bài hát anh cũng đã thể hiện lòng tự hào về vua Chế Bồng Nga của dân tộc anh đấy thôi. Ngài ấy cũng vượt biển mà xộc thẳng vào Thăng Long vài bận, khiến hậu duệ của nhà Trần anh hùng thế cũng phải chạy re kèn. Nếu không có chiến thắng của Trần Khát Chân, tiêu diệt được Chế Bồng Nga, thì người Chăm có dừng lại không ?!
May mắn cho người Việt, nền văn hóa Việt đã luôn có sức sống mãnh liệt.
Và người Việt đã luôn đứng vững trước nhiều cơn sóng gió, phải chăng cũng là vì sức sống của nền văn hóa ấy ?
...........
Ta hẹn một ngày về tới vùng đất cũ người Chăm, cũng gần quê ta thôi, tận mắt ngắm tháp Chàm trong nắng chiều, để cảm nhận tiếng vọng từ lịch sử, kể lể nỗi niềm những người anh hùng đã khuất.
Ngẫm rằng trong một cuộc sinh tồn tiến hóa bất tận, tổ tiên người Việt đã vượt lên, có lẽ, đó đã là sự sắp đặt của số phận !
Trương Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét