Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Xa khơi

Hai chị em, Borovikovsky, Vladimir (1757-1825)
Nhạc sĩ Nguyễn tài Tuệ viết ‘Xa khơi’ khoảng sau khi kết thúc Kháng chiến, đất nước chia đôi. Cấu tứ bài hình thành lúc ông đi thực tế tại miền Trung.
Thời đó, khó khăn chồng chất khó khăn, đất nước chia cắt đôi miền. Cảnh chiều chiều, vợ ra bến ngóng chồng, ông ra  bờ sông vời cháu. Những đôi trai gái chưa kịp cưới nhau đã phải chia lìa và cứ mỗi chiều đứng bên này khoát nón sang bên kia gọi nhau mà không thể gần nhau được. Thời chia cắt đó, đâu có thi vị, ấm lòng, an ủi như ‘quân tại Tương giang đầu, thiếp tại Tương giang vỹ…’. Ở đây, chỉ hai bờ mà muôn trùng cách trở.
Năm 1962, viết ca khúc này, tham dự cuộc thi, bị đánh giá là thiếu tính tư tưởng, thiếu tính sản xuất, ông cũng bị kiểm điểm, chỉ trích. Nhưng khi phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam với giọng hát Tân Nhân, ca khúc lại được lòng người chào đón. Mãi đến sau năm 1975, ‘Xa khơi’ mới được phổ biến rộng rãi.
Ca khúc viết cho giọng nữ cao, mang chất dân ca Trung Bộ, do đó chỉ được các nữ ca sĩ thể hiện. Đây được coi là ca khúc kinh điển của thanh nhạc, nhiều ca sĩ đã thể hiện ca khúc này như Tân Nhân, Thanh Huyền, Hương Loan, Tường Vi, Lê Dung ...


Nghệ sĩ Tân Nhân
Tân Nhân được nhiều người coi là ca sĩ đã thể hiện ‘Xa khơi’ thành công nhất.
       
Năm 1972, A trưởng trinh sát Đào Ngọc Liễn của mình, đệm đàn hát Xa khơi trong rừng già Như Xuân Thanh Hóa, cả trăm quân, C21 lặng đi trong bồi hồi, mong ước... Chỉ nghe mấy phút, rồi sau đó bảy thằng lính tiểu đội ngồi kiểm thảo Anh. Sau 1975, khi dạy ở ĐHNN Hà nội, anh nói vẫn ‘Xa khơi’. Bây giờ, hưu rồi, anh hãy hát, hãy nghe trong không gian ảo thơ mộng này. Ngày 19 tháng 12, đại đội mình gặp nhau, lại nữa 'Xa khơi' anh nhé! Không ai góp ý đâu mà ngại.
       
Tôi vẫn thích nghe Xa khơi của giọng hát thời bom đạn, mà chỉ trong tiếng piano réo rắt, như thấy ‘cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe’ của biển trời ‘đêm thở sao lùa…’ thấm đượm khát khao thời trai trẻ. Sau này nghe ‘Sao Mai’ hát, nhạc thời ‘số hóa’ cảm giác thấy đầy đủ quá, như là cỗ bàn đám cưới.

          
Xa khơi, bài hát của một thời và mãi mãi.

           

Tiếng hát Tân Nhân


Tiếng hát Tường Vi

2 nhận xét:

  1. Những năm đầu thập niên 70 của... thế kỷ trước HG còn là sinh viên. HG có một cô bạn tên Luồng hát “Xa khơi” hay nhất...đám con gái trong lớp, bạn có biệt danh là Tân Luông, biệt danh này do thầy chủ nhiệm đặt.

    Trả lờiXóa
  2. Bài hát này chỉ là thể hiện cho đông đảo nỗi khát khao thể hiện.
    Tôi ghi lại làm kỷ niệm. Mọi người đều có cái chung trong đó, còn cảm xúc riêng thì thế hệ chúng mình không thật sâu nặng, chứ không phái là vô cảm.
    Chúc HG đầu tuần vui vẻ!

    Trả lờiXóa